Các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Các thành phần kinh tế

3.2.2.1. Ngành Công nghiệp

Trong giai đoạn 2011- 2013, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự năng động, nhạy bén của các thành phần kinh tế cùng vào cuộc đã thúc đẩy ngành công nghiệp Thành phố phát triển với tốc độ nhanh, nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu đề ra đến năm 2010. Công nghiệp đã trở thành một trong những ngành kiến tạo kinh tế của Thành phố, góp phần tăng thêm của cải vật chất, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Thành phố đã tập trung lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển công nghiệp, dịch vụ, khai thác mọi nguồn lực đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, quy hoạch phát triển KT-XH. Điểm nhấn trong thu hút đầu tƣ của Thành phố Vĩnh Yên là lấy GPMB - CCHC làm khâu đột phá, nhờ vậy, các khu, cụm công nghiệp đã có 90-100% các dự án đi vào sản xuất, không ngừng mở rộng đầu tƣ, hiệu quả. Nếu nhƣ năm 2010 trong cơ cấu kinh tế của Thành phố, ngành công nghiệp- xây dựng mới chỉ chiếm tỷ trọng là 35,8% thì đến năm 2012, tỷ trọng ngành công nghiệp -xây dựng đã chiếm 46,7% và đến năm 2013 là 42,6%. Tổng giá trị sản xuất của ngành ƣớc đạt trên 7.800 triệu đồng, bằng 108,7% kế hoạch, tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Hiện nay, Thành phố có 1.159 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có trên 30 dự án vốn FDI tập trung chính ở hai khu công nghiệp là Khai Quang và Lai Sơn, giải quyết hàng vạn lao động trên địa bàn và các vùng lân cận với thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Ngoài ra, còn các cụm phát triển kinh tế nằm rải rác ở các xã, phƣờng: Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp phục vụ cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ.

So sánh tốc độ tăng giá trị sản xuất của các khu vực với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho thấy, từ năm 2011-2013, khu vực công nghiệp - xây dựng có đóng góp lớn nhất (11,6%), thứ nhì là khu vực dịch vụ có đóng góp 10,9%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố

Đơn vị: %, giá thực tế

Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng (giảm) năm 2011 so với 2013 Đóng góp vào tăng GTSX (%) Tổng số 100 100,0 100,0 100,0 0 22,7

Nông, lâm, thủy sản 12,0 4,4 2,9 2,47 -2,0 0,2

Công nghiệp - XD 35,8 52,8 54,4 52,42 1,7 11,6

Dịch vụ 52,2 42,8 42,8 45,11 0,3 10,9

Nguồn: Số liệu phòng Thống kê, UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.2.2. Ngành thương mại - dịch vụ

Hoạt động dịch vụ của Thành phố trong những năm qua phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Hoạt động thƣơng mại đa dạng, các hoạt động kinh doanh, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ vào các dự án lớn. Đến nay, khu vực dịch vụ đã thu đƣợc nhiều kết quả tích cực, thể hiện trên một số chỉ tiêu chủ yếu nhƣ sau:

- Về qui mô: Đã có nhiều loại hình dịch vụ đƣợc hình thành và phát triển, số hộ kinh doanh thƣơng nghiệp, khách sạn nhà hàng, du lịch và dịch vụ tăng nhanh. Năm 2013 ƣớc tính có khoảng 5.000 hộ, gấp 1,3 lần năm 2010.

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ năm 2013 chiếm 24,2% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, tăng 0,8 điểm phần trăm so với năm 2010. Năm 2013, ƣớc tính, tỷ trọng dịch vụ chiếm 45,11% tổng GTGT, tăng 2,28 điểm %, so với năm 2010.

- Đầu tƣ xây dựng, cải tạo các chợ trung tâm Thành phố, chợ Bảo Sơn và chợ Đồng Tâm, đầu tƣ nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tƣ vào các dự án lớn: khu vui chơi giải trí Nam Đầm Vạc, khu đô thị Chùa Hà, khu du lịch bắc Đầm Vạc;

- Khu dịch vụ Trại Ổi bƣớc đầu đã đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy dịch vụ Thành phố phát triển và đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.

- Dịch vụ kinh doanh vận tải, tín dụng, ngân hàng, điện lực, bƣu chính viễn thông phát triển nhanh đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay Thành phố đã đảm bảo cung cấp 100% hộ dân có điện, 50,7% số hộ đƣợc cung cấp nƣớc máy, 49,3% số hộ sử dụng nƣớc giếng khoan, bình quân đạt 16 máy điện thoại cố định trên 100 dân.

Thành phố đã quy hoạch các khu trung tâm thƣơng mại lớn, siêu thị BigC, siêu thị điện máy HC, Sài Gòn Max..., khu vui chơi giải trí Sông Hồng Thủ Đô, các khu đô thị chùa Hà Tiên. Bên cạnh đó, để thu hút tốt đầu tƣ, Thành phố tạo đƣợc sự đồng thuận, đảm bảo tính thống nhất cao trong Ban chấp hành Đảng bộ và cả hệ thống chính trị. Đến nay, Vĩnh Yên đã thu hút nhiều dự án vào đầu tƣ phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị, hạ tầng đô thị với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng; trong đó, có nhiều dự án cho ra sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của khu vực dịch vụ còn một số hạn chế:

- Về thƣơng mại: chƣa tạo đƣợc thị trƣờng bán buôn có uy tín, chƣa phát huy đƣợc vai trò là thị trƣờng trung chuyển hàng hóa trong tỉnh và các vùng lân cận. Việc triển khai xây dựng các trung tâm thƣơng mại, các chợ trên địa bàn các phƣờng còn chậm.

- Tốc độ thực hiện quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng còn chậm ở các khu: Khu du lịch Đầm Vạc, khu vui chơi giải trí, hồ du lịch Khai Quang, Khu Trung tâm thể thao của tỉnh,…

- Kinh tế du lịch phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, việc triển khai thu hút các dự án đầu tƣ vào các điểm có tiềm năng phát triển du lịch còn chậm.

Nguyên nhân chủ yếu của những mặt còn tồn tại trên là do việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ; sức mua của nhân dân còn hạn chế, thói quen kinh doanh nhỏ chƣa thực sự chuyển biến kịp thời trong một bộ phận thƣơng nhân trên địa bàn....

Năm 2013, ngành thƣơng mại- dịch vụ đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố và chiếm tỷ trọng là 55,7%, với tổng giá trị sản xuất ƣớc đạt gần 3.600 triệu đồng và trở thành ngành có mức tăng trƣởng ổn định và cao nhất trong ba ngành kinh tế của Thành phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.2.3. Sản xuất nông, lâm, thủy sản

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số giá trị sản xuất cũng nhƣ giá trị gia tăng của Thành phố Vĩnh Yên (2013 chiếm khoảng 1,3% tổng GTSX và khoảng 2,47 % tổng GTGT). Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 đạt 79,07 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994), tăng lên 98 tỷ đồng, GTGT tăng từ 44,33 tỷ đồng năm 2010 lên 55 tỷ đồng năm 2013, tăng bình quân 4,41%/năm, nhanh hơn tốc độ tăng GTSX, do nông nghiệp đã khai thác đƣợc lợi thế nông nghiệp đô thị, đó là:

- Trong giai đoạn 2011 -2013, Thành phố đã thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ thuỷ lợi, đƣờng giao thông, công trình điện và tăng cƣờng đƣa khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đô thị, tăng diện tích cây có giá trị hàng hoá cao nhƣ: rau xanh, đậu tƣơng, lạc; Diện tích rau xanh tăng từ 310 ha năm 2010 lên 400ha năm 2013.

Đối với đất vƣờn đồi, Thành phố chủ trƣơng thực hiện chƣơng trình cải tạo vƣờn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Chuyển dịch cây trồng trên đất lâm nghiệp cũng đƣợc đẩy mạnh, hầu hết rừng trồng bạch đàn đƣợc thay thế bằng các loại cây ăn quả giống mới có chất lƣợng cao nhƣ vải, nhãn, xoài, na. Diện tích trồng mới cây ăn quả tăng thêm khoảng 24 ha/năm.

* Cơ sở kinh tế cá thể

Theo kết quả điều tra của Phòng Thống kê Thành phố, năm 2013 toàn Thành phố có khoảng 6.423 cơ sở kinh tế cá thể, trong đó cơ sở thƣơng mại-khách sạn - nhà hàng chiếm 54,1%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Số lƣợng cơ sở kinh tế cá thể phân theo ngành thống kê Nông - lâm nghiệp - thủy sản

ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số Cơ sở 5013 6073 6423 6675 Trong đó: - CN nt 859 1015 1011 1049 - Xây dựng, vận tải nt 2818 576 603 634 - TM, khách SNH nt 1336 3311 3478 3604 - Các loại khác nt 1171 1251 1388 Tổng số (% ) % 100 100 100 100 Trong đó: - CN % 17,1 16,7 15,7 15,7 - Xây dựng, vận tải % 56,2 9,5 9,4 9,5 - TM, khách SNH % 26,7 54,5 54,1 54,0 - Các loại khác % 0,0 19,3 19,5 20,8

Nguồn: Số liệu 2010 - 2013 lấy từ Phòng Thống Kê, UBND Thành phố Vĩnh Yên

Mức độ tập trung cao của các doanh nghiệp trên địa bàn là dấu hiệu cho thấy môi trƣờng kinh doanh của Thành phố đã đƣợc các nhà đầu tƣ tin cậy.

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế Thành phố Vĩnh Yên qua các năm

Đơn vị tính: (%) Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 MTĐH nhiệm kỳ 2010-2015 1. Dịch vụ 48.34 48,16 51,34 55,1 53,9 2. Công nghiệp- XD 49.56 49,74 46,73 43,2 44,9 3. Nông,lâm, thủy sản 2.10 2,10 1,93 1,7 1,2

Nguồn: Số liệu của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và Phòng Thống Kê Thành phố

Vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nƣớc, năm 2011, 2012 và năm 2013 Vĩnh Yên đã có những bứt phá ngoạn mục trong phát triển kinh tế - xã hội: GDP tăng 7,8%, thu ngân sách đạt trên 2.000 tỷ đồng (năm 2013). Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 2011-2013 đạt 18%/năm, trong đó dịch vụ tăng 26,4%; công nghiệp- xây dựng tăng 7,3%; nông- lâm nghiệp- thủy sản tăng 4,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng: Dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiếm 55,1%, Công nghiệp - xây dựng chiếm 43,2%, nông - lâm nghiệp, thủy sản còn 1,7%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 85,3triệu đồng/ngƣời/năm. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã đƣợc bảo đảm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,81%...

Hình 3.1. Một góc thành phố Vĩnh Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước tại phòng Tài chính Kế hoạch trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)