5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Hoàn thiện về công tác tổ chức thẩm định
Quá trình thẩm định dự án đầu tƣ đóng vai trò rất quan trọng, nó quyết định các tiến trình thẩm định dự án đầu tƣ vì vậy quá trình này phải đảm bảo đầy đủ về các yêu cầu về mức độ chính xác, tính khách quan, tính hợp lý, hợp lệ theo quy định của nhà nƣớc và phải tập trung vào nội dung cơ bản của dự án, tránh việc thẩm định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mang tính chất qua loa mà phải tính toán, thẩm định một cách kỹ lƣỡng để việc thẩm định dự án mang lại đƣợc hiệu quả cao sau khi thẩm định dự án.
Trong quá trình thực hiện tổ chức thẩm định dự án yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ làm công tác thẩm định, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức tƣ vấn, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cán bộ kỹ thuật, cán bộ thẩm định dự án và phải làm tốt các khâu tránh để tình trạng xẩy ra sai xót, nhầm lẫn dẫn đến việc thẩm định dự án bị sai lệch, ảnh hƣởng đến việc phê duyệt dự toán đầu tƣ.
4.2.5. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư
Nội dung thẩm định chính là cơ sở quan trọng nhất để đƣa ra đƣợc những đánh giá, nhận xét về dự án. Để đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy của những nhận xét, đánh giá này, nội dung thẩm định cần phải khách quan, toàn diện và chuẩn xác. Vì trong trƣờng hợp ngƣợc lại, nội dung thẩm định không đầy đủ, những nhận định không có căn cứ, chất lƣợng thẩm định không đảm bảo, khó tránh khỏi sự lựa chọn và quyết định sai lầm. Hoàn thiện nội dung thẩm định cần làm rõ một số vấn đề nhƣ sau:
Một là, nội dung thẩm định cần khách quan, toàn diện, không chỉ dựa trên
những ý tƣởng của tổ chức tƣ vấn, lập dự án. Bên cạnh những nội dung đƣợc trình bày trong Hồ sơ dự án, cán bộ thực hiện cần có tính độc lập, đảm bảo những phân tích, đánh giá là trung thực qua việc tự khảo sát, thu thập số liệu và xử lý thông tin một cách chuyên nghiệp. Thẩm định sẽ không dừng lại ở việc kiểm tra, rà soát mà còn cần có những kiến nghị, đề xuất riêngvề tính hiệu quả và khả thi của dự án. Có vậy mới hoàn thiện đƣợc vai trò, chức năng của công tác này.
Hai là, nội dung thẩm định cần có các yêu cầu trong từng giai đoạn đánh giá
và lựa chọn dự án, cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể một số nội dung nhƣ: Sự cần thiết đầu tƣ, Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án... tránh chung chung, hình thức; cũng nhƣ trong thẩm định không chỉ dựa trên các phƣơng án đã đƣợc trình bày một cách quy lát trong Hồ sơ mà đòi hỏi phải xem xét toàn bộ những quy trình, căn cứ để thiết lập phƣơng án đó, nhƣ:
- Việc xác định quy mô dự án, tổng mức đầu tƣ dựa trên quy trình, thủ tục các bƣớc nhƣ thế nào? căn cứ để tính toán có phù hợp và đảm bảo chính xác không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ba là, cần có sự xem xét kỹ lƣỡng những nội dung mang tính đặc thù của dự
án đầu tƣ xây dựng. Tiêu biểu là:
- Thẩm định kỹ tính khả thi của phƣơng án bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng: Đây là một nội dung vô cùng quan trọng, yếu tố gắn liền với đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là các dự án ngành giao thông. Trong khi thực tế, vấn đề này lại là khâu yếu nhất trong thẩm định cũng nhƣ quy trình triển khai thực hiện, ảnh hƣởng không nhỏ đến cả tiến độ và tổng mức đầu tƣ của dự án. Vì vậy, thẩm định kỹ nội dung này, yêu cầu làm rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa các bên tham gia giải quyết, đảm bảo tính khả thi của phƣơng án thực hiện.
- Thẩm định kỹ các phƣơng án huy động vốn - yếu tố tiên quyết đối với mỗi dự án: cần xem xét, đánh giá khách quan về phƣơng án này, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý ngân sách, phát huy hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ và tính khả thi về nguồn lực đáp ứng đúng tiến độ của dự án.
- Thẩm định kỹ các chỉ tiêu tài chính dự án: cần quan tâm một cách đồng bộ đến Hệ thống các chỉ tiêu. Ngoài các chỉ tiêu chủ yếu nhƣ NPV, IRR, T cần đề cập thêm các chỉ tiêu BCR, Điểm hoà vốn...để đánh giá đầy đủ, toàn diện về hiệu quả tài chính của dự án. Đồng thời cũng cần xác định “khoảng hiệu quả” đối với từng chỉ tiêu đó. Cũng nhƣ quan tâm đến những biến động của môi trƣờng bên ngoài, những rủi ro có thể xảy ra: nhƣ yếu tố lạm phát, mặc dù khi tính toán NPV không bị ảnh hƣởng (chỉ làm thay đổi dòng tiền hàng năm và nhu cầu cấp vốn) song cũng cần xem xét đến những yếu tố này, hay một số thay đổi của thị trƣờng nhƣ tỷ giá hối đoái, lãi suất Ngân hàng... để đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn về dự án.
- Đối với nội dung thẩm định kinh tế - xã hội của dự án: Đây là một vấn đề phức tạp cả trong lý luận và thực tiễn. Thẩm định dự án đầu tƣ ở Việt Nam hiện nay cũng mới dừng lại ở một số chỉ tiêu đơn giản nhƣ: Số lao động có việc làm, mức độ đóng góp cho Ngân sách, tác động đến môi trƣờng, an sinh xã hội... và còn mang nhiều tính chất định tính. Vì vậy, để công tác thẩm định dự án đầu tƣ đảm bảo đƣợc những yêu cầu đặt ra, cần thiết phải xem xét, đánh giá có căn cứ và chính xác về nội dung này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xác định dòng thu và dòng chi của dự án đứng trên góc độ toàn nền kinh tế. - Xác định mức giá kinh tế để tính toán: Giá kinh tế = Giá tài chính * Hệ số chuyển đổi.
- Xác định tỷ suất chiết khấu xã hội để tính cho các dòng tiền.
Vì vậy các công việc cần thiết là: xác định chính xác đâu là dòng thu, dòng chi thực sự của dự án, hệ số chuyển đổi đối với từng nội dung đó và tỷ suất chiết khấu xã hội phù hợp nhất.
Bốn là, nội dung thẩm định cũng cần có những ƣu tiên hoặc bắt buộc riêng
đối với từng loại công trình trong từng điều kiện cụ thể. Điều này xuất phát từ thực tế đã đƣợc đề cập: một số quy định còn mang tính tập trung, từ trên xuống, nên còn chƣa sát. Trong trƣờng hợp áp dụng triệt để thì ở cấp cơ sở khó đạt đƣợc những yêu cầu này, còn để đáp ứng đƣợc các nhu cầu đầu tƣ xây dựng (Dự án đƣợc thực hiện) thì hiệu lực của quy định đó lại chƣa thật đảm bảo. Do vậy, để khắc phục cả hai hƣớng tiêu cực này, cần thiết đổi mới sao cho quy định có tính thực tế hơn. Ví dụ nhƣ: yêu cầu, đòi hỏi trong các giải pháp phòng chống cháy nổ, các yếu tố ảnh hƣởng đến quốc phòng an ninh, môi trƣờng (trong nội dung xem xét đảm bảo tính khả thi của dự án) sẽ khác nhau tuỳ vào đặc điểm công trình xây dựng giao thông. Hay các điều kiện về năng lực hoạt động của tổ chức tƣ vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tƣ cũng cần phù hợp hơn đối với mỗi dự án.
4.2.6. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Cùng với các yếu tố về quy trình tổ chức thực hiện và các nội dung trong quá trình xem xét, đánh giá; phƣơng pháp thẩm định cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lƣợng, hiệu quả thẩm định dự án. Với nguồn thông tin đáng tin cậy, sự kết hợp giữa các phƣơng pháp khoa học, hiện đại với kinh nghiệm thực tế trong thẩm định các dự án đầu tƣ sẽ đảm bảo cho việc phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, toàn diện, chính xác và kịp thời. Hoàn thiện phƣơng pháp thẩm định tập trung vào:
Một là, lựa chọn phƣơng pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung của dự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ sự đổi mới trong nhận thức về thẩm định dự án đó là: Thẩm định dự án không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án thông qua so sánh, đối chiếu với các văn bản pháp quy, mà cần có đƣợc nhận xét, đánh giá cụ thể, những đề xuất, kiến nghị riêng trong từng nội dung của dự án. Do vậy, phƣơng pháp thẩm định không chỉ là phƣơng pháp so sánh chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự mà còn cần có sự kết hợp sử dụng những phƣơng pháp hiện đại hơn: dự báo, phân tích độ nhạy và triệt tiêu rủi ro.
Về cơ bản khi lựa chọn phƣơng pháp thẩm định phải lƣu ý đến: sự đảm bảo đáp ứng đƣợc những yêu cầu, quy định của Nhà nƣớc; phƣơng pháp đƣợc lựa chọn là tối ƣu trong các phƣơng pháp đƣa ra và cần thiết phải phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và trình độ của cán bộ thực hiện.
- Đối với phƣơng pháp so sánh: khi áp dụng cần hiểu rõ các cơ sở,căm cứ để tính toán, so sánh. Đặc biệt trong khi thực hiện đối với các dự án tƣơng tự đã và đang hoạt động, cần tránh chủ quan, máy móc (những thông tin đó chỉ mang tính chất tham khảo, cần thiết phải quan tâm đến những điều kiện, đặc thù riêng của dự án)
- Đối với phƣơng pháp phân tích độ nhạy dự án: nhìn chung, đây là phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm, giúp phát hiện đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của dự án, từ đó có những đánh giá đáng tin cậy về triển vọng thực sự của dự án cũng nhƣ những biện pháp thích hợp trƣớc những tình huống đặt ra. Tuy nhiên, để phƣơng pháp thực sự hiệu quả đòi hỏi cần phải lựa chọn đƣợc thông số nào là phù hợp với đặc điểm của dự án và yêu cầu của quá trình phân tích.
- Cần tiếp cận và vận dụng phƣơng pháp phân tích lợi ích và chi phí kinh tế trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Đối với việc sử dụng các phƣơng pháp, cần thiết lập một số phƣơng án, không nên dừng lại cục bộ một phƣơng án, cũng nhƣ không chỉ chú trọng đến một dự án cụ thể mà phải xem xét, đánh giá trong mối quan hệ với các dự án cùng quy mô và tính chất.
Hai là, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi công tác thẩm định
dự án đầu tƣ phải ngày càng phù hợp hơn với các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế. Vì vậy, cần tăng cƣờng áp dụng các mô hình và phƣơng pháp phân tích hiện đại để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đánh giá và lựa chọn dự án, không còn là hƣớng tiếp cận mà phải thực sự phát huy đƣợc hiệu quả của những phƣơng pháp đó mới có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu trong điều kiện mới.
4.3. Điều kiện thực hiện để giải pháp trên thực hiện đƣợc, tác giả có một số kiến nghị sau đây kiến nghị sau đây
4.3.1. Đối với thành phố Vĩnh Yên
4.3.1.1. Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ
- Về năng lực của đội ngũ thẩm định: Trong công tác thẩm định dự án, đội
ngũ cán bộ chính là những ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công việc và quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả dự án (do có ảnh hƣởng nhiều đến cả quy trình, nội dung và phƣơng pháp thẩm định). Điều đó đòi hỏi cán bộ chuyên trách phải có sự am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn phải vững vàng, thành thạo, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Vì vậy cần thiết phải quan tâm đến chất lƣợng của đội ngũ thẩm định dƣới nhiều cách thức khác nhau.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định theo các chuyên đề về: pháp luật, kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ phù hợp với yêu cầu thẩm định; từng bƣớc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thẩm định.
- Có chính sách ƣu đãi, khuyến khích những sáng kiến, đề xuất, nghiên cứu có giá trị, cũng nhƣ ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc; cùng với đó cơ chế kiểm soát, quản lý cũng cần phải chặt chẽ hơn, gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện.
- Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tƣ vấn, thẩm định dự án đảm bảo công bằng và hiệu quả trên cơ sở phân công và phối hợp thẩm định một cách chặt chẽ theo pháp luật.
4.3.1.2. kiến nghị hoàn thiện và bổ sung cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng
- Trong điều hành kế hoạch đầu tƣ hàng năm cụ thể đã có thay đổi căn bản trong việc quyết định phê duyệt dự án, phân bổ sử dụng nguồn vốn cho các dự án đầu tƣ, đặc biệt là các Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng công tác quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN và vốn trái phiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về vấn đề xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản.
Với cơ chế mới này, hiện các bộ trƣởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đƣợc phép quyết định đầu tƣ dự án khi nguồn vốn đƣợc cấp có thẩm quyền thẩm tra; nguồn vốn trung ƣơng gồm vốn cho các bộ và vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phƣơng đƣợc cơ quan tổng hợp ở trung ƣơng thẩm tra, soát xét kỹ trƣớc khi triển khai hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng bố trí dàn trải; bố trí vốn xử lý nợ đọng là một tiêu chí trong kế hoạch đầu tƣ hàng năm của các cấp với mục tiêu đến 2015 xử lý xong nợ đọng xây dựng cơ bản. Riêng đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã đƣợc thông báo cho giai đoạn 2011-2015, căn cứ hạn mức của cả giai đoạn giúp các bộ, địa phƣơng có sự chủ động trong điều chỉnh kế hoạch triển khai cụ thể của từng dự án phù hợp thức tế.
4.3.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư cho phòng Tài chính kế hoạch UBND thành phố Vĩnh Yên
Để phần nào khắc phục những tồn tại trên, đồng thời, nhằm nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ và quản lý tại các dự án, trong thời gian tới, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhƣ sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý. Cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; Luật Ngân sách nhà nƣớc, ban hành Luật Ðầu tƣ công) về phân cấp, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung, đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng bộ nói riêng. Kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ không phù hợp; Chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; Phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp trách nhiệm... cần phải đƣợc đẩy mạnh. Đặc biệt, trong Luật Xây dựng cần quy định rõ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu về quản lý dự án, ai có sai phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đồng thời, các bộ, ngành liên quan cần rà soát để hoàn thiện hệ thống văn