Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 59)

Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu quan trọng có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Hiệu quả sử dụng vốn trƣớc tiên đƣợc đánh giá tổng quát bằng hiệu quả sử dụng tổng vốn qua các năm thông qua việc tính toán và đánh giá hiệu suất sử dụng tổng vốn (hệ số quay vòng vốn) và sức sinh lời của tổng vốn (ROA). Các chỉ tiêu này là thƣớc đo hàng đầu đánh giá hiệu năng sử dụng vốn và tính sinh lời của quá trình sử dụng vốn.

Căn cứ vào số liệu từ Bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD của công ty năm 2009, 2010, 2011, qua các tính toán ta lập đƣợc bảng sau:

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 45

Bảng 2.4: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty

Chỉ tiêu Đvt Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010

± % ± %

1. Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân Đồng 20.906.468.821 25.900.886.396 27.412.401.015 +4.994.417.575 +23,89 +1.511.514.619 +5,84 2. Khoản phải thu bình quân Đồng 48.089.036.590 55.105.692.408 55.114.888.905 +7.016.655.818 +14,59 +9.196.497 +0,02 3. Hàng tồn kho bình quân Đồng 23.768.934.845 27.765.435.380 18.063.662.569 +3.996.500.535 +16,81 -9.701.772.811 -34,94 4. Tổng vốn bình quân Đồng 104.234.267.859 123.973.885.920 116.152.161.489 +19.739.618.061 +18,94 -7.821.724.432 -6,31 5. Giá vốn hàng bán Đồng 728.116.677.699 895.021.840.209 1.039.138.089.587 +166.905.162.510 +22,92 +144.116.249.378 +16,10 6. Doanh thu thuần Đồng 762.454.711.907 920.956.851.013 1.084.268.630.349 +158.502.139.106 +20,79 +163.311.779.336 +17,73 7. Lợi nhuận sau thuế Đồng 13.990.983.317 7.150.675.249 12.103.396.990 -6.840.308.068 -48,89 +4.952.721.741 +69,26

8. Số vòng quay hàng tồn kho (8=5/3) Vòng 30,63 32,24 57,53 +1,61 +25,29

9. Số vòng quay nợ phải thu (9=6/2) Vòng 15,86 16,71 22,59 +0,85 +5,88

10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (10=6/1) Lần 36,47 35,56 39,55 -0,91 +3,99

11. Hệ số quay vòng vốn (11=6/4) Lần 7,31 7,43 9,33 +0,12 +1,90

12. Sức sinh lời của DTT (12=7/6*100) % 1,83 0,78 1,12 -1,05 +0,34

13. Sức sinh lời của tổng vốn (ROA)

(13=7/4*100) % 13,42 5,77 10,42 -7,65 +4,65

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 46

Trƣớc hết, ta đánh giá hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm thông qua chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn để thấy đƣợc mức độ sử dụng vốn của công ty. Từ những số liệu ở bảng phân tích trên ta thấy rằng hệ số quay vòng vốn của công ty ở năm 2009 là 7,31 lần, ở năm 2010 là 7,43 lầntức tăng 0,12 lần so với năm 2009; còn hệ số quay vòng vốn ở năm 2011 là 9,33 lần, tức tăng 1,9 lần so với năm 2010. Nhƣ vậy, ta có thể đánh giá một cách khái quát rằng hiệu suất sử dụng vốn của công ty đã liên tục tăng trong 3 năm qua, tốc độ luân chuyển của vốn ngày càng tăng, hay nói cách khác vốn quay đƣợc ngày càng nhiều vòng hơn qua các kỳ kinh doanh. Và đây là một dấu hiệu tốt góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tiếp theo, ta sẽ đánh giá sức sinh lời của tổng vốn qua các năm.Đây là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Và qua bảng phân tích trên ta nhận thấy rằng sức sinh lời của tổng vốn đã giảm mạnh ở năm 2010 so với năm 2009 nhƣng sang năm 2011 sức sinh lời của vốn đã tăng lên so với năm 2010. Cụ thể, sức sinh lời của tổng vốn đã giảm từ 13,42% ở năm 2009 xuống chỉ còn 5,77% ở năm 2010 và nhƣng đến năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này đã tăng thêm 4,65% so với năm 2010 và đạt sức sinh lời là 10,42%. Nhƣ vậy, ở năm 2009 cứ 100 đồng vốn đem đầu tƣ tham gia vào hoạt động SXKD của công ty thì tạo ra đƣợc 13,42 đồng LNST; nhƣng cũng 100 đồng vốn đầu tƣ vào công ty ở năm 2010 thì chỉ tạo ra đƣợc 5,77 đồng LNST, tức giảm tới 7,65 đồng so với năm 2009. Tuy nhiên, ở năm 2011 cứ 100 đồng vốn đầu tƣ vào công ty thì tạo ra đƣợc 10,42 đồng LNST. Trong khi đó, ở năm 2010 cũng 100 đồng vốn đó khi đƣợc đầu tƣ vào công ty thì thu đƣợc 5,77 đồng LNST, tức là ở năm 2011 đã tăng đƣợc 4,65 đồng so với năm 2010. Từ những phân tích trên ta có thể nhận định một cách khái quát rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm sút nghiêm trọng ở năm 2010 nhƣng đến năm 2011 mặc dù sức sinh lời của tổng vốn vẫn thấp hơn so với năm 2009 nhƣng công ty đã phần nào nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của mình so với năm 2010. Điều này cũng cho thấy những nổ lực của công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn trong năm 2011.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 47

Biến động của chỉ tiêu ROA là do sự tác động của 2 nhân tố: sức sinh lời của doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng vốn (hệ số quay vòng vốn). Để làm rõ hơn vấn đề này ta có thể tiến hành phân tích chi tiết nhƣ sau:

* Xét năm 2010 so với năm 2009:

Thứ nhất, đối với hiệu suất sử dụng tổng vốn. Nhƣ đã phân tích ở trên, hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty trong năm 2010 đã tăng so với năm 2009, thể hiện ở việc hệ số quay vòng vốn ở năm 2010 là 7,43 lần, tăng 0,12 lần so với năm 2009. Điều này có nghĩa là ở trong năm 2009 vốn của công ty quay đƣợc 7,31 vòng nhƣng trong năm 2010 thì vốn quay đƣợc 7,43 vòng, tăng 0,12 vòng so với năm 2009. Sở dĩ có sự thay đổi nhƣ vậy là vì trong năm 2010 cả vốn sử dụng bq và DTT của công ty đều tăng, nhƣng DTT tăng với tốc độ 20,79% cao hơn tốc độ tăng 18,94% của tổng vốn bq trong năm nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn của công ty tăng.

Mặt khác, ta nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng các loại tài sản chủ yếu của công ty nhƣ HTK, các khoản phải thu trong năm qua đều cao hơn so với năm 2009, hiệu suất sử dụng TSCĐ có giảm nhƣng không đáng kể. Cụ thể, số vòng quay của HTK ở năm 2010 là 32,24 vòng nhiều hơn 1,61 vòng so với 30,63 vòng ở năm 2009. Sở dĩ số vòng quay HTK của công ty tăng nhƣ vậy là vì trong năm 2010 công ty đã tăng cƣờng thực hiện các chính sách xúc tiến bán hàng nhƣ tăng cƣờng quảng cáo, tiếp thị, cũng nhƣ tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thƣơng mại và đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh,... do nhận thấy điều này là cần thiết trong tình hình kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Điều này đã làm tăng sản lƣợng tiêu thụ, từ đó làm tăng doanh thu trong năm 2010, tăng giá vốn hàng bán và làm giảm giá trị HTK cuối năm 2010 chỉ còn 18.672.193.149 đồng so với tồn đầu năm là 36.858.677.610 đồng. Tuy nhiên, ở đây mức HTK bq năm 2010 tăng lên 3.996.500.535 đồng so với 2009 là do trong năm công ty đã chủ động tăng mức dự trữ để có thể đảm bảo cho quá trình cung cấp đƣợc liên tục; đồng thời giá trị HTK bq trong năm tăng lên còn là do giá mua vào của một số mặt hàng cũng tăng so với trƣớc. Tuy nhiên, ở đây tốc độ tăng của giá vốn là 22,92% cao hơn so với tốc độ tăng 16,81% của giá trị HTK bq nên kết quả là HTK đã quay đƣợc nhiều vòng hơn so với năm 2009.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 48

Bên cạnh đó, nhƣ đã phân tích ở trên trong năm qua công ty tiếp tục áp dụng chính sách tín dụng thƣơng mại để làm tăng doanh thu tiêu thụ nên đã làm cho khoản vốn bị chiếm dụng bq trong kỳ tăng 7.016.655.818 đồng, tƣơng ứng tăng 14,59% giữa năm 2010 so với năm 2009. Nhƣng nhờ những nổ lực trong công tác bán hàng, cũng nhƣ hiệu quả của các chính sách tín dụng thƣơng mại, doanh thu của công ty cũng tăng 158.502.139.106 đồng, tƣơng ứng tăng 20,79% so với năm 2009, cao hơn tốc độ tăng của khoản phải thu dẫn đến số vòng quay khoản phải thu của công ty tăng từ 15,86 vòng lên 16,71 vòng. Tuy nhiên, mặc dù trong năm 2010 công ty đã đầu tƣ thêm khá nhiều vào TSCĐ nhƣng đến thời điểm hiện tại thì chƣa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ mà thậm chí còn khiến cho hiệu suất sử dụng TSCĐ ở năm 2010 giảm 0,91 lần so với năm 2009. Mặc dù vậy mức giảm này vẫn thấp hơn so với mức tăng của hiệu suất sử dụng HTK và khoản phải thu nên hiệu suất sử dụng tổng vốn vẫn tăng so với năm 2009.

Nhƣ vậy, chính sự thay đổi của hiệu suất sử dụng các tài sản chủ yếu nhƣ đã phân tích ở trên là những nhân tố cơ bản trực tiếp tác động làm tăng hiệu suất sử dụng tổng vốn từ 7,31 lần năm 2009 lên 7,43 lần năm 2010 và gián tiếp tác động làm tăng sức sinh lời của tổng vốn của công ty trong năm 2010. Để làm rõ nhận định này ta phân tích mức độ tác động của nhân tố hiệu suất sử dụng tổng vốn đến chỉ tiêu ROA của công ty dựa vào phƣơng trình Dupont sau:

ROA = Hệ số quay vòng vốn x ROS (1) Ảnh hƣởng của hệ số quay vòng vốn đến ROA:

( 7,43 - 7,31) x 1,83% = + 0,22%

Nhƣ vậy, hệ số quay vòng vốn của công ty ở năm 2010 tăng 0,12 vòng đã khiến cho ROA của công ty tăng 0,22% so với năm 2009.

Thứ hai, đối với nhân tố ROS, cũng căn cứ vào phƣơng trình Dupont ở trên ta có thể tính toán đƣợc mức độ ảnh hƣởng của nhân tố này đến chỉ tiêu ROA của công ty nhƣ sau:

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 49

Ảnh hƣởng của ROS đến ROA:

7,43 x (0,78% - 1,83%) = - 7,8%

Từ những tính toán ở trên có thể nhận thấy rằng nhân tố ROS chính là nguyên nhân làm cho ROA của công ty trong năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Bởi lẽ trong năm 2010, mặc dù DTT của công ty có tăng (tăng 20,79%), nhƣng LNST của công ty lại giảm (giảm 48,89%) nên đã làm cho ROS giảm từ 1,83% năm 2009 xuống còn 0,78% năm 2010. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 đồng DTT ở năm 2009 thì tạo ra đƣợc 1,83 đồng LNST nhƣng ở năm 2010 thì chỉ tạo ra đƣợc có 0,78 đồng LNST, tức giảm tới 1,06 đồng LNST so với năm 2009. Sỡ dĩ LNST trên một đồng DTT của công ty giảm mạnh nhƣ vậy là vì trong năm 2010 bên cạnh việc doanh thu tăng thì chi phí của công ty cũng tăng lên rất nhiều, đặc biệt là tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (giá vốn tăng 22,92% trong khi doanh thu chỉ tăng có 20,79% so với năm 2009), cộng với việc hệ thống siêu thị đi vào hoạt động làm cho số lƣợng nhân viên phải tăng do đó chi phí lƣơng cũng tăng, ngoài ra công ty còn tăng cƣờng quảng cáo tiếp thị làm cho chi phí bán hàng cũng tăng lên nâng tổng chi phí tăng lên đáng kể và kết quả đã làm cho ROS của công ty giảm mạnh so với năm 2009.

Từ việc phân tích trên cho thấy, trong năm 2010 mặc dù đã rất nổ lực trong công tác tiêu thụ hàng hóa. Nhƣng việc đầu tƣ TSCĐ chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, cộng với việc chi phí kinh doanh tăng lên đáng kể, đặc biệt là giá vốn hàng mua vào của công ty còn khá cao đã khiến cho sức sinh lời của vốn giảm một cách đáng lo ngại, làm cho hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty giảm rất nhiều so với năm trƣớc.

* Xét năm 2011 so với năm 2010:

Ở năm 2011, nguyên nhân giúp cho sức sinh lời của tổng vốn cao hơn so với năm 2010 là do cả hệ số quay vòng vốn và sức sinh lời của doanh thu đều cao hơn so với năm trƣớc. Tƣơng tự, để làm rõ hơn vấn đề này ta có thể dùng phƣơng pháp số chênh lệch phân tích chi tiết tác động ảnh hƣởng của các nhân tố ROS và Hệ số quay vòng vốn đến chỉ tiêu ROA của công ty trong năm 2011 dựa vào phƣơng trình Dupont (1).

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 50

Ảnh hƣởng của nhân tố hệ số vòng quay vốn đến ROA: ( 9,33 - 7,43) x 0,78% = + 1,48%

Ảnh hƣởng của nhân tố ROS đến ROA: 9,33 x (1,12% - 0,78%) = + 3,17%

Tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của 2 nhân tố:

ROA = (+ 1,48%) + (+ 3,17%) = + 4,65%

Từ kết quả tính toán ở trên ta thấy sức sinh lời của tổng vốn ở năm 2011 tăng 4,65% so với năm 2010 là do tác động của 2 nhân tố. Trong đó, hệ số quay vòng của tổng vốn tăng 1,9 vòng đã góp phần làm cho ROA của công ty tăng 1,48%, đồng thời sức sinh lời của doanh thu cũng tăng 0,34% đã tác động mạnh làm cho ROA tăng 3,17% so với năm 2010. Đi vào chi tiết hóa cho từng nhân tố ảnh hƣởng ta thấy:

Thứ nhất, đối với hiệu suất sử dụng tổng vốn. Từ những số liệu trong bảng phân tích trên có thể nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng vốn trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010. Điều này là do ở năm 2011 tổng vốn giảm 6,31% nhƣng DTT lại tăng 17,73% so với năm trƣớc. Đồng thời, hiệu suất sử dụng vốn đầu tƣ vào các loại tài sản chủ yếu (HTK, khoản phải thu, TSCĐ) ở năm 2011 đều cao hơn so với năm 2010. Cụ thể, số vòng quay của HTK năm 2011 là 57,53 vòng cao hơn con số 32,24 vòng ở năm 2010. Số vòng quay khoản phải thu ở năm 2011 là 22,59 vòng, tức tăng 5,88 vòng so với 16,71 vòng ở năm 2010. Còn đối với TSCĐ thì hiệu suất sử dụng TSCĐ ở năm 2011 đã tăng 3,99 lần so với năm trƣớc, tức đã tăng từ 35,56 lần lên 39,55 lần.

Sở dĩ có sự thay đổi nhƣ trên là do trong năm 2011 nhờ làm tốt công tác tiêu thụ cũng nhƣ không ngừng nổ lực trong việc khai thác nhu cầu tiêu thụ ở những thị trƣờng tiềm năng, đa dạng hóa sản phẩm,…Doanh thu tiêu thụ của công ty đƣợc tiếp tục tăng lên so với năm 2010. Cụ thể là tăng 163.311.779.336 đồng tƣơng ứng tăng 17,73% so với năm 2010. Doanh thu tăng kéo theo khoản phải thu bq và giá vốn hàng bán trong năm 2011 cũng tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác quản lý và thu hồi nợ, nên mặc dù khoản phải thu có tăng nhƣng chỉ tăng với tốc độ 0,02% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 51

khoản phải thu trong năm 2011 quay đƣợc nhiều vòng hơn so với năm 2010. Đồng thời nhờ thực hiện mô hình dự báo từ xa nên công tác cung ứng hàng hóa đƣợc diễn ra liên tục kịp thời, kết hợp với những thay đổi của mô hình dự trữ HTK mới hợp lý hơn là nguyên nhân khiến cho lƣợng HTK bq trong năm 2011 giảm so với năm 2010. Giá vốn hàng bán tăng nhƣng lƣợng HTK giảm nên làm cho tốc độ luân chuyển của HTK nhanh hơn rất nhiều so với năm trƣớc. Bên cạnh đó, những TSCĐ mà công ty đầu tƣ đã đƣợc sử dụng hiệu quả hơn làm cho DTT tăng nhanh hơn tốc độ tăng của TSCĐ đã khiến cho hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên.

Nhƣ vậy chính những nổ lực trong việc nâng cao doanh số tiêu thụ cũng nhƣ thực hiện tốt công tác quản lý thu hồi nợ, áp dụng mô hình dự báo và dự trữ HTK hợp lý, việc đầu tƣ TSCĐ có hiệu quả đã góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng các loại tài sản chủ yếu. Đây là nhân tố cơ bản trực tiếp tác động làm tăng hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty từ 7,43 lần ở năm 2010 lên 9,33 lần ở năm 2011 và gián tiếp tác động làm tăng sức sinh lời của tổng vốn trong năm 2011.

Thứ hai, đối với nhân tố sức sinh lời của doanh thu. Từ những tính toán ở trên có thể nhận thấy rằng nhân tố ROS chính là nhân tố có tác động nhiều nhất trong việc góp phần làm cho ROA của công ty tăng lên so với năm 2010. Bởi vì

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)