Đặc điểm tổ chức kế toán trong công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 46)

2.1.5.1. Mô hình tổ chức kế toán:

Tổ chức bộ máy kế toán là việc lựa chọn kiểu bộ máy kế toán cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Đó là một nội dung quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức công tác kế toán tại DN. Là công ty cổ phần, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân, và là một trong các DN lớn nhƣng không có sự phân tán quyền lực quản lý kinh doanh cũng

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 35

nhƣ tài chính, Công ty Cổ Phần Petec Bình Định đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, đơn vị kế toán chỉ mở một sổ kế toán, tổ chức một bộ sổ kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán phải thực hiện toàn bộ công việc của công tác kế toán từ việc lập, thu nhận chứng từ, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo của đơn vị.

2.1.5.2. Bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Ghi Chú :

: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ công việc

Kế toán kho hàng bán buôn, dịchvụ, công nợ, ngành hàng xăng dầu Kế toán thanh toán Ngân hàng Kế toán quỹ tiền mặt và kế toán Bảo hiểm xã hội Kế toán kho hàng bán buôn, dịch vụ, công nợ, ngành hàng tổng hợp

Các đơn vị kế toán trực thuộc có liên quan Thủ quỹ Kế toán Tổng hợp (Phó phòng Kế toán) Trƣởng Phòng Tài chính – kế toán

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 36

- Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán:

Kế toán trƣởng: Có nhiệm vụ phụ trách, điều hành mọi hoạt động, công tác kế toán của phòng kế toán, lập kế hoạch tài chính, là tham mƣu đắc lực của ban giám đốc trong công tác kinh doanh. Kiểm tra, ký duyệt báo cáo kế toán, chịu trách nhiệm trƣớc HĐQT, Ban TGĐ và các cơ quan có chức năng trong công ty về toàn bộ hoạt động tài chính của công ty.

Kế toán tổng hợp: Ngoài việc đƣợc phân công kiểm tra, theo dõi TSCĐ, cơ cấu lao động, công nợ, thống kê. Kế toán tổng hợp còn là ngƣời tham mƣu trực tiếp cho kế toán trƣởng, có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán các bộ phận gửi lên, kiểm tra công tác hạch toán từng bộ phận, lập báo cáo tài chính đƣa ra lãi, lỗ và có trách nhiệm chỉ đạo công việc khi kế toán trƣởng đi vắng. Ngoài ra, theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi các khoản diễn biến công nợ tài khoản 1388, 3388 và thống kê.

Kế toán tiền mặt: Theo dõi thu, chi, tồn quỹ tiền mặt từng ngày, từng tháng; đặc biệt theo dõi các khoản tạm ứng và tình hình thanh toán tạm ứng trong tháng của nhân viên; theo dõi tiền lƣơng và BHXH.

Kế toán thanh toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, vay tiền chuyển trả mua hàng cho công ty bằng ủy nhiệm chi, chuyển khoản khi đầy đủ các thủ tục. Cuối tháng rút số dƣ, đối chiếu ngân hàng, tính trả lãi vay cho ngân hàng về số tiền vay trong tháng.

Kế toán kho hàng bán buôn, dịch vụ, công nợ, ngành hàng tổng hợp: Phản

ánh tình hình mua, bán, tồn kho, công nợ tài khoản 131 trong phƣơng thức bán buôn các mặt hàng xi măng, công nghệ thực phẩm tổng hợp và thực phẩm công nghệ.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 37

Kế toán kho hàng bán buôn, dịch vụ, công nợ, ngành hàng xăng dầu: Phản ánh tình hình mua, bán, tồn kho, công nợ tài khoản 131 trong phƣơng thức bán buôn, bán lẻ mặt hàng xăng, dầu, nhớt.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, ngân phiếu tại công ty: thu, chi khi có phiếu thu, phiếu chi hợp lệ của kế toán quỹ phát ra.

2.1.5.3. Hình thức kế toán đang áp dụng trong công ty

Do đặc điểm kinh doanh của công ty cùng với đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, nhằm giúp Ban Giám đốc quản lý chặt chẽ về tài sản, vật tƣ, hàng hóa, tiền vốn, các khoản chi phí... nên công ty đã chọn và áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ. Cụ thể trình tự ghi sổ nhƣ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Chứng từ

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng

: Đối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc nhận đƣợc, kế toán từng bộ phận ghi vào bảng kê và Nhật ký – Chứng từ, tờ kê chi tiết có liên quan. Đối với các nghiệp

THẺ, SỐ TK CHI TIẾT NHẬT KÝ CHỨNG TỪ BẢNG KÊ CHỨNG TỪ GỐC SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 38

vụ có liên quan đến đối tƣợng cần hạch toán chi tiết (chƣa đƣợc phản ánh ở các sổ trên) từ chứng từ gốc còn ghi vào các sổ liên quan.

Đối với trƣờng hợp ghi vào tờ kê chi tiết, cuối tháng kế toán tổng hợp số liệu ở các tờ kê chi tiết ghi vào Nhật ký – Chứng từ hoặc bảng kê liên quan, phần lớn bảng kê tổng hợp cũng ghi vào Nhật ký – Chứng từ liên quan.

Cuối tháng, từ Nhật ký – Chứng từ Kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào Sổ Cái, từ các sổ chi tiết tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp chi tiết rồi đối chiếu số liệu ở bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản tƣơng ứng trên Sổ Cái. Cuối cùng từ số liệu ở Sổ Cái, bảng tổng hợp chi tiết, Nhật ký - Chứng từ, kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính.

2.1.5.4. Chính sách tài chính kế toán áp dụng tại công ty

- Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). - Hạch toán HTKtheo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên.

- Tính giá hàng xuất kho theo phƣơng pháp Nhập trƣớc – Xuất trƣớc. - Tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ.

- Tính khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ƣớc tính của tài sản. Mức khấu hao phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.

Loại tài sản Thời gian khấu hao (Năm)

Nhà cửa,vật kiến trúc 07 – 25

Máy móc thiết bị 05 – 13

Phƣơng tiện truyền tải, truyền dẫn 06 – 10

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 39

2.2. Phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn của công ty

2.2.1. Phân tích kết cấu và tình hình biến động vốn kinh doanh của công ty

Tổng số vốn của DN đƣợc dùng để đầu tƣ cho nhiều loại tài sản khác nhau phục vụ cho quá trình SXKD của DN, gồm vốn đầu tƣ cho TSNH và vốn đầu tƣ cho TSDH, đây là hai bộ phận vốn của DN. Phân tích và đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng vốn của DN sẽ thấy đƣợc trình độ sử dụng vốn cũng nhƣ tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn, để từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ Bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2009, 2010, 2011 ta có thể lập đƣợc bảng phân tích sau:

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 37

Bảng 2.2: Bảng phân tích kết cấu và tình hình biến động vốn kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Bình quân Chênh lệch

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010

Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) ± % Tỷ trọng (%) ± % Tỷ trọng (%) 1. Vốn đầu tƣ cho TSNH 77.179.595.410 74,04 91.784.907.340 74,04 82.430.102.204 70,97 +14.605.311.930 +18,92 0 -9.354.805.137 -10,19 -3,07 2. Vốn đầu tƣ cho TSDH 27.054.672.450 25,96 32.188.978.580 25,96 33.722.059.285 29,03 +5.134.306.130 +18,98 0 +1.533.080.705 +4,76 +3,07 Tổng vốn 104.234.267.859 100 123.973.885.920 100 116.152.161.489 100 +19.739.618.061 +18,94 -7.821.724.432 -6,31

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 38

Biểu đồ 2.1: Kết cấu vốn kinh doanh của công ty qua các năm

Đồng 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn đầu tư cho TSNH Vốn đầu tư cho TSDH Tổng vốn

Qua bảng phân tích 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy, xét về bq thì tổng vốn của công ty qua ba năm 2009, 2010, 2011 đã có sự biến động đáng kể nhƣng sự biến động đó không đi theo một xu hƣớng nhất định. Cụ thể, trong năm 2009 tổng vốn bq của công ty là 104.234.267.859 đồng, đến năm 2010 tổng vốn bq của công ty đạt 123.973.885.920 đồng, tức tăng 19.739.618.061 đồng, tƣơng ứng tăng 18,94% so với năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt cho quy mô vốn hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đến năm 2011, tổng vốn bq trong năm của công ty đã giảm 7.821.724.432 đồng, tức giảm 6,31% so với năm 2010, làm cho quy mô vốn chỉ còn 116.152.161.489 đồng. Và đây là dấu hiệu cho sự thu hẹp quy mô hoạt động của công ty trong năm qua. Đồng thời nó cũng cho thấy sự bất ổn định trong sự biến động vốn hoạt động của công ty.

Sỡ dĩ tổng vốn bq trong năm 2010 tăng so với năm 2009 là do sự tăng lên đáng kể của cả vốn đầu tƣ cho TSNH lẫn vốn đầu tƣ cho TSDH. Bảng phân tích trên đã cho thấy, trong năm 2010 vốn đầu tƣ cho TSNH đã tăng thêm 14.605.311.930 đồng

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 39

vì lƣợng HTK dự trữ và khoản phải thu bq trong kỳ đều tăng, tƣơng ứng tăng 18,92% so với năm 2009. Đồng thời trong năm 2010 công ty cũng tăng vốn đầu tƣ cho TSDH thêm 5.134.306.130 đồng, tức tăng 18,98% so với năm 2009. Điều này đã góp phần làm cho quy mô vốn của công ty trong năm 2010 đã tăng so với năm 2009.

Khác với những biến động vốn trong năm 2010, năm 2011 tổng vốn bq trong năm của công ty giảm so với năm 2010 là do sự thay đổi không cùng xu hƣớng về mặt quy mô của hai bộ phận vốn đầu tƣ cho TSNH và vốn đầu tƣ cho TSDH. Cụ thể ở đây, vốn đầu tƣ cho TSNH bq trong năm 2011 giảm từ91.784.907.340 đồng ở năm 2010 xuống còn 82.430.102.204 đồng ở năm 2011, tức giảm 9.354.805.137 đồng, tƣơng ứng với tốc độ giảm là 10,19% so với năm 2010. TSNH giảm chủ yếu là do lƣợng HTKtrong năm 2011 giảm so với năm 2010. Đồng thời, vốn đầu tƣ cho TSDH bq trong năm này đã tăng thêm 1.533.080.705 đồng, tức tăng 4,76% so với năm 2010, mặc dù vậy cũng không làm tăng tổng vốn vì mức tăng này nhỏ hơn mức giảm của vốn đầu tƣ cho TSNH bq trong năm nên đã làm giảm quy mô vốn của DN ở năm 2011.

Nhƣ vậy, quy mô vốn của công ty trong ba năm qua đã có sự biến động không ngừng và chủ yếu theo chiều hƣớng biến động của bộ phận vốn đầu tƣ cho TSNH.

Cùng với sự thay đổi về quy mô vốn, kết cấu vốn của công ty cũng có sự thay đổi, tuy nhiên trong tổng vốn của công ty thì vốn đầu tƣ cho TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể nhƣ sau: Năm 2009 tỷ trọng của vốn đầu tƣ cho TSNH là 74,04%, còn vốn đầu tƣ cho TSDH chỉ chiếm 25,96% trong tổng vốn đầu tƣ. Và ở năm 2010 kết cấu vốn của công ty là không đổi. Nhƣ vậy,so với năm 2009, mặc dù quy mô vốn của công ty đã có sự thay đổi nhƣng nhìn chung thì kết cấu vốn của công ty trong hai năm qua là khá ổn định. Tuy nhiên, đến năm 2011, kết cấu vốn đã có sự thay đổi, cụ thể: tỷ trọng của vốn đầu tƣ cho TSNH bị giảm xuống chỉ còn chiếm 70,97%, còn tỷ trọng của vốn đầu tƣ cho TSDH đƣợc tăng lên chiếm 29,03%. Nhƣ vậy, so với năm 2010 vốn đầu tƣ cho TSNH của công ty trong năm 2011 giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng; và trong năm qua công ty đã thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng của vốn đầu tƣ cho TSDH giảm tỷ trọng

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 40

vốn đầu tƣ cho TSNH, điều này cho thấy công ty tăng cƣờng đầu tƣ để hƣớng tới mục tiêu hoạt động lâu dài trong tƣơng lai.

Trong quá trình phân tích ta thấy rằng, quy mô vốn của công ty thì không ngừng thay đổi. Tuy nhiên, kết cấu vốn của công ty thì đƣợc giữ ổn định trong suốt hai năm 2009 và 2010, đến năm 2011 mới có sự thay đổi. Đồng thời, trong 3 năm qua vốn đầu tƣ cho TSNH trong năm của công ty luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn bq, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ đây là công ty có loại hình kinh doanh chủ yếu là thƣơng mại. Do đó, ta có thể kết luận rằng mặc dù quy mô vốn của công ty qua các năm đã có sự tăng, giảm không ổn đinh, tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo một kết cấu vốn hợp lý.

2.2.2. Phân tích kết cấu và tình hình biến động nguồn vốn của công ty

Để thấy rõ hơn sự gia tăng đáng kể vốn kinh doanh bình quân trong năm của công ty qua các năm chủ yếu đƣợc tài trợ từ nguồn nào và việc gia tăng đó có thật sự hiệu quả hay không ta đi sâu vào phân tích kết cấu và tình hình biến động NV của công ty.

Căn cứ vào các số liệu thu thập đƣợc từ Bảng CĐKT của công ty năm 2009, 2010, 2011 ta lập bảng phân tích sau:

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 41

Bảng 2.3: Bảng phân tích kết cấu và tình hình biến động NV của công ty

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu

Bình quân Chênh lệch

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) ± % Tỷ trọng (%) ± % Tỷ trọng (%) 1. VCSH 46.784.210.426 44,88 51.281.338.227 41,36 55.260.873.368 47,58 +4.497.127.801 +9,61 -3,52 +3.979.535.141 +7,76 +6,22 2. NPT 57.450.057.433 55,12 72.692.547.693 58,64 60.891.288.121 52,42 +15.242.490.260 +26,53 +3,52 -11.801.259.572 -16,23 -6,22 +Nợ ngắn hạn 55.758.472.114 53,49 70.289.728.026 56,7 58.320.750.781 50,21 +14.531.255.912 +26,06 +3,21 -11.968.977.246 -17,03 -6,49 + Nợ dài hạn 1.691.585.319 1,63 2.402.819.667 1,94 2.570.537.341 2,21 +711.234.348 +42,05 +0,31 +167.717.674 +6,98 +0,27 Tổng NV 104.234.267.859 100 123.973.885.920 100 116.152.161.489 100 +19.739.618.061 +18,94 -7.821.724.432 -6,31

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 42

Biểu đồ 2.2: Kết cấu nguồn vốn của công ty qua các năm Đồng 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000 140.000.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 VCSH NPT Tổng NV

Qua bảng phân tích 2.3 và biểu đồ 2.2 ta thấy: tổng NV bq của công ty trong năm 2010 đã tăng 19.739.618.061 đồng, tƣơng ứng tăng 18,94% so với năm 2009 làm cho quy mô NV tăng từ 104.234.267.859 đồng trong năm 2009 lên 123.973.885.920 đồng trong năm 2010. Sự tăng lên của tổng NV bq trong năm 2010 là do trong năm qua VCSH của công ty đã tăng 4.497.127.801 đồng, tƣơng ứng tăng 9,61%; đồng thời các khoản NPT cũng đã tăng 15.242.490.260 đồng, tƣơng ứng tăng 26,53% so với năm 2009. Nhƣ vậy, NV tăng là do cả VCSH và NPT bq trong năm đều tăng, nhƣng tốc độ tăng của NPT cao hơn tốc độ tăng của VCSH nên đã làm cho tỷ trọng của VCSH giảm xuống đồng thời tỷ trọng của NPT tăng lên, với mức thay đổi của tỷ trọng là 3,52%. Điều này đã làm giảm tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ. Tính tự chủ giảm nghĩa là áp lực thanh toán và rủi

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)