Bảng 3.1: Các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến doanh thu

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 110)

Đvt: Đồng TÀI SẢN Số dƣ bình quân % so với doanh thu NGUỒN VỐN Số dƣ bình quân % so với doanh thu

1.Tiền 8.348.298.395 0,77 1.Phải trả cho ngƣời bán 38.251.966.869 3,53 2. Các khoản phải thu 55.114.888.905 5,08 2.Ngƣời mua trả tiền trƣớc 197.934.137 0,02 3. Hàng tồn kho 18.063.662.569 1,67 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 1.182.733.467 0,11 4. TSNH khác 903.252.335 0,08 4. Phải trả ngƣời lao động 1.454.354.308 0,13

5. Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 3.278.512.789 0,30

Cộng 82.430.102.204 7,60 Cộng 44.365.501.570 4,09

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 96

Một số chỉ tiêu liên quan để tính toán:

- Doanh thu năm 2011 của công ty là: 1.084.268.630.349 đồng. - Doanh thu năm 2012 dự kiến là: 1.245.175.589.570 đồng - Doanh lợi doanh thu năm 2012 dự kiến phấn đấu đạt 1,5%

- Công ty có chính sách phân phối lợi nhuận là: dành 20% LNST để tái đầu tƣ nhằm bổ sung vốn đầu tƣ cho TSNH và đầu tƣ cho TSDH hiện nay.

Qua bảng 3.1 ta thấy: cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm thì công ty cần đầu tƣ bổ sung 7,6 đồng vốn đầu tƣ cho TSNH. Tuy nhiên, cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm thì công ty chiếm dụng đƣợc 4,09 đồng. Nhƣ vậy, thực chất cứ 100 đồng doanh thu tăng thêm công ty chỉ cần bỏ ra bổ sung 7,6 – 4,09 = 3,51 đồng để đầu tƣ bổ sung vào TSNH.

Năm 2012, công ty nhận định thị trƣờng có những chuyển biến tốt đẹp, giá bán một số mặt hàng mà công ty kinh doanh sẽ tiếp tục tăng, đồng thời công ty tiếp tục đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh với dịch vụ du lịch, lữ hành…do đó công ty dự kiến doanh thu năm 2012 sẽ đạt 1.245.175.589.570 đồng. Vì vậy ta có thể tính nhu cầu vốn đầu tƣ cho TSNH tăng lên là:

(1.245.175.589.570 - 1.084.268.630.349) x 3,51% = 5.647.834.261 đồng Mặt khác ta có, ROS2012 = 1,5% nên suy ra LNST2012 = 1.245.175.589.570 x 1,5% = 18.677.633.844 đồng.

Từ đó ta có Lợi nhuận giữ lại năm 2012 dự kiến là: 18.677.633.844 x 20%= 3.735.526.769 đồng. Nhƣ vậy nhu cầu tăng vốn đầu tƣ cho TSNH cho năm 2012 có 3.735.526.769 đồng đƣợc tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại, công ty cần phải huy động vốn từ bên ngoài thêm 1.912.307.492 đồng để bổ sung nhu cầu vốn.

* Biện pháp 2: Chủ động khai thác, tìm kiếm các nguồn tài trợ cho tổng vốn của công ty nói chung và vốn đầu tƣ cho TSNH nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt.

Trong điều kiện công ty hoạt động chủ yếu bằng các NV huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí vốn, công ty nên linh hoạt tiềm kiếm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động nhƣ:

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 97

Vay ngân hàng: trong những năm gần đây, đứng trƣớc nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải NV thƣờng xuyên tham gia và hình thành nên vốn đầu tƣ cho TSNH của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động NV trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần áp lực thanh toán. Tuy nhiên, để huy động đƣợc các NV từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phƣơng án kinh doanh, các dự án đầu tƣ khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.

NV liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các DN không những tăng đƣợc vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập kinh nghiệm quản lý, tiếp thu đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Vốn đi chiếm dụng: thực chất đây là các khoản phải trả ngƣời bán, ngƣời mua ứng trƣớc tiền hàng, các khoản phải trả khác. Đây không thể đƣợc coi là NV huy động chính nhƣng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải tốn chi phí sử dụng vốn. Nhƣng không thể vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là NV mà DN chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Ngoài ra công ty có thể thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu công ty cho công nhân viên.

Để có thể huy động đầy đủ, kịp thời và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Xây dựng chiến lƣợc huy động vốn phù hợp với thực trạng và môi trƣờng kinh doanh của từng thời kỳ.

+ Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

+ Chứng minh đƣợc mục đích sử dụng vốn của mình cho các ngân hàng,… Đối với công tác sử dụng vốn, khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 98

với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu vốn bất thƣờng, công ty cần có kế hoạch cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng trệ kinh doanh do thiếu vốn. Nếu thừa vốn, công ty cần có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn.

Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng nhƣ xu hƣớng thay đổi cung cầu trên thị trƣờng.

- Biện pháp 3: Tăng cƣờng công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu, hạn chế tối đa lƣợng vốn bị chiếm dụng, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn.

Quản lý các khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bƣớc trung gian để hoán chuyển khoản phải thu thành tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản ký vốn đầu tƣ cho TSNH. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy công ty cần:

+ Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ theo từng đối tƣợng khách hàng và từng ngành hàng, tiến hành sắp xếp các khoản nợ theo tuổi nợ, theo mức độ tình trạng đáng báo động. Nhƣ vậy, công ty sẽ biết đƣợc một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ, công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lƣợng và thời gian thanh toán, và lập Báo cáo công nợ phải thu để nhà quản lý theo dõi, tránh tình trạng các khoản phải thu bị rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Hiện nay mặc dù công ty có mở sổ chi tiết công nợ cho từng khách hàng. Tuy nhiên mẫu sổ này chỉ theo dõi đƣợc số tiền mà chƣa biết đƣợc thời hạn chiết khấu, thời hạn thu tiền, nên chƣa theo dõi đƣợc tình hình bị chiếm dụng của từng khoản nợ, cũng nhƣ chƣa đánh giá đƣợc hiệu quả của chính sách chiết khấu của công ty, nên không cung cấp kịp thời cho Nhà quản trị.

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 99

CÔNG NỢ TÀI KHOẢN 131

THÁNG… / … Tên khách hàng : Địa chỉ : Mã số : Số dƣ Nợ đầu tháng : Số dƣ Có đầu tháng: Đơn vị tính: Đồng Chứng từ DIỄN GIẢI TK ĐƢ Thời hạn đƣợc CKTT Thời hạn thanh toán

SỐ TIỀN CHI TIẾT

Số Ngày TK NỢ TK SỐ TÊN HÀNG SL (Tấn) ĐG TT Cộng cuối tháng Số tiền

Đồng thời, hàng tháng công ty nên lập Báo cáo công nợ phải thu theo mẫu sau:

BẢNG BÁO CÁO CÔNG NỢ PHẢI THU THÁNG: … /…

Tên khách

hàng

Phát sinh Nợ Số đã thanh toán Số còn nợ

Ngày chứng từ Hạn thanh toán Số tiền Trong thời hạn CKTT Ngoài thời hạn CKTT Trong hạn Quá hạn Thời hạn còn lại Số tiền Thời gian quá hạn Số tiền Tổng cộng

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 100

Với Bảng báo cáo này nhà quản lý có thể vừa theo dõi đƣợc tình hình thu hồi nợ, vừa theo dõi các khoản nợ quá hạn, đồng thời vừa theo dõi tình hình thực hiện chính sách CKTT nhƣ thế nào. Nhƣ vậy, ta thấy rằng việc quản lý công nợ đƣợc thực hiện chặt chẽ hơn, đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin cho nhà quản lý và qua báo cáo này ta có thể thấy đƣợc toàn cảnh về việc thu hồi nợ của công ty.

+ Với những khách hàng mua lẻ với khối lƣợng nhỏ thì công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt, bán đoạn”, không để nợ; hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhƣng thƣờng xuyên.

+ Với những khách hàng lớn, trƣớc khi ký hợp đồng công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hay nói cách khác, trƣớc khi cấp tín dụng thƣơng mại công ty cần phải tiến hành phân tích khả năng tín dụng của khách hàng và phân tích đánh giá khoản tín dụng đƣợc đề nghị. Hợp đồng phải có các điều khoản quy định chặt chẽ về thời gian thanh toán, phƣơng thức thanh toán và hình thức phạt đối với những trƣờng hợp không thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng (nhƣ chịu chi phí lãi vay bằng lãi suất ngân hàng tại thời điểm đó.

Về việc phân tích khả năng tín dụng của khách hàng:

Khi thực hiện phân tích khả năng tín dụng của các khách hàng, công ty có thể dựa vào các tiêu chuẩn tín dụng sau để phán đoán:

 Phẩm chất, tƣ cách tín dụng: Điều này đƣợc phán đoán trên cơ sở việc thanh toán các khoản nợ trƣớc đây đối với công ty hoặc đối với các DN khác.

 Năng lực trả nợ: Tiêu chuẩn này đƣợc dựa vào hai cơ sở là chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và bảng dự trữ ngân quỹ của khách hàng.

 Vốn của khách hàng: Vốn ở đây đƣợc hiểu là giá trị tài sản ròng hay chênh lệch giữa tổng tài sản và nợ phải trả.

 Thế chấp: Là xem xét khách hàng dƣới giác độ các tài sản riêng mà họ có thể đảm bảo cho các khoản nợ. Trên thực tế tiêu chuẩn này không mấy quan trọng trong quan hệ mua bán chịu.

 Điều kiện kinh doanh: có thể bao gồm các yếu tố khách quan tƣơng đối khó định lƣợng nhƣ: bối cảnh kinh tế và môi trƣờng kinh doanh, tình hình chung của

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 101

ngành, khả năng phát triển của khách hàng, xu thế và ngành nghề kinh doanh của họ,…

Về việc phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị:

Cũng nhƣ rất nhiều sự phân tích lựa chọn khác, việc phân tích đánh giá khoản tín dụng đƣợc đề nghị để quyết định có nên cấp hay không thƣờng dựa vào việc tính NPV của luồng tiền.

Trong việc phân tích đánh giá này, ngƣời ta thƣờng giả định rằng công ty trong những năm gần đây không cấp tín dụng cho khách hàng và đến nay công ty thấy cần phải thay đổi. Quyết định bán chịu hay không phụ thuộc vào kết quả tính NPV của khoản bán chịu:

* Mô hình định giá (chiết khấu dòng tiền) nhƣ sau:

NPV = RCS – rAC x RCS - rVC x RCS

1 + ir x Cp

Trong đó:

RCS : doanh thu bán chịu

rVC : tỷ lệ chi phí biến đổi so với doanh thu bán chịu

rAC : tỷ lệ chi phí quản lý bán chịu và thu hồi nợ so với doanh thu Cp : kỳ thu tiền

ir : chi phí cơ hội sử dụng vốn ngày (đƣợc tính trên cơ sở chi phí sử dụng vốn bq năm/360 ngày)

Nguyên tắc ra quyết định:

 NPV > 0: Chấp nhận

 NPV < 0: Không chấp nhận

 NPV = 0: Có thể chấp nhận

+ Công ty nên tiếp tục áp dụng các biện pháp tài chính để vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, vừa hạn chế vốn bị chiếm dụng nhƣ thực hiện CKTT cho khách hàng, đồng thời cũng nên áp dụng chính sách phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đƣa ra các chính sách phù hợp nhƣ thời gian gia hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 102

nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu nhƣ khi đã áp dụng các biện pháp trên nhƣng không mang lại kết quả.

+ Khi mua hàng hoặc thanh toán trƣớc, thanh toán đủ, phải yêu cầu ngƣời bán lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua, tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

+ Đối với các chi nhánh trực thuộc công ty, công ty phải quản lý chặt chẽ việc cấp phát và thu hồi vốn, không để xảy ra tình trạng các đơn vị nội bộ chiếm dụng vốn đầu tƣ vào mục đích khác. Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ, thƣờng xuyên yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình tài chính.

+ Đối với chính sách thu nợ thì công ty cũng cần thực hiện việc thu tiền với các hoá đơn hay các khoản nợ đến hạn. Biến số cơ bản của chính sách này là giá trị kỳ vọng của thủ tục thu nợ. Đó là sự cân nhắc giữa chi phí của việc thực hiện thu nợ với việc giảm tỷ lệ mất mát và rút ngắn thời hạn thu tiền.

Thủ tục thu nợ bao gồm một trình tự hợp lý các giải pháp mà nó sử dụng cho các hoá đơn quá hạn. Các biện pháp có thể sử dụng nhƣ: Gửi thƣ yêu cầu, gọi điện nhắc nhở, viếng thăm…Sau đây là một số biện pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần petec Bình Định (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)