7. Kết cấu của nội dung luận văn
1.3.2 Quản lý các dòng chảy trong kênh
Trọng tâm của công tác quản lý kênh là hoàn thiện quản lý các dòng chảy của nó. Các hoạt động quản lý các dòng chảy trong kênh phân phối gồm:
- Xây dựng hệ thống thông tin hoàn chỉnh trong kênh, đảm bảo thông tin thông suốt từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Những thông tin này không chỉ tập trung vào những vấn đề hoạt động phân phối hàng ngày mà giúp điều hành hoạt động dài hạn như thông tin về thị trường mục tiêu, về đối thủ cạnh tranh…
- Quản lý dòng phân phối vật chất dựa trên dòng thông tin tiên tiến và các phương tiện vận tải và lưu kho hiện đại. Người quản lý kênh phải biết sử dụng các phương thức để giảm rủi ro do hàng hóa đến thị trường nhưng không bán được gây tổn thất chi phí lớn bằng cách chỉ thực hiện hoạt động phân phối khi xác định được nhu cầu của thị trường và đơn đặt hàng chắc chắn. Điều này có thể thực hiện được nhờ kỹ thuật thông tin và phương tiện phân phối vật chất tiên tiến.
- Tăng cường dòng xúc tiến. Đây được xem là công cụ quan trọng trên thị trường và là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong kênh. Dựa trên sự phối hợp dữ liệu về dân số và sức mua, các doanh nghiệp sản xuất nên phối hợp với các thành viên kênh để xây dựng chương trình hợp tác xúc tiến phù hợp.
- Đổi mới dòng đàm phán: Các doanh nghiệp cần sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để giảm chi phí cho các công việc giấy tờ, đồng thời nhờ có đầy đủ thông
23
tin, cả hai bên mua và bán có thể xác lập những hợp đồng đầy đủ và chính xác. Để thiết lập quan hệ hợp tác hiệu quả, các thành viên kênh phải nâng cao năng lực đàm phán để phân chia công việc phân phối hợp lý, phạm vi hợp đồng phải bao gồm các hoạt động dài hạn và toàn diện của kênh chứ không chỉ quan tâm đến quan hệ trao đổi trực tiếp.
- Hoàn thiện dòng thanh toán: thiết lập các phương thức thanh toán hợp lý, giảm thời gian thanh toán và số lượng nợ nần dây dưa giữa các thành viên kênh. Các doanh nghiệp khi tham gia vào kênh phải thiết lập một cơ chế thanh toán với phương thức và thời gian hợp lý và cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện dòng thanh toán để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
- Tối ưu hóa dòng đặt hàng: Xây dựng quy trình thu thập, tập hợp, giải quyết đơn hàng tối ưu.
- Điều khiển được quá trình mua và bán mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường, loại bỏ các trung gian chỉ sở hữu hàng hóa trên danh nghĩa.
- Cải thiện dòng tài chính: các doanh nghiệp cần phát triển các cơ chế tạo vốn trong kênh, mỗi thành viên trong kênh đều tham gia vào quá trình tập trung và phân bổ vốn hoạt động.