Trong phạm vi vùng nghiên cứu, các tác nhân ảnh hưởng đến diện tích đất lúa là các hiện tượng cực đoan của thời tiết và các yếu tố xã hội khác, đặc biệt là tốc độ đo thị hóa vì đây là khu vực có kinh tế phát triển nhất toàn huyện, nhất là thị trấn Thuận An và xã Phú Mỹ.
Đối với các yếu tố cực đoan của thời tiết, vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn do triều cường về cơ bản đã được hạn chế triệt để nhờ có Đập Thảo Long. Các yếu tố khác như mưa bão, lụt lội lại mang tính chất bất thường cao, không thể dự đoán đến mức độ chi tiết cho từng khu vực nhỏ. Vấn đề ở đây chính là sự dâng cao của mực nước biển theo các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ TNMT xây dựng vì đặc thù địa hình ở đây có độ cao khá thấp, một số khu vực hiện nay thấp hơn mực nước biển; Mặt khác, các xã trong vùng nghiên cứu lại nằm sát khu vực đầm phá nên sự ảnh hưởng này sẽ diễn ra nhanh và rõ nét nhất. Chính vì vậy cần phải xác định diện tích cụ thể của từng địa phương sẽ bị mất khi mực nước biển dâng lên với các mức khác nhau. 3.5.1.2. Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu
Giá trị độ cao các điểm trong khu vực nghiên cứu được trích xuất từ bản đồ địa chính cơ sở của các xã, có độ chênh cao biến thiên từ -0,6m đến 4,5m so với mực nước biển.
Sử dụng phần mềm Surfer 8.0 để mô hình hóa các giá trị độ cao thành các đường bình độ có khoảng cao đều là 0,25m. Tương tự, đề tài cũng mô hình hóa các giá trị độ cao thành các đường bình độ có khoảng cao đều là 0,3m.
Chuyển dữ liệu từ Surfer sang phần mềm MapInfo, tiến hành sử dụng chức năng chồng xếp giữa ranh giới các xã trong vùng nghiên cứu với đường bình độ, thu được bản đồ địa hình của vùng nghiên cứu.
Hình 3.12. Mô hình khoảng cao đều 0,25 mét.
Sau khi chạy chương trình Surfer 8.0, tiếp tục sử dụng chương trình MapInfo và đường ranh giới của các xã trong vùng nghiên cứu để xây dựng thành bản đồ địa hình với các khoảng cao đều khác nhau.
Hình 3.14. Bản đồđịa hình khoảng cao đều 0,25 mét.
Từ bản đồ địa hình của khu vực nghiên cứu cho thấy, địa hình của vùng nghiên cứu chủ yếu là từ 0,25m đến 1,5m, thậm chí có khoảng 40ha là thấp hơn so với mực nước biển; số diện tích có cao độ > 2 mét so với mực nước biển chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn là 4,4%. Điều này cho thấy Phú Vang nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng sẽ chịu nhiều thiệt hại khi mực nước biển dâng theo như các kịch bản đã được xây dựng.
Bảng 3.15. Tổng hợp độ cao của vùng nghiên cứu
STT Độ cao so với mực nước biển (m) Tỷ lệ (%)
1 <0 1,10
2 0,0 - 1,5 83,73
3 1,5 - 3,0 14,78
4 >3 0,39
3.5.1.3. Xác định diện tích đất lúa bị ảnh hưởng do mực nước biển dâng a./ Mô tả các kịch bản a./ Mô tả các kịch bản
Kịch bản nước biển dâng cũng đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải thấp - trung bình - cao. Theo đó, vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển có thể dâng thêm lần lượt là 28 - 30 - 33 và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm từ 65 -75 - 100 cm so với thời kỳ 1980 - 1999. Trong đó, lấy kịch bản trung bình làm định hướng; có nghĩa là đến năm 2050 và năm 2100, mực nước biển sẽ dâng tương ứng là 30 cm và 75 cm.
Nghiên cứu này sẽ xây dựng bản đồ dự báo mất đất lúa do mực nước biển dâng theo kịch bản trung bình; đối với các kịch bản khác các bước tiến hành hoàn toàn tương tự, chỉ thay đổi số liệu địa hình phù hợp với sự dâng của mực nước biển. b./ Kết quả xây dựng bản đồ mất đất lúa đến năm 2050 và năm 2100
Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2010 chồng xếp với bản đồ địa hình có khoảng cao đều là 0,3m đã được biên tập lại, chỉ sử dụng những phần có độ cao thấp hơn 0,3m để xử lý.
Tính đến năm 2050, khi nước biển dâng lên 30cm thì tổng diện tích đất tự nhiên của vùng nghiên cứu bị ảnh hưởng là 264,25 ha; trong đó đất lúa là 161,51 ha tập trung tại các xứ đồng của xã Phú An.
Đến năm 2100, khi mực nước biển dâng thêm 75cm thì có 1218,35 ha đất tự nhiên của vùng nghiên cứu bị ảnh hưởng. Trong đó, quỹ đất lúa có diện tích là 527,51 ha. Chịu thiệt hại nhiều nhất là xã Phú An với khoảng 75% diện tích tự nhiên bị ngập hoàn toàn.
Hình 3.17. Bản đồ mất đất lúa do tác động của BĐKH đến năm 2100.
Thông qua việc xây dựng bản đồ theo các kịch bản BĐKH cho thấy ảnh hưởng của BĐKH đến tất cả các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là rất lớn; đặc biệt là tại các khu vực dễ bị tổn thương như vùng ven đầm phá, ven biển.
3.5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, thích ứng với BĐKH
Các đề xuất cần phải đảm bảo tính khả thi cao, có khả năng áp dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả. Cơ sở đề xuất các giải pháp là:
a./ Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Vang và các xã trong vùng nghiên cứu.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng dịch vụ, thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp cần chú trọng đến tính bền vững, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh.
b./ Tình hình biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước cũng như ở vùng nghiên cứu đang diễn ra hết sức phức tạp, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội của người dân. Đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất của BĐKH chính là hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, người nghèo, vùng sâu vùng xa, ven biển đầm phá là đối tượng dễ bị tổn thương. Nghiên cứu và tìm tòi các phương thức sản xuất phù hợp và thích ứng với BĐKH.
c./ Tình hình thực tế của địa phương
Trong 3 xã vùng nghiên cứu, có sự khác nhau cơ bản về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Thị trấn Thuận An là một trung tâm kinh tế thương mại của huyện; Trong khi đó xã Phú An là một xã thuần nông; Xã Phú Mỹ đang có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh. Xét về điều kiện tự nhiên, sự khác biệt rõ về địa hình được thể hiện: Xã Phú An có địa hình rất thấp; Trong khi đó xã Phú Mỹ và thị trấn Thuận An có dạng địa hình cao hơn; Đặc biệt là khu vực phía nam và đông nam.
3.5.2.2. Đề xuất các giải pháp
Cần phải chủ động xây dựng và áp dụng các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Thay đổi các giống cây trồng, đặc biệt là giống lúa để có thể tránh các hiện tượng mưa lũ làm mất mùa, sâu hại mùa màng. Nhân rộng mô hình cá lúa để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế tại các vùng sản xuất lúa 1 vụ bị nhiễm mặn theo chu kỳ.
Gia cố các đê bao ngăn mặn; trồng cây chắn gió tại các điểm xung yếu như tại các cửa biển Thuận An; khu vực dọc theo bãi biển để bảo vệ nhà cửa, đồng ruộng. Có
kế hoạch duy trì, vận hành đập Thảo Long ổn định nhằm đảm bảo giữ ngọt ngăn mặn cho cả vùng hạ lưu.
Xây dựng các hệ thống nhà, điểm tránh lũ, lụt; cọc tiêu báo lũ; vận động người dân gia cố nhà cửa; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ khi xảy ra thiên tai.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, đối với các diện tích đất lúa nằm sát khu vực đầm phá, ven biển thường xuyên bị tác động của thủy triều cần chuyển sang đất NTTS với các loại thủy hải sản phù hợp với độ mặn của nước cũng như có thị tường ổn định.
Cần nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH, xác định đây là một vấn đề đang ngày càng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống cũng như sản xuất của nhân dân. Việc phòng và chống lại BĐKH là rất khó khăn, người dân cần thay đổi tư duy trong sinh hoạt cũng như sản xuất để thích ứng với các biến đổi bất lợi đó.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu; đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
Đặc điểm của vùng nghiên cứu và sản xuất lúa
Ba xã ven biển gồm thị trấn Thuận An, xã Phú An, xã Phú Mỹ có địa hình tương đối thấp, điều kiện khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho cuộc sống của người dân cũng như sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế xã hội của các xã có sự khác biệt; Trong đó, Thuận An chủ yếu là thương mại dịch vụ, 2 xã còn lại chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất lúa của các xã trong những 10 năm qua giảm 152,5 ha vì các nguyên nhân khác nhau. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực của các xã là không giống nhau, phụ thuộc vào diện tích đất lúa và cơ cấu kinh tế của mỗi địa phương.
Biến đổi khí hậu tại vùng nghiên cứu
Biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước cũng như vùng nghiên cứu đang diễn ra ngày càng gay gắt và có ảnh hưởng lớn đến địa phương. Các chỉ số thời tiết từ năm 2001 đến năm 2009 cho thấy rằng: Lượng mưa đang có xu hướng tăng, tập trung mạnh vào tháng 10, 11; Nhiệt độ không ổn định qua các năm, biên độ dao động nhiệt ngày càng lớn; Các hiện tượng như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới thường xảy ra mạnh hơn và có hiện tượng muộn hơn so với quy luật hàng năm. Từ trước năm 2006, hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra khá gay gắt, tuy nhiên từ khi có đập Thảo Long thì các hiện tượng này cơ bản đã được giải quyết.
Giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ biến động đất lúa
Sử dụng ảnh Landsat tại hai thời điểm năm 2000 và năm 2010 cho thấy kết quả thu được đảm bảo tính khách quan, có khả năng nhận diện được các loại hình sử dụng đất chính. Tuy nhiên độ chính xác của kết quả phụ thuộc nhiều vào chất lượng của dữ liệu và kỹ thuật thu xác định mẫu để phân loại. Số liệu giữa ảnh viễn thám và số liệu kiểm kê đất đai của cơ quan tài nguyên môi trường luôn tồn tại một khoảng lệch do phương thức xây dựng, chính sách quản lý đất đai.
Ảnh hưởng của BĐKH đến quỹ đất lúa của vùng nghiên cứu
Kết hợp công nghệ viễn thám, công nghệ GIS và đi thực địa, phỏng vấn hộ, cán bộ chuyên trách, cho thấy từ năm 2000 đến năm 2010 trên địa bàn 3 xã đã bị mất 57,6 ha đất lúa do biến đổi khí hậu; Thuận An bị mất 38,2 ha; các xã Phú Mỹ và Phú An lần lượt là 19,15 ha và 1,25ha. Tất cả diện tích đất lúa này đều được chuyển sang đất NTTS.
Theo kịch bản BĐKH ở mức trung bình, đến năm 2050 khi mực nước biển dâng thêm 0,3m thì tại 3 xã có 264,25 ha đất tự nhiên bị ngập trong đó có 161,1 ha đất lúa; trong khi đó đến năm 2100 khi mực nước biển dâng thêm 0,75m thì diện tích tương ứng là 1.218,35 ha và 527,51 ha; đặc biệt gần 75% diện tích đất tự nhiên của xã Phú An sẽ nằm dưới mực nước biển.
Đề nghị
Đề tài có một số đề nghị như sau:
- Trong quá trình xây dựng các loại bản đồ, đặc biệt là bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ biến động đất đai cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau để đảm bảo độ chính xác cũng như tính khách quan. Kết quả giải đoán ảnh viễn thám là một phương pháp để có thể kiểm tra mục đích sử dụng đất mà không cần trực tiếp đến hiện trường.
- Cần sử dụng ảnh viễn thám có độ phân giải cao hơn (kích thước pixel nhỏ hơn) như ảnh SPOT có kích thước 2,5m x 2,5m để tham gia xây dựng các loại bản đồ khác nhau.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu mất đất do mực nước biển dâng sang các loại đất khác, đặc biệt là đất ở vì đây sẽ là các diện tích đất có giá trị kinh tế cao, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
- Để sử dụng có hiệu quả quỹ đất lúa hiện có, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và chính sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
[1].Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho Việt Nam.
[2].Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Thông tư 08/2007/TT-BTNMT.
[3].Trung tâm viễn thám; Bộ TNMT (2006). Ứng dụng viễn thám trong quản lý tài
nguyên và môi trường; Hà Nội.
[4].Vũ Cân. “An ninh lương thực - Báo động toàn cầu”; Tạp chí Đảng Cộng sản; Bản
điện tử; 26/08/2010.
[5].Kiều Thị Kim Dung (2009). Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để thành
lập bản đồ biến động sử dụng đất phường Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc; Luận văn Thạc sĩ; ĐHNN Hà Nội.
[6].HồĐình Duẩn. Giáo trình xử lý ảnh kỹ thuật số; TP HCM; 2005
[7].Vũ Thanh Hằng; Ngô Thị Thanh Hương; Phan Văn Tân (2010). “Đặc điểm hoạt động của ở vùng biển gần bờ Việt Nam giai đoạn 1945 - 2007”; Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội; Khoa học tự nhiên và công nghệ 26.
[8].Nguyễn Đình Hòe (2007). Môi trường và phát triển bền vững; NXB Giáo dục.
[9].Trần Hùng; Phạm Quang Lợi (2008). Xử lý và phân tích dữ liệu viễn thám với
phần mềm Envi; Hà Nội.
[10].Trần Công Minh (2007). Khí hậu và Khí tượng đại cương; NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
[11].Bùi Hữu Mạnh (2007). Hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo Professional;
NXB Khoa học kỹ thuật.
(2010). Tính toán tiêu nước Thành phố Hồ Chí Minh có kể đến biến đổi khí hậu; Tuyển tập KHCN Kỷ niệm 50 viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
[13].Trần Thị Băng Tâm (2007). Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý; NXB Nông
nghiệp.
[14].Võ Chí Tiến (2010). Tài liệu tập huấn BĐKH dự án SRD; Huế.
[15].Võ Chí Tiến; Lê Thị Hoa Sen; Hoàng Mạnh Quân; Hoàng Thị Thái Hòa (2011). Kiến thức bản địa và kinh nghiệm thực tiễn của người dân ứng phó với nhiễm
mặn trong sản xuất nông nghiệp; Kỷ yếu Hội thảo Biến đổi khí hậu: Tác động; thích ứng và chính sách trong nông nghiệp; Quảng Trị.
[16].Lê Anh Tuấn (2009). Tác động của Biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển; Cần Thơ.
[17].Lê Anh Tuấn (2009). Biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng; Bài giảng cao học
ngành Môi trường; ĐH Cần Thơ.
[18]. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn (2010). Tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế; Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 58. [19].Phạm Vọng Thành (2004). Bài giảng Công nghệ viễn thám dùng cho học viên
Cao học; Đại học Mỏ Địa chất.
[20].Trần Thục; Nguyễn Văn Thắng; Dương Hồng Sơn; Hoàng Đức Cường (2010). “Biến đổi khí hậu và ứng phó Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Nghiên cứu chi
tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế”; Viện Khí tượng thủy văn môi trường;
[21].UBND huyện Phú Vang (2010). Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất.
[22].UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Dư địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế (web: thuathienhue.gov.vn).
[24].Đỗ Văn Ưu (2011). “Đặc điểm biến động bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam”; Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội; Khoa học Tự nhiên và công nghệ 27.
[25] Nguyễn Việt “Thiên tai ở Thừa Thiên Huế và các biện pháp phòng tránh tổng
hợp”; Trung tâm KTTV Thừa Thiên Huế; 2007.