Bằng phương pháp đi thực địa và phỏng vấn cán bộ chuyên trách của phòng Nông nghiệp, lãnh đạo xã và sử dụng bản đồ, đề tài xác định rằng từ năm 2000 đến năm 2010 vùng nghiên cứu mất 152,5 ha đất trồng lúa, trong đó do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết chủ yếu là xâm nhập mặn trước khi có đập Thảo Long.
Bảng 3.14. Chu chuyển diện tích đất lúa từ năm 2000 - 2010 do BĐKH.
Xã Vùng Diện tích
(ha)
Chuyển sang Năm
TT. Thuận An Giáo Thôn 11,00 NTTS 2001
Bảy Nam 12,15 NTTS 2003 Bàu Mỡ 15,05 NTTS 2005 X. Phú An Bột Miếu 1,25 NTTS 2002 X. Phú Mỹ Định Cư 11,20 NTTS 2004 Khác 7,95 NTTS 2000 - 2005 Nguồn: Phỏng vấn và thực địa năm 2011.
Những diện tích này do chủ yếu là ở sát các khu vực đầm phá và đã được người dân chuyển sang NTTS. Tổng diện tích bị ảnh hưởng là 57,6 ha; Trong đó chủ yếu tập trung tại thị Trấn Thuận An với 38,2 ha, tiếp theo là xã Phú Mỹ với 19,15 ha; xã Phú An có diện tích khá ít với 1,25 ha.
So sánh các số liệu từ việc giải đoán ảnh viễn thám và số liệu biến động diện tích đất lúa sang đất NTTS do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang cung cấp (Bảng 3.5.) cho thấy có sự đồng nhất cao.
Hình 3.11. Bản đồ mất đất lúa do Biến đổi khí hậu
Như vậy có thể thấy rằng, trong vòng 10 năm qua các tác động của BĐKH đã có tác động nhất định đến quỹ đất sản xuất lúa của 3 xã trong vùng nghiên cứu. Diện
tích thay đổi từ năm 2000 đến năm 2010 là 57,6 ha. Sự thay đổi này là một minh chứng rõ ràng của BĐKH ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
3.5. Dự báo quỹ đất lúa trong tương lai và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹđất lúa
3.5.1. Bản đồ mất đất lúa theo các kịch bản BĐKH trong tương lai