Sản xuất lúa và an ninh lương thực tại chỗ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG QUỸ ĐẤT LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 69)

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, để đảm bảo an ninh lương thực thì mỗi ngày con người phải có khả năng tiếp cận và sử dụng lượng lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng là 2.100Kcal. Trong khi đó, giá trị dinh dưỡng của gạo đạt mức trung bình là 3.650Kcal/kg, tỷ lệ quy đổi giữa gạo và lúa là 0,71%.

Xem xét đảm bảo an ninh lương thực cần phải dựa trên các yếu tố liên quan như tính sẵn có, khả năng tiếp cận, chất lượng... Một vấn đề đáng lưu ý là tại các xã trong vùng nghiên cứu, khả năng tiếp cận và tính sẵn có của mỗi một hộ gia đình là không cao do sự đa dạng về sinh kế.

Bảng 3.8. Tính toán khả năng đảm bảo an ninh lương thực.

Sản lượng lúa (Tấn) Quy đổi gạo (Tấn) Dinh dưỡng Dân số Dinh

dưỡng cần Cân đối

Kcal x 108 Người Kcal x 108 Kcal x 108 Toàn huyện 63.439 45.676 1.667 64.430 493,8 1.173,2

Thuận An 304 218 7,9 20.776 159,3 -151,4

Phú An 1.559 1.122 40,9 9.102 69,8 -28,9

Phú Mỹ 4.843 3.487 127,7 9.776 74,9 52,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và xử lý số liệu.

Xét về mặt an ninh lương thực tại chỗ, cho thấy rằng trên địa bàn toàn huyện, vấn đề an ninh lương thực luôn được đảm bảo, tuy nhiên trong vùng nghiên cứu thì thị trấn Thuận An và xã Phú An không đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, mà phải phụ thuộc vào các vùng, các xã khác trong huyện. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển vì Thuận An và Phú An, sản xuất lúa không phải là nghề chính, ngoài ra do

diện tích đất lúa ở đây chủ yếu là một vụ nên diện tích gieo trồng thấp hơn nhiều so với các xã khác trong huyện.

3.2.5. Nhận xét chung

Sản xuất lúa là một trong những hoạt động sản xuất nông nghiệp cơ bản của cư dân trong vùng nghiên cứu, đặc biệt là tại các xã thuần nông như Phú Mỹ, Phú An. Sản xuất lúa tại các xã là không tương đồng về diện tích cũng như năng suất do các điều kiện về địa hình và cơ cấu kinh tế xã hội. Trong 10 năm qua (giai đoạn 2000 - 2010) biến động diện tích đất lúa theo 2 giai đoạn (giảm từ năm 2000 đến năm 2005) và tăng (từ năm 2005 đến năm 2010). Xét về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cho thấy, trong phạm vi toàn huyện thì vấn đề này được đảm bảo. Tuy nhiên xét đến cấp xã cho thấy thị trấn Thuận An, xã Phú An sản xuất lúa không đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG QUỸ ĐẤT LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 69)