Tổng diện tích đất trồng lúa của các xã trong vùng nghiên cứu là 793,92 ha, trong đó lúa một vụ là 332,49 ha, còn lại là đất trồng lúa 2 vụ. Tuy là một huyện đồng bằng nhưng do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và hệ thống tưới tiêu nên một phần lớn diện tích trồng lúa của các xã phải bỏ hoang trong vụ hè thu. Hiện nay, đã có một số diện tích sản xuất vụ hè thu được chuyển sang kết hợp với NTTS, nổi bật là tại thị trấn Thuận An.
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất lúa các xã vùng nghiên cứu.
Đơn vị Diện tích (ha)
Các xứ đồng chính LUC LUK
Thuận An 33,04 Bà Chùa, Vĩnh Lác Đạc, Bàu Mới, Ruộng
Phú An 238,67 Đồng Mơn, Bàu Mỡ, Ruộng
Tế, Đồng Ngẳng, Hạ Cồn Độ Phú Mỹ 461,43 60,78 Ba Đầu Cầu, Trung Già Điền Hạ, Ba Điền Thượng,
Nguồn: Phòng Tài nguyên & MT, 2010 và xử lý số liệu.
Qua bảng số liệu 3.4. cho thấy, loại hình sử dụng đất lúa giữa các xã trong vùng nghiên cứu là có sự khác biệt; xã Phú An và thị trấn Thuận An không có đất chuyên lúa còn xã Phú Mỹ thì chủ yếu là đất chuyên lúa. Đối với các diện tích đất lúa khác (LUK), qua quá trình điều tra nông hộ, cho thấy vào vụ hè thu các diện tích này thường bị bỏ hoang. Như vậy hệ số sử dụng đất lúa ở khu vực nghiên cứu là khá thấp, năm 2009 đạt 1,5 lần.
Địa bàn phân bố đất lúa chủ yếu là tại khu vực phía tây và tây nam của các xã, vì các khu vực này ở xa so với các đầm phá, nên hạn chế được các tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đầm phá như ngập lụt, mặn hóa.