Ở Việt Nam, hầu như khu vực nào cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nhưng nghiêm trọng nhất là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Có một liên quan cho thấy số năm bị hạn hán kéo dài thường trùng với hiện tượng El Nino, các năm này lượng mưa sụt giảm trầm trọng gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. [17]
Trong quá khứ có những đợt hạn nặng như 1977, 1993, 1994, 1997, 1998, 2002. Đợt hạn năm 1993 và 1994 đã làm một số sông suối khô nước, cây lâu năm bị chết,nước mặn trên sông Hương xâm nhập sâu vào nội địa đã làm mất trắng 12.710 ha lúa hè thu, ước tính sản lượng giảm mất 20.000 tấn thóc. Trong đợt hạn 2002, nước mặn vượt quá Vạn Niên lên tới phà Tuần làm nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa nhiều ngày,ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của tỉnh. [25]
Đối với khu vực thị trấn Thuận An, xã Phú An, Phú Mỹ cho thấy, hạn hán thường diễn ra vào tháng 6, tháng 7 hàng năm tại các xứ đồng cao, không có hệ thống tưới tiêu hữu hiệu, đồng thời, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn trong vùng. Bên cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn cũng bắt nguồn từ việc triều cường dâng cao, trong các đợt lũ lớn, nước biển tràn vào các khu vực nội đồng. Các khu vực bị ảnh hưởng là Giáo Thôn, Bảy Nam, Bàu Mỡ, Đồng Chùa (thị trấn Thuận An); Cồn Trai, Hói Trên, Hói Dưới, Bàu Lang (Phú An); Trung Dàn, Ba Điền Hạ, Ruộng Phương (Phú Mỹ) với tổng diện tích khoảng hơn 50 ha.
Nhờ có đập ngăn mặn Thảo Long mà tình hình xâm nhập mặn từ năm 2006 đến nay đã được khống chế.
Thông qua kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương, tuy không xác định được định lượng tốc độ dâng lên của mực nước biển trong giai đoạn 2000 đến
2010 nhưng bước đầu có thể xác định mực nước biển trong những năm qua đã dâng cao thêm dựa vào các hiện tượng như: Triều cường xuất hiện không theo quy luật, sự nhiễm mặn của các diện tích đất canh tác ở vùng trũng và ven biển.
Nếu dựa vào các số liệu nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3 mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), trong khi đó, tốc độ trung bình của thế giới là 1,7 - 2,4mm/năm. Điều này chúng tỏ Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của nước biển dâng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sự dâng lên của mực nước biển là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng như mặn hóa, hạn hán làm mất khả năng sản xuất nông nghiệp của của đất đai, gây ra nhiều khó khăn trong đời sống của người dân. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 20 cm. [12]
Kết quả đo đạc mực nước cao nhất tại trạm Vũng Tàu từ 1980 tới 2007 (28 năm) và thấy mực nước biển cao nhất tăng 14 cm (trung bình 0,5 cm/năm). [12]
Biểu đồ 3.12. Xu hướng biến động của mực nước biển giai đoạn 1980 - 2007 Nguồn: Nguyễn Ân Niên và nnk, 2010[12]