Địa hình

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG QUỸ ĐẤT LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 52)

Huyện Phú Vang có địa hình thuộc dạng bằng phẳng, độ dốc < 1% và có độ cao tự nhiên biến thiên từ 0,5m đến 22,0m so với mực nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,5m. Nhìn chung, địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Nam đến Đông Bắc với độ dốc không lớn. Tuy nhiên, có những khu vực địa hình trũng hoặc gò đồi cao hơn địa hình chung và được chia ra 03 vùng chính như sau:

+ Vùng 1: Vùng cồn cát ven biển: Đây là khu vực có địa hình cao nhất, được hình thành từ việc bồi lắng cát của biển. Vùng đất này có dạng địa hình sóng trâu, được giới hạn bởi phía Đông Bắc là biển Đông, phía Tây Nam là vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Giải đất này vừa có bề ngang hẹp, lại phải mang nhiệm vụ ngăn mặn, chắn sóng, chắn lũ và chắn gió.

+ Vùng 2: Vùng đầm phá: Vùng này được hình thành từ sự kết nối liên thông giữa các đầm nước lợ: Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú, Đầm Sam, Cầu Hai với Phá Tam Giang, tạo nên một không gian rộng lớn kéo dài từ cửa Ô Lâu đến cửa Tư Hiền và chạy dọc theo biển Đông với chiều dài mặt nước: 74km, có diện tích: 22.000ha, là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Phần diện tích đầm phá thuộc huyện là: 6.975,0ha chiếm 31,7% diện tích đầm phá của tỉnh. Đây thực sự là tài sản thiên phú cho một số huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng lợi từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong đó có huyện Phú Vang.

+ Vùng 3: Vùng đồng bằng: Vùng này thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư và phát triển các ngành nghề truyền thống khác. [21]

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG QUỸ ĐẤT LÚA DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)