Tùy theo hoạt động

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 110)

C. Sự đa dạng của hệ thống liên kết giữa các doanh nghiệp và các làng nghề

tùy theo hoạt động

Bản chất của hoạt động (độ dài của chuỗi sản xuất, thị trường xuất khẩu hoặc trong nước) phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

1) Cụm làng nghềđồ gỗ mỹ nghệ đứng đầu là Đồng Kỵ: chuỗi sản xuất

rất dài và liên quan đến nhiều chuyên môn.

a) Chuỗi sản xuất:

Có tám công đoạn trong sản xuất đồ nội thất: xẻ gỗ, công đoạn xử lí sơ

bộ, điêu khắc, khảm trai hoặc đánh véc-ni và lắp ráp. Vị trí của các xưởng chuyên môn hóa được phân bố phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng mặt bằng sản xuất và tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh (Dubiez B. & C. Hamel, 2009). Một phần công đoạn được thực hiện trong các xưởng của làng hoặc xưởng của làng khác trong cụm, một số công đoạn khác được thực hiện tại xưởng của người đặt hàng.

* Các chi tiết thuê gia công:

- Các chi tiết thủ công không đòi hỏi nhiều chuyên môn.

Các doanh nghiệp của Đồng Kỵ thuê thợ trong làng và thợ của làng Chõ ở

bên cạnh. Những người này đã làm thuê từ mười năm nay sau khi được dạy nghề.

- Các công đoạn sản xuất sử dụng máy (chà nhám, máy cưa, máy bào, máy khoan...). Tại Đồng Kỵ, mỗi xưởng chuyên về một công đoạn sản xuất, sử dụng một loại máy nhất định.

Các doanh nghiệp có đăng kí của Đồng Kỵ thuê thợ chuyên môn gia công các bộ phận đồ gỗđòi hỏi tay nghề cao:

- Xã Hương Mạc (Kim Thiệu, chuyên đẽo tượng, Hương Mạc chuyên đóng ghế, và Mai Động, gia công bàn thờ).

- Phú Khê (Phú Khê Thượng, trước đây là chuyên gia công đồ thờ cúng trạm trổ và xà nhà trạm trổ) và Phú Khê Đông, Tiến và Bảo Nghĩa Lập, nơi có hoạt động sản xuất mới phát triển gần đây.

- Làng Thiết Ung (Văn Hà, Hà Nội) chuyên về tạc tượng Phật, phượng, rùa, và gần đây là nghề mộc.

- Xã Chuyên Mỹ (Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60km) khảm trai. 500 thợ

khảm làm theo mùa vụởĐồng Kỵ và làm các bộ phận phức tạp nhất và kiểm soát việc buôn bán trai.

Mặc dù họ có nghề lâu đời (Phú Khê chuyên trạm trổ từ hơn 1.000 năm nay) hoặc đã được đào tạo trong các hợp tác xã, hầu hết thợ thủ công các làng lân cận không có đủ vốn và quan hệ xã hội và thương mại để tự kinh doanh. Họ không có đầu óc kinh doanh của các doanh nhân Đồng Kỵ, những người đã nằm các mạng lưới thương mại từ nhiều thế kỉ và có khả năng tài chính để mua gỗ. Chỉ

có năm, sáu doanh nghiệp ở Phú Khê và chừng đó doanh nghiệp ở Hương Mạc có đăng kí kinh doanh và có thể xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.

* Các công đoạn thực hiện trong xưởng của đơn vịđặt hàng:

Các doanh nghiệp Đồng Kỵ thuê lao động phổ thông (thường là phụ nữ)

để dạy nghề tại xưởng và để lắp ráp các bộ phận thuê gia công, hoàn thiện (đánh giấy ráp và véc-ni), cắt gỗ hoặc xử lí đơn hàng nhỏ.

Năm 2006, khoảng 5.200 nhân công làm thường xuyên và thời vụ từ các làng xung quanh và các tỉnh lân cận (Hà Tây, Hà Nội, Bắc Giang) làm việc trong các xưởng của Đồng Kỵ. Có cả chợ thuê lao động công nhật.

* Các thị trường nguyên liệu:

Đồng Kỵ là trung tâm của một mạng lưới thương mại lớn (gỗ và đồ nội thất) có chân rết trên toàn quốc và quốc tế (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Với việc mở cửa kinh tế, mạng lưới đã được mở rộng.

b) Không gian sản xuất mang tính xã hội

Có nghề và khoảng cách gần gũi là hai yếu tố quan trọng để làm hàng gia công. Do chuỗi sản xuất trong kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ thường dài do các bộ phận đồ gỗ cần lắp ráp thường nặng, và mức độ phân công lao động giữa

số lượng lớn các cơ sở sản xuất rất cao, cần phải có cách nhất định để tổ chức mặt bằng sản xuất: di chuyển nhiều làm tăng chi phí. Các xưởng gia công các công đoạn khác nhau cần phải ở gần nhau (Dubiez B. và C. Hamel, 2009).

- Xưởng cắt được đặt ở các trục chính của làng. Chỉ có khoảng 20 xưởng vì các cơ sở này rất nhiều mặt bằng (khu vực máy chiếm 24 m2) và giá cao (300 triệu đồng). Các xưởng chỉ làm việc ban ngày, ban đêm dừng hoạt động vì ồn.

- Các xưởng khác không đòi hỏi dùng nhiều mặt bằng (trai) và nằm trong các ngôi nhà không có người ở tại khu vực sản xuất thủ công và nằm dọc theo các trục thứ cấp.

- Một số hoạt động được nhiều người làm và được phân bố tại mỗi làng

để người thợ có thể sử dụng các dịch vụ khác nhau.

Sự phân bố không gian của các hoạt động thay đổi tùy theo giá đất đai, thị trường, nhu cầu, yêu cầu bảo vệ môi trường của pháp luật. Vì vậy, các xưởng chuyên môn hóa dịch vụ hoặc có loại máy nào đó sẽđược phân bốở

mỗi làng để các nhà sản xuất có thể sử dụng dịch vụ của họ một cách dễ dàng.

2) La Phù, cụm làng nghề chuyên dệt và làm bánh kẹo với chuyên môn

hạn chế

Các sản phẩm đan có hai thị trường:

- Các quốc gia thị trường quốc tế: thị trường Đông Âu (thị trường cũ thời kỳ tập thể hóa) liên quan đến các doanh nghiệp có đăng kí. Thị trường này có vụđông tại châu Âu (từ tháng Hai đến tháng Chín).

- Thị trường trong nước: áo len chất lượng thấp cho các tỉnh miền núi, bít tất (chợĐồng Xuân ở Hà Nội), tay áo và cổ áo cho các doanh nghiệp dệt may trong nước. Để tránh cạnh tranh với hàng Trung Quốc hoặc với các doanh nghiệp dệt may hiện đại trong nước, các cụm La Phù nhắm vào phân đoạn cấp thấp và tìm cách đa dạng hóa sản xuất.

Hệ thống thuê gia công thay đổi tùy theo hai loại thị trường:

Đối với thị trường quốc tế, các chủ đơn hàng có đăng kí giao cho các xưởng gia đình nhỏ có trang bị một loại máy đan thuê các mảnh áo len. Họ đan tay áo hoặc thân áo, tùy thuộc vào máy của họ. Chủđơn hàng cung cấp sợi và đôi khi họ thuê hoặc cho thuê máy. Người nhận gia công chỉ bán sức lao động của mình. Các bộ phận của áo len rất dễ sản xuất và không cần máy

không có nhiều kiến thức, vốn, các mối quan hệ với những người bán buôn. Trong các cơ sở sản xuất của chủđơn hàng, nhân công chỉ sản xuất các bộ

phận có lợi nhuận cao nhất của một mặt hàng và đòi hỏi máy móc đặc biệt và họ thực hiện việc hoàn thiện, lắp ráp và đóng gói.

Một số ít nhân công thời vụ thuộc các làng nhận gia công làm việc trong xưởng tại trung tâm của cụm. Nói chung người thợ thích tự làm chủ và làm việc tại nhà. Họ không chấp nhận các điều kiện làm việc khắc nghiệt và mức lương thấp tại các xưởng lớn. Hầu hết nhân công đến từ các tỉnh xa.

Đối với thị trường trong nước, người thợ nhận đơn hàng gia công (ví dụ

như là và đóng gói tất) từ chủđơn hàng, hoặc họ thực hiện một công đoạn sản xuất (cổ và tay áo dệt và áo sơ mi) trên các máy chuyên dụng. Trong trường hợp này, thợ thủ công chuyên dụng nhận đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp dệt may lớn hoặc bán sản phẩm theo đặt hàng của các thương nhân Hà Nội (họ thường phục vụ một số khách hàng). Họ tự mua sợi, đầu tư máy móc hiện đại, điều này nằm ngoài khả năng của những người nhận gia công nhỏ, và họ không có quan hệ chủ thợ như những người nhận gia công nhỏ. Họ thuê nhuộm sợi tại các xưởng chuyên nhuộm.

Đồng Kỵ Mỹ nghệ 9 25.000 Phú Khê Hương Mạc Ngo Vân Hà Cắt Điêu khắc, khảm trai, trạm trổđặc biệt Lắp ráp Đánh véc-ni Nhuộm Đánh bóng Dương Ổ Làm giấy 5 Châm Khê Ngo Khê Tỉnh bên cạnh Thu gom Phân loại Chuẩn bị bột giấy Nấu giấy Gấp Cắt In Giấy dó Vàng mã

Nguồn:điều tra tại các UBND xã và các thợ thủ công, do Sylvie Fanchette và Nguyễn Xuân Hoản thực hiện.

II. Tính đặc thù và tính b sung ca các doanh nghip

chính thc và các cơ s phi chính thc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)