Tổ chức các cụm làng nghề: cách tích hợp các làng và các cơ sở có năng lực sản xuất và tình trạng pháp lí khác nhau trong chuỗi sản xuất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 105)

sn xut và tình trng pháp lí khác nhau trong chui sn xut

Một cụm các làng nghề là một hệ thống sản xuất tại chỗ (localise) bao gồm một loạt các cơ sởđa dạng về quy mô, tình trạng pháp lí, phương thức sản xuất và kĩ thuật. Cụm bao gồm một sốđịa phương và cơ sở có hoặc không

được tiến hành ởđó. Mật độ tập trung các cơ sở nhỏ gắn với sự phát triển mạng lưới giao dịch: mật độ cao tạo nên hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và sử

dụng tốt hơn mạng lưới các nhà cung cấp và phổ biến kiến thức tại nông thôn nơi mà nhiều thế hệ sống dưới một mái nhà. Như vậy, sự gần gũi của các cơ

sở sản xuất trong cụm góp phần phát triển nhanh chóng vô số các kết nối gia

đình và doanh nghiệp trong một mạng lưới của các mối quan hệ và các thợ

thủ công có các hiểu biết đa dạng bổ sung lẫn nhau.

1) Phân công lao động và chuyên môn hóa của các làng trong chuỗi sản

xuất: sự gắn kết của cụm làng nghề

Các cụm được tổ chức ở ba cấp độ: - Giữa các làng

Một cụm các làng bao gồm một trung tâm chính (đầu tầu), nơi đặt trụ sở

của các nhà sản xuất và người nhận gia công, các doanh nghiệp đăng kí lớn nhất, các đơn vị này thường được trang bị máy móc và tập trung trong một khu vực thủ công. Có một số loại quan hệ giữa các làng trong các hệ thống này. Mỗi làng chuyên về một loại sản phẩm, nhưng phụ thuộc vào làng khác trong việc:

+ Cung cấp nguyên liệu (thu mua, phân loại, tái chế). Đối với các làng sử

dụng vật liệu tái chế, chuỗi xử lí các vật liệu này khá dài. Trong trường hợp tái chế giấy, có nhiều dạng phân loại khác nhau (giấy phế thải chất lượng tốt, người sử dụng giấy, túi xi-măng...). Các xưởng tham gia vào các hoạt động này nói chung là thuộc các làng nghèo và cụm thứ cấp có lực lượng lao động lớn, ít nguồn lực để trang bị máy móc thiết bị cho xưởng. Ở làng chủ đơn hàng, người già và trẻ em tham gia các hoạt động loại này.

+ Bí quyết nghề: một số làng có nghề chuyên môn từ nhiều thế kỉ và sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp (trạm, khảm xà cừ, mộc...). Người thợở

các làng này thường ít có đầu óc thương mại và kiến thức về quảng bá sản phẩm và phải dựa vào các làng năng động hơn.

+ Mặt bằng sản xuất: chủđơn hàng của các làng chính có nhu cầu sử

dụng đất rất cao và trong trường hợp không có đủđất trong làng, họ thuê đất tại các làng lân cận để lập nhà xưởng và cửa hàng. Điều này khiến giá đất ở

các làng cho thuê đất tăng và thợ thủ công của các làng này bịảnh hưởng. + Về dịch vụ (vận tải, thương mại, thị trường nguyên liệu, sửa chữa máy).

+ Hoạt động phụ khác liên quan đến hoạt động chính (đóng gói sản phẩm, nhuộm hoặc may cho các làng dệt).

+ Cung cấp lao động: làm thuê, nhân công hoặc người học nghề. Các làng năng động nhất trong cụm mở rộng việc thuê gia công diễn ra theo hai hướng: các xã gần nhất được giao làm hàng gia công và cung cấp một phần lao động thời vụ, còn các tỉnh xa hơn thì cung cấp nhân công dài hạn thường xuyên, không có kinh nghiệm nhưng nhận lương thấp và chấp nhận các điều kiện làm việc khó khăn.

- Ở cấp độ làng:

Có sự phân công lao động giữa các cơ sở có năng lực bổ sung cho nhau, hoặc thực hiện một công đoạn sản xuất hoặc sản xuất một loại sản phẩm. Do tác động của việc cơ giới hóa và đa dạng hoá sản xuất, có sự phân công lao

động lớn hơn giữa các hộ và điều này làm tăng độ dài của chuỗi sản xuất. Các nguyên liệu từ phế liệu (giấy hoặc kim loại) được trao đổi giữa nhiều nấc những người thu gom và được phân loại tại rất nhiều hộ (giấy), hoặc được các thợ thủ công có trang bị máy móc chế biến (trong trường hợp đúc, thợ đúc bán kim loại tái chếở dạng phôi cho các doanh nghiệp có máy cán, các doanh nghiệp này lại bán kim loại ép phẳng cho thợ cắt để làm chậu, khay hoặc chiêng).

- Giữa các hộ gia đình trong làng và doanh nghiệp chính thức trong khu công nghiệp:

Các doanh nghiệp lớn trong các khu công nghiệp đô thị thuê các xưởng nghề gia đình tại các làng nghề sản xuất một số phụ tùng. Chúng tôi thấy dạng quan hệ này trong ngành công nghiệp luyện kim.

2) Hệ thống đặt hàng gia công và việc hội nhập của khu vực phi chính

thức vào khu vực chính thức gắn chặt với khái niệm cụm làng nghề

Việc phân công lao động giữa các làng của cụm chủ yếu dựa vào quan hệ

thuê lao động gia công trong hệ thống các làng. Các làng năng động nhất - nói chung gồm nhiều doanh nghiệp tư nhân nằm ở các làng chính - gắn với các xưởng gia đình của làng bên thông qua các hợp đồng. Các doanh nghiệp này khởi xướng hoạt động sản xuất cho các làng bên, tại thời điểm chủ nghĩa tập thể thông qua hợp tác xã, từ thời kỳĐổi mới thông qua dạy nghề. Có ba loại hình quan hệ thuê gia công:

- Thuê gia công phần thủ công của sản phẩm không đòi hỏi bí quyết: đan mây và tre trong làm rổ rá. Các doanh nghiệp lớn chính thức kí kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài và thuê người quản lí các xưởng sống tại các làng khác nhau của cụm và chuyên về một sản phẩm nhất định để gia công các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn hàng. Quản lí các xưởng lại tiếp tục giao các công đoạn thủ công cho nhiều hộ gia đình.

- Thuê gia công các công đoạn do máy móc đơn giản thực hiện trong các xưởng không cần đào tạo nhưng được trang bị máy móc.

- Thuê gia công các công đoạn phức tạp yêu cầu chuyên môn nhất định.

3) Phân công lao động ngày càng tăng và chuỗi sản xuất ngày càng dài

Chuỗi sản xuất nói chung được chia thành nhiều giai đoạn:

- Chế biến nguyên liệu: một sốđược tái chế, chẳng hạn như giấy hoặc kim loại, và phải được phân loại và đúc thành thỏi để xử lí trong trường hợp của kim loại, số khác đòi hỏi một công đoạn chế biến trước (dệt sợi và nhuộm, trong trường hợp của sợi trong dệt vải) hoặc xử lí chống nấm và côn trùng, trong trường hợp của tre hoặc mây. Điều này thường được thực hiện trong xưởng gia đình độc lập khi họ bán nguyên liệu cho chủđơn hàng hoặc các xưởng gia đình khác.

- Các nguyên liệu này sau đó được xử lí trực tiếp bởi thợ thủ công hoặc

được người nhận gia công phân phối cho những người làm gia công.

• Trong trường hợp thợ thủ công trực tiếp xử lí nguyên liệu, có sự phân công lao động khi mỗi người thực hiện một công đoạn tùy theo kĩ năng hoặc máy móc của họ và bán lại sản phẩm sơ chế của mình cho các thợ khác.

• Trong trường hợp thuê gia công, chủđơn hàng chia cho thợ các việc thủ

công nhất, các việc đòi hỏi công phu nhất hoặc phần việc yêu cầu sử dụng máy móc.

- Các bộ phận đã gia công được gom lại tại xưởng của chủ thầu, nơi tiến hành việc kiểm tra chất lượng, hoàn thiện và đóng gói.

Gia công thuê tại nhà là biểu hiện của việc phân công lao động ở mức độ

cao và việc hợp lí hóa hệ thống sản xuất, mỗi nhân công tối ưu hóa kiến thức, máy móc của mình... Hơn nữa, một phần còn do mặt bằng sản xuất hạn chế

và chủ đơn hàng không có đủ chỗ tại xưởng cho toàn bộ thợ thực hiện các công đoạn sản xuất khác nhau. Đây một hệ thống linh hoạt trong sử dụng lao

ngắn, một số hoạt động rất thủ công nhưđan rổ rá, cần phải thuê hàng trăm nhân công đểđáp ứng nhanh các đơn hàng.

Mức độ phân công lao động cao trong xưởng và giữa những người làm thuê cũng là do các các chủđơn hàng và các ông chủ muốn giữ bí mật sản xuất khi mở rộng xưởng ra bên ngoài. Thật vậy, các ông chủ sợ rằng nếu thợ

biết cách hoàn thành tất cả các công đoạn sản xuất, họ sẽ tự làm và cạnh tranh ngược trở lại. Chỉ có ông chủ biết cách sử dụng tất cả các máy trong xưởng, còn người thợ thì chỉ chuyên về một loại máy. Cho đến gần đây, kĩ

thuật sản xuất của làng hay của gia đình được giữ bí mật và thậm chí các cô con gái cũng không được truyền nghề, vì trong trường hợp kết hôn với người làng khác, họ có thể tiết lộ nghề. Cùng với sự tăng trưởng của sản xuất, mở

rộng thuê nhân công, nhiều người dân làng phụ cận cùng làm việc với thợ thủ

công của làng chính và chia sẻ các bí quyết sản xuất, nhưng không đầy đủ. Các doanh nghiệp nhỏ có ít vốn có thể tham gia vào quá trình sản xuất mà không cần có xưởng, máy móc để thực hiện đơn đặt hàng.

4) Mối quan hệ tin cậy giữa các chủđơn hàng và người gia công thuê

Quan hệ giữa các doanh nghiệp đặt hàng và các cơ sở gia công đơn hàng - các cơ sở này thường không đăng kí kinh doanh - không dựa trên hợp đồng. Vậy bản chất của sự tin tưởng trong quan hệ giữa hai loại cơ sở sản xuất kinh doanh này là gì trong trường hợp cần bảo đảm tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Ví dụ các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền (như gỗ quý), cung cấp nguyên liệu cho cơ sở gia công. Trong trường hợp hàng gia công kém chất lượng, doanh nghiệp đặt hàng sẽđược đền bù thiệt hại. Trong khu vực này, có một số loại quan hệ như sau:

- Vùng lân cận, quan hệ gia đình - Kiến thức kĩ thuật (sở hữu máy móc) - Bí quyết (điêu khắc, khảm xà cừ)

- Quan hệ thầy trò: một số chủ xưởng ở Đồng Kỵ dạy nghề cho thợ của các làng khác. Họ mở xưởng tại nhà và sau đó gia công thuê cho ông chủ cũ.

Tại La Phù (dệt), người làm thuê được giới thiệu với các ông chủđặt hàng qua trung gian những người quen, là những người thợ làm việc tại nhà hoặc những người sống ở các làng chuyên gia công thuê cho làng chính.

mẫu để làm thử và cần đặt cọc cho đơn hàng đầu tiên. Nếu công việc trôi chảy, đơn hàng thứ hai không yêu cầu đặt cọc. Các doanh nghiệp chính thức có quy mô lớn kí các “hợp đồng” nhưng thường là các hợp đồng không có hiệu lực vì các cơ sở gia công không có đăng kí.

Có các mối quan hệ giữa các làng chuyên cung cấp lao động và các làng sử dụng lao động. Số lượng các mối liên kết giữa các làng này và mối quan hệ

lâu dài của họđảm bảo cho lòng tin.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 105)