Xem phần 1.2 của ấn phẩm này.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 82)

công việc, Razafindrakoto và Roubaud đã dựa vào câu hỏi về “Anh/chị có dự định nào về công việc trong tương lai?”, thay vì sử dụng một câu hỏi chủ

quan đánh giá về mức độ hài lòng như cách thường sử dụng trong nhiều nghiên cứu. Do vậy, những người trả lời rằng họ muốn duy trì công việc hiện tại được xem là hài lòng với công việc.

Về cơ bản, nếu việc “tham gia vào việc làm phi chính thức” có mối quan hệ thuận và chặt chẽ với dự định rời bỏ việc làm hiện tại, trong điều kiện kiểm soát các yếu tố khác, thì việc làm phi chính thức hiện tại được coi là do hoàn cảnh ràng buộc hơn là sự lựa chọn lâu dài của người lao động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là dựđịnh tìm đến một việc làm mới không hẳn luôn

đồng nghĩa là lao động phi chính thức đang tìm cách hòa nhập vào khu vực chính thức để có được việc làm tốt hơn. Trong mô hình, chúng tôi cũng sử

dụng các biến giả thể hiện đặc tính công việc và vềđiều kiện thu nhập để

kiểm soát các tác động khác đối với ý định chuyển đổi việc làm. Các kết quả ước lượng được trình bày trong Bảng 4. Mô hình 1 chỉ bao gồm các biến giả

phân định người lao động theo tình trạng di cư và khu vực của việc làm hiện tại. Với hai tiêu thức này, toàn bộ mẫu được phân định thành sáu nhóm khác biệt theo tình trạng di cư (từ nông thôn, từ thành thị, không phải là di cư), và theo loại việc làm (chính thức hoặc phi chính thức). Nhóm lao động di cư

có việc làm chính thức được chọn làm nhóm tham chiếu. Theo mô hình này, các hệ số hồi quy phản ánh xác suất mà lao động thuộc một trong số năm nhóm còn lại có dựđịnh rời bỏ việc làm hiện tại, so với những lao động di cư từ nông thôn có việc làm chính thức ở thành thị. Trong Mô hình 2, ngoài các biến trên, các biến đặc điểm cá nhân được bổ sung thêm. Mô hình 3 đưa vào thêm các biến thể hiện các đặc điểm công việc, bao gồm logarit mức tiền công tháng và một biến giả thể hiện liệu người lao động có được hưởng các khoản phúc lợi từ việc làm hiện tại và một tập hợp các biến giảđể kiểm soát sự khác biệt theo các tỉnh. Trong Mô hình 5 phân tích của chúng tôi giới hạn vào mẫu chỉ gồm những lao động di cư nhằm đểđưa thêm vào một biến giả

thể hiện liệu công việc hiện tại có mang lại sự cải thiện về thu nhập so với trước khi di cư hay không?

Bảng 4: Kết quả ước lượng các mô hình yếu tố ảnh hưởng đến dự định tìm kiếm công việc mới

Các biến Mô hình (1) Mô hình (2) Mô hình (3) Mô hình (4) Mô hình (5) Tình trạng di cư và việc làm† Di cư từ nông thôn, có việc làm phi chính thức 0,776*** 1,044*** 0,717*** 0,841*** 0,781*** (0,228) (0,237) (0,261) (0,270) (0,285) Di cư từ thành thị, có việc làm phi chính thức 1,340*** 1,493*** 1,233*** 1,298*** 1,100*** (0,290) (0,295) (0,318) (0,324) (0,337) Không di cư, có việc làm phi chính thức 0,483** 1,099*** 0,783*** 1,043*** (0,232) (0,257) (0,285) (0,294) Di cư từ thành thị, có việc làm chính thức 0,170 0,263 0,435 0,405 0,287 (0,346) (0,352) (0,355) (0,359) (0,364) Không di cư, có việc làm chính thức -0,375 0,00615 0,0529 0,0405 (0,284) (0,301) (0,306) (0,309)

Đặc điểm xã hội học nhân khẩu

Tuổi 0,155** 0,194*** 0,179*** 0,150* (0,0626) (0,0643) (0,0642) (0,0894) Tuổi bình phương -0,00296*** -0,00364*** -0,00348*** -0,00293** (0,00091) (0,00094) (0,00094) (0,00138) Nam 0,0539 0,231* 0,199 -0,130 (0,129) (0,136) (0,137) (0,184) Trung học phổ thông 0,253* 0,347** 0,399*** 0,412** (0,141) (0,143) (0,147) (0,190) Cao đẳng và đại học 0,426* 0,759*** 0,899*** 0,569* (0,219) (0,226) (0,233) (0,335) Đã có gia đình -0,178 -0,153 -0,151 -0,107 (0,169) (0,172) (0,173) (0,219) Chủ hộ 0,145 0,228* 0,312** 0,381** (0,132) (0,135) (0,138) (0,178)

Thu nhập và phúc lợi từ việc làm Logarit của tiền công tháng -0,805*** -1,137*** -0,730*** (0,130) (0,143) (0,209) Được hưởng các phúc lợi (=1 nếu có) -0,520*** -0,217 -0,271 (0,183) (0,192) (0,233) Cải thiện thu nhập so trước

khi di cư

-0,707***(0,239) (0,239)

Thành phố (nơi ở hiện tại)

Hải Phòng -0,823*** -0,669** (0,220) (0,284) Hải Dương -0,924*** -0,817*** (0,228) (0,299) Quảng Ninh 0,486*** 0,454** (0,158) (0,209) Hệ số chặn -2,501*** -4,712*** 5,976*** 10,58*** 6,215** (0,204) (0,972) (1,891) (2,045) (2,935) Số quan sát 2,665 2,665 2,665 2,665 1,378 Log-likelihood -917,06 -888,61 -860,28 -834,85 -495,81 Lưu ý: Sai số chuẩn trong ngoặc đơn; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1; Di cư từ

nông thôn có việc làm chính thức là nhóm tham chiếu.

Nguồn:Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Trước hết, chúng tôi tìm hiểu kết quả về nội dung nghiên cứu chính về

mối quan hệ giữa tình trạng di cư, việc làm và dựđịnh chuyển đổi công việc. Kết quả cho thấy, so sánh với nhóm di cư từ nông thôn có việc làm chính thức, toàn bộ những lao động có việc làm phi chính thức, không kểđến họ là người di cư hay không phải là di cư, đều có nhiều khả năng chủđịnh rời bỏ

công việc phi chính thức hiện tại để tìm kiếm việc làm mới. Điều này ngụ ý rằng đối với cả lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị việc tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành phốđều chỉ xem là sự lựa chọn tạm thời và như vậy giả thuyết của mô hình di cư xác suất được kiểm chứng đối với trường hợp di cưđến Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của

tham gia vào việc làm phi chính thức đối với dựđịnh tìm việc làm mới cũng

đúng với nhóm không phải là di cư. Khi so sánh cụ thể hơn độ lớn của các hệ số hồi quy, kết quả Mô hình 1 cho thấy lao động di cư từ nông thôn làm việc phi chính thức có khuynh hướng dựđịnh rời công việc hiện tại cao hơn so với những người không phải là di cư có cùng loại việc làm. Khi kiểm soát các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu học quan sát được cũng như đặc điểm công việc (Mô hình 3 và 4), các kết quả lại cho thấy lao động không phải là di cư có khuynh hướng dựđịnh rời công việc cao hơn. Điều này ngụ ý rằng

đối với lao động di cư nông thôn có việc làm phi chính thức ở thành thị, sự

hấp dẫn của mức thù lao cao và phúc lợi đóng góp vào độ thỏa dụng dẫn đến hình thành ý định rời bỏ công việc phi chính thức hiện tại không nhiều như ở các lao động không phải là người di cư. Cụ thể về các đặc điểm công việc, kết quả cho thấy mức thu nhập tháng càng cao thì khả năng hình thành ý

định rời khỏi việc làm hiện tại càng thấp. Kết quả này phù hợp với những phát hiện được khái quát trong văn luận, cho rằng thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định sự hài lòng về công việc. Ngoài ra, trong Mô hình 5, chúng tôi đã

đưa vào thêm một biến giả thể hiện liệu có sự cải thiện về thu nhập khi so sánh giữa việc làm hiện tại với việc làm trước khi di cư. Đúng như dự tính, kết quả cho thấy biến này có ảnh hưởng theo quan hệ nghịch và có ý nghĩa với biến phụ thuộc, có nghĩa là những lao động di cư có được sự cải thiện về

thu nhập thường ít khả năng hình thành ý định rời công việc hiện tại để tìm việc làm mới.

Thu nhập tại nơi đến: những khoảng cách giữa việc làm chính thức và phi chính thức cũng như giữa lao động di cư nông thôn, di cư thành thị và lao động tại chỗ.

Mục đích chính của phần này là phân tích các yếu tố quyết định thu nhập từ việc làm chính thức và phi chính thức đối với lao động di cư từ nông thôn và so sánh giữa nhóm này với lao động di cư từ thành thị cũng như lao động tại chỗ. Phân tích này dựa vào dữ liệu về mức thu nhập tháng của lao động có việc làm để xây dựng hàm thu nhập. Vì có một bộ phận nhất định các cá nhân trong mẫu nghiên cứu là những người không làm việc, khi ước lượng hàm thu nhập cần phải tính đến cách khắc phục ảnh hưởng có thể xảy ra của sự thiên lệch trong kết quả. Chúng tôi áp dụng ước lượng hai bước theo phương pháp của Heckman (1979) để khắc phục vấn đề này. Theo đó, phương trình thu

nhập của lao động có việc làm được qua hai bước. Trong bước thứ nhất, chúng tôi ước lượng thiên hướng làm việc của mỗi cá nhân.6 Phương trình ước lượng thu được sau đó được sử dụng để tính giá trị nghịch đảo của tỉ số Mill, và kết quả này giữ vai trò là số hạng thể hiện sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Số hạng về sự lựa chọn của mỗi cá nhân có việc làm sau đó được đưa vào làm biến

độc lập trong phương trình thu nhập ở bước ước lượng thứ hai. Các kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) và theo phương pháp ước lượng hai bước của Heckman được trình bày ở Bảng 5.7

Kết quảước lượng hồi quy đối với toàn bộ mẫu (cột 1 và 2 của Bảng 5) cho thấy sự bất lợi về thu nhập với khoảng cách lên đến 8,7% đối với lao động di cư từ nông thôn so với những người sống ở thành thị. Trái lại, những người di cư từ thành thị nhận được lợi thế về thu nhập ở mức 6,7% so với những người không phải là di cư. So với các nghiên cứu trước đây dựa vào cùng nguồn dữ liệu (GSO, 2006), nghiên cứu này đi sâu hơn bằng việc tìm hiểu sự

phân đoạn của thị trường lao động thành thị có liên quan đến tình trạng di cư, đặc biệt là cho thấy khoảng cách thu nhập đáng kể giữa những lao động di cư từ nông thôn và lao động di cư từ thành thị.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)