chính thức là nơi cung cấp cơ hội việc làm và thu nhập tạo nên sự thu hút đối với những người di cư tiềm năng từ nông thôn.
bằng tổng thể do Cogneau, Razafindrakoto, and Roubaud (1996) xây dựng cho Cameroon, và do Bhattacharya (1998) thực hiện đối với các nước châu Á. Bhattacharya (1998) đã đưa vào mô hình cân bằng tổng thể gồm ba khu vực, các yếu tốđộng và sự di cư cùng với sự tích hợp có tính hệ thống khu vực phi chính thức. Các kết quả mô phỏng của mô hình này cho thấy có sự
thay đổi về cấu thành của di cư nông thôn - thành thị qua thời gian và cũng nhấn mạnh vai trò của việc làm phi chính thức là nơi thu hút người di cư
từ nông thôn.
Các sửa đổi của mô hình Harris-Todaro với sự phân định khu vực phi chính thức ở thành thị đã nêu lên những câu hỏi cho các nghiên cứu thực chứng về bản chất và vai trò của khu vực này trong quá trình tìm việc làm của người di cư (Lucas, 1997). Xuất phát từđó đã có nhiều nghiên cứu thực chứng được thực hiện nhằm kiểm chứng những giả thuyết của mô hình, đặc biệt là về vai trò của khu vực phi chính thức trong quá trình tìm việc làm (Banerjee, 1983; Meng, 2001; Florez, 2003). Trong một nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thuyết của mô hình di cư và vai trò của khu vực phi chính thức, Banerjee (1983) khái quát hai loại phân tích chính. Thứ nhất, một số
nghiên cứu (Sabot, 1977; Sethuraman, 1976; được trích dẫn trong Banerjee, 1983) chú trọng xác định tầm quan trọng của khu vực phi chính thức. Thứ
hai, có những nghiên cứu, chẳng hạn Mazumdar (1976), Obeirai (1977), v.v., tìm hiểu về phân bố việc làm và khu vực hoạt động của người di cư trong mối quan hệ với khoảng thời gian cư trú khác nhau ở thành thị. Banerjee cho rằng những cách thức phân tích như vậy chỉ cho phép cung cấp thông tin về cấu trúc và sự vận hành của thị trường lao động khu vực thành thị nhưng không cho phép cung cấp những kết quả kiểm chứng cho những dựđoán trong các mô hình di cư. Phân tích mà Banerjee thực hiện cho thấy sự thích hợp để phân
định liệu những người di cư tham gia vào khu vực phi chính thức có coi rằng việc làm trong khu vực này là mang tính tạm thời trong khi chờđợi cơ hội việc làm tốt hơn trong khu vực chính thức. Giả thuyết cơ bản được kiểm chứng trong phân tích này do vậy đó là việc làm khu vực phi chính thức là công việc mang tính tạm thời đối với những người mới di cư tới thành thị trong con
đường tìm đến việc làm chính thức. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực chứng cho thấy quá trình di cư khái quát trong mô hình xác suất dường như không phải là hiện thực đối với trường hợp những người di cư tới thành
phố Delhi và thực tế là hơn một nửa số trường hợp di cưđến thành phố này xuất phát từđộng lực tìm kiếm cơ hội việc làm trong chính khu vực phi chính thức. Thêm nữa, kết quả cũng cho thấy sự chuyển đổi thực tế cũng như tiềm
ẩn của các lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức là khá hạn chế. Chủđề này sau đó cũng được một số tác giả tập trung nghiên cứu (Florez, 2003; Meng, 2001). Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn dữ liệu sẵn có, các tác giả này đã sử dụng các cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Florez (2003) tập trung vào phân tích xem liệu tình trạng di cư có phải là một yếu tố
quyết định sự tham gia vào việc làm phi chính thức. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy điều kiện di cư có tác động rõ rệt đến đến khả năng tham gia vào việc làm trong khu vực phi chính thức hoặc thậm chí rơi vào tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là đối với các lao động nữ. Meng (2001) cũng sử dụng phương pháp tiếp cận bằng mô hình kinh tế lượng để kiểm chứng giả thuyết này. Tác giả đã đưa vào mô hình phân tích yếu tố tác động đến tình trạng việc làm một biến biểu hiện “kinh nghiệm làm việc ở thành phố” và một biến giả biểu hiện về sự hài lòng cá nhân đối với việc làm hiện tại. Ý tưởng phân tích khi sử dụng phương pháp tiếp cận này đó là nếu như“kinh nghiệm làm
việc ở thành phố” hoặc “sự hài lòng về công việc” có mối quan hệ thuận có
ý nghĩa đối với xác suất một cá nhân lựa chọn làm việc trong khu vực phi chính thức thì việc làm trong khu vực này không hẳn là lựa chọn mang tính chất tạm thời.
Tiếp theo chúng tôi trình bày một tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến chủ đề này ở Việt Nam. Sự di cư của lao động cũng là một chủđề thu hút được nhiều quan tâm. Điều được thừa nhận rộng rãi đó là các lao động di cư thường bị cuốn hút bởi các cơ hội việc làm có thu nhập cao ở các thành phố lớn. Thực tếđã cho thấy mức thu nhập bình quân ở các thành phố lớn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) cao hơn từ năm đến bảy lần so với thu nhập của các lao động làm nông nghiệp ở khu vực nông thôn (UNDP, 1998). Nghiên cứu của Cù Chí Lợi (2004) cũng đã nhấn mạnh rằng hầu hết những người di cư từ nông thôn tới thành thị là để tìm kiếm việc làm. Kết quả của một số nghiên cứu dựa vào nguồn dữ liệu của cuộc Điều tra Di cư năm 2004 (VMS 2004) đã chỉ ra rằng các yếu tố vềđịa lí đóng một vai trò quyết định bộ phận di cư này trong cấu thành người nhập cưđến khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc. Tuy nhiên, đối với phần đông
những người di cư từ nông thôn đến vùng Đông Nam Bộ, khoảng cách vềđịa lí không hẳn là trở ngại đối với quyết định di cư. Các yếu tố về kinh tế như cơ
hội việc làm và thu nhập có ảnh hưởng nhiều hơn đến quyết định di cư của lao động nông thôn từ những nơi ở xa vùng này (CIEM, 2006). Chẳng hạn có khoảng 19% số lao động nhập cư tới vùng này là từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhóm lao động trung niên có khuynh hướng di cư tìm việc làm ở
thành phố nhiều nhất. Do thiếu kĩ năng tay nghề, mặc dù có trình độ học vấn tương đối, nên nhiều lao động di cư nông thôn - thành thịđã gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm ở thị trường lao động thành thị (Cù Chí Lợi, 2004). Một đặc điểm quan trọng trong cấu thành của luồng di cưđến khu vực thành thịở các tỉnh miền Bắc đó là những người từ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng có trình độ học vấn cao hơn những người di cư từ các vùng khác. Cụ thể, hơn 45% những người nhập cư tới Hà Nội là những người đã hoàn thành phổ
thông trung học (ADB-M4P, 2007).
Tuy nhiên, các nghiên cứu về di cư lao động nông thôn dựa chủ yếu vào các dữ liệu thống kê mô tả với các thông tin về phân bố theo nghề nghiệp của những người di cư (Xem Djamba, Goldstein và Goldstein, 1999; UNFPA, 2007). Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập riêng đến chủđề về di cư
nông thôn - thành thị và mối quan hệđến thị trường lao động khu vực thành thị, đặc biệt là về vai trò của việc làm phi chính thức trong quá trình di cưở
Việt Nam. Một số nhận xét liên quan đến chủđề này thường thấy trong một số nghiên cứu đối với một bộ phận lao động di cư trong thời gian ngắn ở các khu vực thành thị, chẳng hạn như những người bán hàng rong (Jensen và Peppard Jr., 2003; MDB, 2007).
2. Nguồn dữ liệu và các thống kê mô tả
2.1. Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sử dụng trong bài viết được kết xuất từ kết quả của cuộc Điều tra Di cư do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004. Cuộc điều tra này cung cấp thông tin về các mặt sau: quá trình di cư, bao gồm cả quyết định di cư, các thời gian khác nhau liên quan đến sự di chuyển, và những tình trạng khác
nhau của cả người di cư và người bản địa ở nơi đến (GSO, 2005). Cuộc điều tra
đã thực hiện 10.000 cuộc phỏng vấn cá nhân, bao gồm 5.000 cuộc phỏng vấn nhười nhập cư và 5.000 cuộc phỏng vấn người dân bản địa. Toàn bộ những người được phỏng vấn đều thuộc nhóm tuổi từ 15 đến 59. Người di cưđược
định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đã chuyển từ một quận/huyện tới sống ở một quận/huyện khác trong vòng khoảng thời gian không quá năm năm trước thời gian tiến hành điều tra.3
Nhưđã đề cập trong phần giới thiệu, nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi của bốn tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh. Lí do khiến các tỉnh này được lựa chọn để
nghiên cứu di cư nông thôn - thành thịđó là yếu tốđặc thù. Vùng Đồng bằng sông Hồng luôn là một trong số những điểm đến mà nhiều người di cư quan tâm. Nếu xét riêng di cư nông thôn - thành thị, vùng Đồng bằng sông Hồng cùng với vùng Đông Nam Bộ là những nơi có luồng di cư lớn nhất bởi vì ở cả
hai nơi đều có những thành phố và những khu công nghiệp lớn nhất (Cù Chí Lợi, 2005). Hà Nội, thủđô của Việt Nam, đã trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ
từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, kinh tế thị trường đã thúc đẩy những sự liên kết kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân nhìn thấy rõ hơn các cơ hội việc làm
ở những nơi nằm ngoài địa giới hành chính nơi họđang sống (Đặng Nguyên Anh, 2001). Các thành thành phố còn lại trong vùng mà cuộc điều tra đã được tiến hành - Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh - đều là những thành phố
lớn với khu vực nội thành tập trung đông dân cư và diễn ra quá trình đô thị
hóa nhanh mở rộng sang khu vực ngoại ô. Kết quả Tổng Điều tra Dân số năm 1999 cho thấy Hải Phòng là một trong bốn trung tâm đô thị chính thu hút lượng người nhập cư nhiều nhất từ các tỉnh khác. Hơn nữa, với mật độ tập trung cao, các trung tâm và cụm công nghiệp, các tỉnh thuộc Hành lang Kinh tếĐông Bắc này được nhìn nhận là điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư từ các tỉnh khác.
Vì phiếu điều tra của cuộc Điều tra Di cư 2004 được thiết kếđể nắm bắt thông tin nhằm phân định cụ thể về cả nơi xuất phát và nơi đến của người