Việc làm và các làng nghề: được gọi là phi chính thức?

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 103)

1) Số liệu thống kê rất khác nhau tùy theo nguồn dữ liệu

Số liệu thống kê nhân công chính thức và tạm thời của các làng nghề

thay đổi tùy theo các nguồn khác nhau, tất cả tùy thuộc vào làng nghềđược

định nghĩa thế nào. Một số tổ chức đã thực hiện điều tra mở rộng dựa trên

định nghĩa với các mức độ chặt chẽ khác nhau:

- Điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT)/ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành vào năm 2002 định nghĩa các làng nghề dựa trên các tiêu chí khác nhau:

• Ít nhất 20% những người có khả năng và sẵn sàng lao động tham gia làm nghề thủ công toàn thời gian.

• Chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất thủ công đối với làng nghề.

Theo khảo sát này, có trên 1,3 triệu lao động vào năm 2004 phân bố

là Hà Tây cũ (409 làng và 337.000 nhân công). Với một định nghĩa được nêu khá ít giới hạn như thế nhưng số lượng làng nghề và nhân công lại rất thấp.

Tuy nhiên, trên thực tế, cuộc khảo sát đánh giá thấp số lượng các làng nghềđặc biệt là các làng có mức độ công nghiệp hóa cao và tham gia vào sản xuất vật liệu xây dựng, không được coi là nghề thủ công. Tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề, trong khi đó điều tra của Bộ NN&PTNT/JICA chỉ thống kê 32 làng. Cuối cùng, ngoài các nhân công tham gia toàn thời gian vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp diễn ra hầu hết quanh năm và được điều tra thống kê, cần bổ sung vô số lao động gia đình và nhân công thời vụ cũng tham gia vào hoạt động sản xuất, đặc biệt trong các giai đoạn làng nghề nhận được nhiều

đơn đặt hàng lớn.

- Cuộc điều tra của Hiệp hội các Làng nghề Việt Nam

Các làng được coi là làng nghề khi đã hoạt động được ít nhất 50 năm, có 50% sản lượng có nguồn gốc từ thủ công và ít nhất 30% dân số tham gia vào hoạt động này.

Theo định nghĩa này, Việt Nam có 2.790 làng nghề và 11 triệu thợ thủ

công. Hiệp hội các làng nghề thống kê toàn bộ người dân nông thôn tham gia sản xuất thủ công, dù là làm việc quanh năm hay theo mùa. Định nghĩa rất rộng này xuất phát từ mong muốn của hiệp hội là đề cao tầm quan trọng của hệ thống sản xuất này tại các vùng nông thôn và yêu cầu chính quyền hỗ trợ

sự phát triển của các làng nghề. - Các Sở Phát triển nông thôn tỉnh

Mỗi tỉnh có định nghĩa riêng về làng nghề. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũ, một làng nghề phải có ít nhất 50% người lao động toàn thời gian tham gia sản xuất hàng thủ công, các hoạt động sản xuất này chiếm 50% doanh thu của làng. Năm 2006, ước tính có 260 làng nghề, trong khi con số

Bộ NN&PTNT/JICA là 460 vào năm 2002. Các tỉnh có cách định nghĩa riêng về

các làng nghề nhằm tiếp cận làng nghề tốt hơn và thực hiện các chính sách khuyến khích nghề thủ công.

Các khác biệt trong định nghĩa dẫn đến khác biệt về con số thống kê làng nghề và thợ thủ công cũng cho thấy tồn tại các lợi ích chính trị và kinh tế khác biệt giữa các cơ quan có trách nhiệm. Các khác biệt này là bề nổi của tình trạng manh mún trong các chính sách phát triển nông thôn giữa các bộ và các sở.

2) Các làng nghề: nơi tập trung khu vực phi chính thức và các cơ sở sản xuất nhỏ

Đa phần các cơ sở có quy mô nhỏ và không đăng kí, chỉ có một số nhỏ đăng kí kinh doanh với hình thức doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân có hóa đơn đỏ. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh năm 2005, 89% lao động thủ công làm việc tại nhà và chỉ có 11% làm trong các doanh nghiệp và hợp tác xã.

Bảng 1: Thống kê các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong các làng nghề ở Bắc Ninh

Loại doanh nghiệp Số lượng Số nhân công

Doanh nghiệp 308

8.061Hộ cá thể có đăng kí 202 Hộ cá thể có đăng kí 202

Hợp tác xã 214

Hộ không đăng kí 18.415 72.608

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh, 2005

Tuy nhiên, mỗi loại hoạt động (dệt, giấy, rổ rá và đồ gỗ mỹ nghệ) có những đặc trưng riêng: độ dài của chuỗi sản xuất, phân công lao động, khả

năng cơ giới hóa các công đoạn của quá trình này và khả năng duy trì một phần nhân công lao động thủ công. Các đặc trưng này tạo nên các dạng quan hệ giữa các cơ sở sản xuất có tình trạng pháp lí khác nhau của cụm.

Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp chỉ kê khai một số ít nhân viên và rất nhiều thợ thủ công thuộc khu vực phi chính thức làm thuê cho các doanh nghiệp này tại nơi cư trú của họ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)