Hình 1. Mức độ hài lòng về công việc theo khu vực tại Việt Nam năm 2009 100% 80% 60% 40% 20% 0% Khu vực công Đầu tư nước ngoài DN trong nước Hộ cá thể chính thức Khu vực phi chính thức Nông nghiệp Tổng 31 19 30 47 45 49 70
Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Hiệu số hài lòng
Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.
Đối với những lao động trong khu vực phi chính thức, có lẽ tính dễ bị tổn thương và sự bất ổn của cuộc sống hàng ngày đã gây áp lực khiến mức độ
hài lòng giảm. Các phân tích về sự hài lòng về công việc dường như xác nhận giả thuyết “xếp hàng” đợi gia nhập khu vực chính thức.
Tuy nhiên, do tính không đồng nhất vốn có của khu vực chính thức, cần đi xa hơn việc phân tích các giá trị trung bình, bằng cách bóc tách từng khu vực theo các nhóm nhân công. Tình trạng việc làm là một tiêu chí quan trọng. Kể từ khi công trình nghiên cứu của Maloney (1999) tại Mexico, hai dạng việc làm thường được phân biệt trong các tài liệu nghiên cứu: nhân viên làm công ăn lương và lao động tự làm chủ. Nhân viên làm công ăn lương trong khu vực phi chính thức thu nhập ít hơn đối tượng này trong khu vực chính thức. Ngược lại, đối tượng thứ hai này lại thu nhập ít hơn những lao động độc lập / tự làm chủ trong khu vực phi chính thức, ít nhất là ở nhóm trên trong phân phối thu nhập, như nghiên cứu của Nguyễn và những người khác (2011) đã xác nhận tại Việt Nam.
Hình 2. Mức độ hài lòng về công việc trong khu vực kinh tế phi chính thức theo các nhóm, 2009 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Nông thôn Nam Nữ Chủ Lao động độc lập Làm việc trong gia đình không lương Hưởng lương Thành thị
Rất hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Hiệu số hài lòng
Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.
Thoạt nhìn, việc phân tích mức độ hài lòng theo tình trạng việc làm cho kết quả thú vị (hình 2). Trung bình, lao động hưởng lương hài lòng hơn so với lao động tự làm chủ: một nửa số lao động hưởng lương hài lòng về công việc của họ so với 1/3 số lao động tự làm chủ. Nhưng điều này chỉ có thể là một hiệu ứng thành phần. Thực vậy ngay sau khi bóc tách các kết quả theo lĩnh vực, thứ tự các cấp độ hài lòng của lao động độc lập luôn cao hơn. Đối với khu vực phi chính thức, người sử dụng lao động có hiệu số hài lòng là 54, tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ trung bình quan sát thấy trong khu vực tư nhân chính thức. Tiếp theo là các lao động độc lập và phụ việc gia đình (lần lượt là 30 và 31), đứng cuối là các lao động hưởng lương (22).
Ngoài các giá trị trung bình này, cần xem xét mức độ hài lòng từ góc
độ tiền lương. Thật vậy, kết luận vững chắc nhất trong các nghiên cứu là về
tác động tích cực của thu nhập đối với sự hài lòng. Sự việc thực nghiệm này
được phản ánh cả trong các nghiên cứu vĩ mô (cấp quốc gia) và vi mô (cấp
của thu nhập đối với hạnh phúc nói chung. Không tồn tại bằng chứng cho thấy điều ngược lại, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dù là đối với khu vực phi chính thức hay đối với tất cả lao động, mức độ hài lòng tăng khi mức thù lao tăng, ngay cả khi hiệu ứng thu nhập trong khu vực phi chính thức không rõ như trong các khu vực khác, như trong hình 3a.
Hình 3a. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương hay không hưởng lương của Việt Nam năm 2009
Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.
Tuy nhiên, mức độ hài lòng của những lao động phụ trong gia đình, theo
định nghĩa là người không được trả lương, là một thông tin thú vị: họ có mức hài lòng tương đương với lao động hưởng lương có thu nhập gần giá trị trung vị, qua đó cho thấy rằng tiền lương không phải là yếu tố tạo nên sự hài lòng thu được từ lao động. Ởđây, lợi ích của việc làm trong sản nghiệp gia đình và viễn cảnh ngày nào đó sẽ thừa kế doanh nghiệp (với những quyền lợi tương lai) là quan trọng hơn thu nhập hiện tại.
Phân tích hiệu ứng thu nhập cũng được thực hiện cho từng khu vực. Do cỡ mẫu nên chúng tôi sẽ tiến hành theo nhóm ngũ vị phân (1/5) thu nhập. Sự cải thiện mức độ hài lòng với thu nhập được quan sát đối với từng khu
Lao động trong gia đình không được trả lương
vực (hình 3b). Tuy nhiên, ở mỗi mức độ trong phân phối thu nhập, một số
khu vực có các mức độ hài lòng khác nhau. Nói chung thứ tự mức độ hài lòng giống như thứ tự chung.
Hình 3b. Mức độ hài lòng của lao động về công việc hưởng lương theo khu vực tại Việt Nam năm 2009 Khu vực công DN trong nước Khu vực phi chính thức DN nước ngoài Hộ cá thể chính thức Nông nghiệp
Nguồn: LFS2009, Tổng cục Thống kê; tính toán của tác giả.
3. Mô hình hóa và thảo luận về kết quả kinh tế lượng
Để đi sâu hơn trong những phân tích trước, không chỉ là sử dụng các mối tương liên đơn giản mà còn phải tiến hành những phân tích đa biến. Các phương thức trả lời câu hỏi về sự hài lòng đối với công việc dựa trên thang
điểm các mức độ, các mô hình probit hoặc logit, là phương thức thích hợp nhất để tính toán xác suất có điều kiện đạt được mức độ hài lòng nhất định. Chúng tôi cũng ước tính các mô hình tuyến tính (kết quả không trình bầy), dạng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), các mô hình này đã khẳng
định sự vững chắc của các kết quả mặc dù ít phù hợp với dữ liệu của chúng tôi. Chúng tôi tiến hành từng bước, bắt đầu từ mô hình đơn giản nhất (theo khu vực) và dần dần bổ sung các biến, tương ứng với đặc điểm của công việc, doanh nghiệp và người lao động. Cuối cùng, và để cố gắng kiểm soát một số
đặc điểm không quan sát được và xác nhận kết quả, chúng tôi đề xuất một hiệu ứng cốđịnh. Sự ổn định của các hệ sốước tính, không phụ thuộc vào
đặc điểm kĩ thuật được sử dụng, cho thấy kết luận của chúng tôi có độ vững chắc đáng kể.
Đầu tiên, mô hình đơn giản (Hình 1) xác nhận thứ tự mức độ hài lòng của các khu vực đã nêu trong phần trước (Bảng 3a). Việc bổ sung các biến khác không làm cho tình hình chung thay đổi: khu vực phi chính thức vẫn không
được ưa thích, điều này đặc biệt đúng khi tách riêng tác động của thu nhập (Hình 3). Như vậy, ở cùng mức thu nhập, khu vực này không mang lại mức độ
hài lòng nhiều hơn công việc nông nghiệp, điều này cho thấy rằng việc làm trong khu vực phi chính thức có liên quan đến các đặc điểm tiêu cực mà các mô hình của chúng tôi đã không xác định được. Chúng tôi sẽ cố gắng để khai thác đề tài này trong phần cuối cùng.
Tuy nhiên, vị trí tương đối của hai khu vực còn lại cũng đáng được lưu tâm. Một mặt, các “mức độ hài lòng cao” dành cho việc làm trong hộ chính thức trong nước giảm đáng kể khi đề cập đến tiền lương và tính chất công việc (Mô hình 3 và 4) và biến mất khi bổ sung đặc điểm của hộ kinh doanh và người lao
động (Mô hình 5 và 6). Vì vậy, làm việc trong khu vực này không có lợi thế (so với khu vực phi chính thức), ngoài các biến được đưa vào mô hình của chúng tôi. Mặc dù vậy, “mức độ hài lòng cao” đối với hộ cá thể chính thức vẫn ở mức cao, bất kể xem xét mô hình nào (kể cảước tính hiệu ứng cốđịnh). Đối với một người chủ hộ kinh doanh, việc không được đăng kí ảnh hưởng tiêu cực đến sự
hài lòng, hoặc trực tiếp (ví dụ, bị nhân viên nhà nước sách nhiễu hoặc bị xã hội khinh rẻ) hoặc gián tiếp, là biểu hiện của các đặc điểm tiêu cực liên quan đến việc làm (không đưa vào mô hình của chúng tôi) như bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ công hoặc các nhồi nhét trong các khu vực thiếu vệ sinh.
Thứ hai, các biến kiểm chứng khác nhau được đưa vào trong các mô hình cũng cung cấp thông tin có ý nghĩa. Dạng công việc hưởng lương định kỳ vẫn còn bịđánh giá thấp so với dạng công việc không hưởng lương định kỳ. Giấc mơ làm việc độc lập (tự làm chủ, không phải tuân theo ông chủ nào) là mong muốn của phần lớn lao động ở Việt Nam (Xem phần bốn). Mức thù lao ảnh hưởng đáng kểđến sự hài lòng về công việc.
Vềđặc điểm công việc, thời gian làm việc cũng có tác động (Mô hình 4 và dưới đây). Kết quả cho thấy rằng làm việc bán thời gian (ít hơn 35 giờ mỗi tuần)
làm giảm sự hài lòng, và làm việc bán thời gian không phải do tự nguyện. Hơn nữa, xét một cách logic, mong muốn làm việc nhiều hơn là biểu hiện của sự
không hài lòng trong công việc hiện tại. Ở một đất nước như Việt Nam, thiếu việc làm là một thước đo đáng tin cậy các căng thẳng trên thị trường lao động, không giống như thất nghiệp (Razafindrakoto và những người khác, 2011).
Được hưởng bảo hộ lao động cũng như an sinh xã hội hoặc được kí hợp đồng lao động chính thức cũng là các yếu tốđược người lao động đánh giá cao. Kết quả này khiến người ta phải suy nghĩ lại về các phê phán hệ thống pháp luật lao động hiện hành tại Việt Nam (Castel và To, 2010) Cuối cùng, thâm niên tỉ
lệ thuận với sự hài lòng. Thực tế là sựổn định việc làm dường như là một giá trịđược đánh giá cao, không tương thích với mô hình tính di động cao thường
được coi là một dấu hiệu của sự linh hoạt của nhân công cũng như của toàn bộ thị trường lao động.
Từ quan điểm vềđặc điểm của hộ kinh doanh, ngoài khu vực đã được phân tích, quy mô (số lao động) không có vẻ là một nhân tố chính tạo ra sự hài lòng, ngoại trừ, các tổ chức lớn hơi kém hấp dẫn một chút (Mô hình 5, 6 và 7). Tuy nhiên, bản chất công việc là quan trọng. Thật vậy, người Việt Nam thích làm thương mại hơn sản xuất, dịch vụ, có lẽ vì lí do văn hóa. Cuối cùng, các điều kiện làm việc cũng góp phần tạo ra sự hài lòng: có nơi làm việc cốđịnh tạo ra sự hài lòng trong khi làm việc lưu động, trên đường phố hoặc ngoài ruộng, đội mưa nắng, làm nhiều người ngần ngại.
Cuối cùng, vai trò của các biến kiểm chứng xã hội-nhân khẩu học xác nhận một số cảm nhận trực giác của chúng tôi đã được xác thực bởi phân tích mô tả. Với cùng loại công việc nhất định, lao động nông thôn, phụ nữ và người cao tuổi hài lòng hơn về công việc của họ hơn so với người lao động đô thị, nam giới và trẻ tuổi. Kết quả này càng vững chắc hơn, vì nó vẫn đứng vững trước ước tính phương trình có hiệu ứng cốđịnh. Ởđây có câu chuyện về mong muốn và nguyện vọng. Những người lao động thường bị chịu thiệt thòi thì cảm thấy hài lòng mặc dù về chất lượng có thấp hơn, có lẽ bởi vì ham muốn của họ ít hơn. Nếu có sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động (Baulch và những người khác, 2010; Roubaud, 2011) thì người lao động thiểu số không cảm nhận được sự phân biệt đối xử này một cách sâu sắc.
Cũng thú vị khi nhận thấy trình độ học vấn cao cũng làm tăng sự hài lòng. Ngoài những lợi ích đáng kể mà nó mang lại, văn bằng có thểđược coi
là chìa khóa mở ra cánh cửa triển vọng thăng tiến sự nghiệp và cũng có thể
có giá trị nội tại mang lại sự hài lòng cho người có bằng cấp. Đối với các biến khu vực, được đưa vào phép hồi quy (Mô hình 6) để kiểm soát tốt hơn tác
động của các điều kiện cụ thể của thị trường lao động địa phương (giá cả, cạnh tranh, chuyên môn…), nói chung các biến này có ý nghĩa. Đặc biệt, tại các thành phố lớn, Thành phố Hồ Chí Minh và nhất là Hà Nội, người lao động có mức độ hài lòng thấp hơn, điều này có thể là liên quan đến sự phiền toái của các đô thịđang phát triển (tắc nghẽn, ô nhiễm…).
Bảng 3a. Các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc (ra lệnh logit)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) Mô hình logit (hài lòng hoặc không) (1)+ tình trạng việc làm (2)+ Thu nhập (3)+đặc điểm công việc (4)+đặc điểm doanh nghiệp (5)+đặc điểm cá nhân Hiệu ứng cố định
Khu vực thể chế (Tương tựở khu vực phi chính thức)
Khu vực công 1,4*** 1,7*** 1,4*** 0,7*** 0,6*** 0,5*** 0,8***
(15,59) (14,37) (12,25) (5,286) (3,807) (4,127) (3,341)Doanh nghiệp nước ngoài 0,8*** 1,1*** 0,9*** 0,4** 0,5*** 0,4** 0,5* Doanh nghiệp nước ngoài 0,8*** 1,1*** 0,9*** 0,4** 0,5*** 0,4** 0,5*
(6,289) (6,776) (5,946) (2,539) (2,609) (2,075) (1,773)Doanh nghiệp trong nước 0,6*** 0,8*** 0,5*** 0,2** 0,1 0,1 0,3 Doanh nghiệp trong nước 0,6*** 0,8*** 0,5*** 0,2** 0,1 0,1 0,3
(8,852) (9,025) (6,946) (2,163) (1,124) (0,937) (1,443)Hộ kinh doanh chính thức 0,6*** 0,6*** 0,5*** 0,4*** 0,3*** 0,3*** 0,6*** Hộ kinh doanh chính thức 0,6*** 0,6*** 0,5*** 0,4*** 0,3*** 0,3*** 0,6*** (10,97) (10,22) (7,161) (7,166) (4,808) (5,582) (4,218) Nông nghiệp -0,3*** -0,3*** -0,1 -0,2*** -0,0 -0,1* -0,2 (-3,811) (-4,191) (-1,444) (-2,713) (-0,514) (-1,815) (-0,937) Tình trạng việc làm Hưởng lương định kỳ -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,3*** -0,2*** -0,4*** (-4,888) (-4,648) (-3,998) (-3,189) (-2,793) (-3,087) Thù lao log (thu nhập) -0,6*** -0,5*** -0,5*** -0,6*** -0,9*** (-9,946) (-8,730) (-8,820) (-10,69) (-12,40) log (thu nhập)² 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1*** (12,00) (10,39) (10,52) (12,97) (14,36)
log (thu nhập của các thành
viên khác trong gia đình) 0,0 0,0 0,0 0,0** -0,0
(1,049) (0,722) (0,676) (2,001) (-0,374)Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267 Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267 pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24 Đặc điểm công việc Bán thời gian -0,1* -0,1** -0,2*** -0,1 (-1,900) (-1,963) (-2,983) (-0,920) log (số giờ làm việc) -0,0 -0,0 -0,0 0,1 (-0,823) (-0,789) (-0,415) (0,431) Muốn làm thêm giờ -1,1*** -1,1*** -1,1*** -0,8*** (-16,55) (-16,18) (-19,63) (-4,563)
log (thâm niên) 0,1*** 0,1*** 0,1*** 0,1***
(5,837) (6,186) (6,413) (5,763)An sinh xã hội 0,2** 0,2** 0,2** 0,4*** An sinh xã hội 0,2** 0,2** 0,2** 0,4*** (2,096) (2,105) (2,078) (3,804) Hợp đồng lao động: không thời hạn (không hợp đồng) 0,5*** 0,5*** 0,5*** 0,8*** (4,226) (3,915) (4,659) (4,857) Hợp đồng lao động: có thời hạn (không hợp đồng) 0,2 0,2 0,3** 0,5*** (1,642) (1,434) (2,174) (3,525) Đặc điểm của doanh nghiệp
Quy mô [21-300] người
(quy mô<=20) 0,0 0,0 0,0
(0,526) (0,897) (0,239)Quy mô [300 or +] người Quy mô [300 or +] người
(quy mô<=20) -0,2* -0,1 0,0 (-1,786) (-1,283) (0,233) Sản xuất (dịch vụ) -0,0 -0,0 -0,0 (-0,682) (-0,854) (-0,425) Thương mại (dịch vụ) 0,1*** 0,1** 0,2*** (2,826) (2,161) (3,036) Nơi làm việc chuyên nghiệp (ngoài đường) 0,3*** 0,4*** 0,3*** (3,723) (5,486) (2,822) Tại nhà (ngoài đường) 0,3*** 0,3*** 0,4*** (5,602) (6,831) (5,449)
Đặc điểm xã hội-nhân khẩu học Nữ 0,1*** 0,3*** (4,740) (5,684) log (tuổi) 0,2*** 0,3*** (4,050) (3,241) Chủ hộ 0,1** 0,1 (2,356) (1,623) Học vấn: đại học 0,4*** 0,4*** (7,110) (2,926) Di cư -0,0 -0,4 (-0,462) (-1,077) Thiểu số 0,1 0,4 (1,019) (1,408) Nông thôn 0,3*** (5,531) Khu vực Hà Nội -0,7*** (-9,882) Thành phố Hồ Chí Minh 0,1 (0,431) Đồng bằng sông Cửu Long 0,4*** (4,974) Đồng bằng sông Hồng 0,4*** (5,419) Đông Nam 0,2*** (2,806) Duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ 0,1 (1,193) Miền núi phía Bắc 0,2*** (4,303) Số quan sát 35 528 35 528 35 224 35 018 35 018 35 018 10 267 pseudo R2 0,04 0,04 0,07 0,09 0,09 0,10 0,24
Log (pseudo likelihood) -35 516 -35 469 -34 167 -33 363 -33 312 -32 827 -2 936 Thống kê z trong (). *** p<0,01, ** p<0,05, * p<0,1.
Để tính đến tính không đồng nhất của khu vực phi chính thức và sự phù hợp với các kết quả nghiên cứu hiện hành, chúng tôi ước tính lại các mô hình trên, nhưng bằng cách tách biệt lao động hưởng lương định kỳ với lao động hưởng lương không định kỳ trong khu vực phi chính thức. Thật vậy, nhiều nghiên cứu được trích dẫn trong phần một của bài viết này kết luận rằng phổ
biến lao động độc lập thuộc khu vực phi chính thức lựa chọn khu vực này, trong khi các lao động hưởng lương định kỳ phải bám trụ vì không kiếm được việc tốt hơn. Ước tính của chúng tôi chỉ xác nhận một phần kết luận này (Bảng 3b). Tất nhiên lao động hưởng lương định kỳ trong khu vực phi chính