Theo quy ước trong cuộc điều tra này, đối với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, những người chuyển nơi ở từ một quận/huyện sang quận/huyện khác thuộc cùng thành phố

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 77)

Minh, những người chuyển nơi ở từ một quận/huyện sang quận/huyện khác thuộc cùng thành phố không được tính là di cư.

di cư nên dữ liệu điều tra cho phép xác định bốn loại di cư gồm: nông thôn - nông thôn, nông thôn - thành thị, thành thị - nông thôn và thành thị - thành thị. Do mục đích của nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về sự tham gia cũng như thu nhập của lao động di cư từ nông thôn ở thị trường lao động thành thị, nên trong mối quan hệ so sánh với lao động đến từ các thành thị khác cũng như lao động bản địa, hai loại di cưđược tách khỏi mẫu nghiên cứu

đó là di cư nông thôn - nông thôn và thành thị - nông thôn. Do vậy, dữ liệu sử dụng trong bài viết chỉ bao gồm ba nhóm: di cư nông thôn - thành thị, di cư thành thị - thành thị, và những người sống tại chỗ. Lao động có việc làm, người thất nghiệp và những người không tham gia hoạt động kinh tế được phân định dựa vào khái niệm chuẩn. Người thất nghiệp là trường hợp không làm việc và đã chủ động tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian tham chiếu mà cuộc điều tra quy định. Với cuộc điều tra này, thất nghiệp là những người đã trả lời “không có việc làm và mong muốn làm việc”. Việc làm phi chính thức được định nghĩa một cách gần nhất với khái niệm chuẩn dựa theo những thông tin mà cuộc điều tra nắm bắt được. Cụ thể, việc làm (lao động) phi chính thức là những lao động có việc làm nhưng không

được kí hợp đồng lao động. Trên thực tế, không được kí hợp đồng lao động thường cũng có nghĩa là lao động không được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội cũng như các phúc lợi khác. Thông tin sẵn có từ một câu hỏi trong cuộc

điều tra này về phúc lợi mà lao động được hưởng từ công việc hiện tại cho phép kiểm chứng giả định này. Trong số những lao động cho biết rằng họ

không được kí hợp đồng lao động thì có hơn 90% không được hưởng bất kỳ

khoản phúc lợi nào.

2.2. Thng kê mô t

Điểm khái quát chung có thể nêu lên từ kết quảđó là những người trước

đây sống ở nông thôn chiếm bộ phận chủ yếu (khoảng hơn 70%) trong số

những người di cưđến các thành phố này (Bảng 1). Tuy nhiên, sự khác biệt trong phân bố theo nơi đi của người di cư giữa các thành phố cũng là kết quả

cần lưu ý. Bên cạnh nhóm di cư nông thôn - thành thị thì ở Hà Nội những người di cư tới từ các thành phố khác cũng là bộ phận có tỉ trọng đáng kể

(33,8 %). Nhìn chung ở cả bốn thành phố tỉ trọng lao động di cư tới từ các khu vực thành thị khác là khoảng 22% tổng số người di cư.

Bảng 1: Nơi xuất phát của lần di cư gần nhất

Nơi đi Nơi đến

Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Thành phố 33,8 9,7 9,9 14,8 22,1

Thị trấn 4,4 1,8 4,9 7,6 4,8

Nông thôn 61,8 88,5 85,1 77,6 73,1

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Xét về phân bố của những người di cư từ nông thôn theo tình trạng việc làm, Bảng 2 cho thấy tỉ lệ tham gia hoạt động kinh tế của những người di cư

tới thành phố Hải Dương là cao nhất (hơn 95%) trong số bốn thành phố. Thêm nữa, tỉ trọng lao động di cư tới thành phố này tham gia vào việc làm phi chính thức là thấp nhất (51,8%). Điều này có thể lí giải bởi thực tế là ở Hải Dương

đã diễn ra sự chính thức hóa lao động rõ rệt trong quá trình tham gia mạnh mẽ và nhanh chóng vào quá trình hội nhập kinh tế. Nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài tỉnh đã thực hiện chính sách chủđộng thông qua giảm thuếở

mức thấp hơn so với các tỉnh xung quanh và đơn giản hóa các thủ tục hành chính (Nguyễn Thị Bích Thủy và những người khác, 2009).

Bảng 2: Tình trạng của người di cư nông thôn trên thị trường lao động thành thị

Tình trạng Hà Nội Hải Phòng Hải Dương Quảng Ninh Chung

Việc làm chính thức 32,9 25,3 43,6 25,3 31,7

Việc làm phi chính thức 60,8 65,2 51,8 67,9 61,6

Không làm việc 6,4 9,6 4,6 6,8 6,7

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn:Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Nhưđã đề cập ở trên, phạm vi nghiên cứu chỉ xét thị trường lao động thành thịở nơi đến của người di cư với trọng tâm là di cư từ nông thôn, nên

ở những phần tiếp theo chúng tôi tập trung phân tích so sánh ba nhóm: di cư

từ nông thôn, di cư từ thành thị và người dân bản địa. Bảng A1 trong phần phụ lục cung cấp các thống kê tổng hợp từ mẫu nghiên cứu. Xét về các đặc

điểm nhân khẩu học, kết quả cho thấy người di cư từ nông thôn có khuynh hướng không đồng đều với bộ phận nữ là chủ yếu (65%). Họ có trình độ học vấn thấp hơn so với những người di cư từ thành thị cũng như so với những người không phải là nhập cư. Hai nhóm di cư có sự tương đồng khá rõ về

tình trạng hôn nhân (khoảng 50% là những người đã kết hôn), về vị trí trong hộ gia đình (hơn 50% là chủ hộ), trong khi đó hầu hết những người bản địa trong mẫu điều tra là những người đã kết hôn. So với những người di cư từ

thành thị, người di cư từ nông thôn có độ tuổi trẻ hơn và có thời gian sống

ở nơi đến ngắn hơn. Kết quả cũng cho thấy những khác biệt giữa các nhóm di cư và người dân bản địa về phương diện vị thế trên thị trường lao động và khu vực làm việc. Nhìn chung, người di cư từ nông thôn có tỉ lệ tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như tỉ lệ tham gia vào việc làm phi chính thức cao hơn so với các nhóm khác. Trái lại, những người di cưđến từ các thành thị

khác thường có khuynh hướng tham gia nhiều hơn vào các việc làm chính thức ở nơi đến. Xét về khu vực thể chế của nơi cung cấp việc làm, kết quả cho thấy việc làm phi chính thức chủ yếu thuộc vào khu vực tư nhân không có tư

cách pháp nhân (chiếm tương ứng 80%, 71% và 88% trong số các nhóm di cư

từ nông thôn, di cư từ thành thị, và người không thuộc nhóm di cư). Việc làm phi chính thức cũng xuất hiện ngay cả trong khu vực công, tuy nhiên với một tỉ trọng nhỏ khoảng 2%. Khi làm việc, những người di cư từ nông thôn thường tham gia nhiều hơn vào việc làm phi chính thức so với những người di cư từ

thành thị. Lao động di cư từ nông thôn tham gia vào việc làm phi chính thức thường có độ tuổi cao hơn so với những người có việc làm chính thức, trong khi đó đối với những người di cư từ thành thị không có nhiều sự khác biệt theo độ tuổi giữa các nhóm có việc làm chính thức và phi chính thức. Tỉ lệ nữ

trong số những người di cư từ nông thôn đến các thành phố này tương đối cao và họ tham gia chủ yếu vào việc làm phi chính thức. Xét về trình độ học vấn của những người có việc làm, tỉ lệ có trình độ học vấn cao là tương đối khác biệt giữa các khu vực cũng như theo tình trạng di cư. Tỉ lệ có trình độ

học vấn cao nhất thuộc nhóm lao động di cư từ thành thị tham gia với việc làm chính thức. Cụ thể, 40,8% trong nhóm này có trình độ cao đẳng hoặc đại

học. Trái lại, chỉ 16,3% lao động di cư từ nông thôn tham gia việc làm chính thức có trình độ cao đẳng hoặc đại học. Nhìn chung, đối với lao động di cư từ

nông thôn, sự tham gia vào việc làm phi chính thức dường như có mối quan hệ rõ rệt với trình độ học vấn thấp vì thực tế chỉ có 2% trong số họ có trình độ

cao đẳng, đại học.

Bảng 3: Sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư

Tình trạng việc làm trước khi di cư Tình trạng việc làm sau khi di cư Di cư từ nông thôn Di cư từ thành thị Việc làm chính thức Việc làm phi chính thức Thất nghiệp Không tham gia Chung Việc làm chính thức Việc làm phi chính thức Thất nghiệp Không tham gia Chung Có việc làm (%) 29,6 66,6 0,4 3,4 100 84,8 51,9 42,8 0,0 5,4 100 75,0 Thất nghiệp (%) 48,4 38,7 12,9 0,0 100 2,7 37,5 50,0 0,0 12,5 100 2,5 Không hoạt động (%) 41,7 33,8 0,7 23,8 100 12,5 48,7 23,0 5,4 23,0 100 22,6 Chung 31,7 61,6 0,8 5,9 100 50,8 38,5 1,2 9,5 100

Nguồn:Điều tra Di cư 2004, tính toán của tác giả.

Di cư ở Việt Nam có nguồn gốc từ tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn do sự phát triển của nông nghiệp hiện đại không thể

tạo ra đủđược việc làm cho nguồn lao động dư thừa (GSO, 2005). Nghiên cứu của Djamba và các đồng tác giả (1999) đã cho thấy di cư là phương sách đối với lao động nông thôn nhằm tìm cơ hội việc làm mới. Thực vậy,

điều này cũng là một thực tếở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Sự thay đổi về tình trạng việc làm có mối quan hệ rõ rệt với di cư đến các thành phố

này (Bảng 3). Kết quả cho thấy sự thay đổi tình trạng việc làm sau khi di cư

theo khuynh hướng tích cực đối với phần lớn lao động di cư từ nông thôn cũng như từ thành thị. Tuy nhiên, tỉ lệ tham gia vào thị trường lao động trước khi di cư của những người di cư từ nông thôn cao hơn so với những

người di cư từ thành thị. Điều này có thểđược lí giải bởi thực tế là lao động nông thôn thường ít khả năng rơi vào tình trạng thất nghiệp hoàn toàn ở

nông thôn, vì tham gia vào việc làm nông nghiệp thường ít trở ngại hơn. Cần lưu ý thêm rằng cũng có những người di cư từ nông thôn rơi vào hoàn cảnh thay đổi tình trạng việc làm theo chiều hướng bất lợi, chuyển từ có việc làm trở thành thất nghiệp hoặc không tham gia hoạt động sau khi di cư. Xét riêng nhóm có việc làm trước khi di cư, những người di cư từ nông thôn có khuynh hướng tham gia vào việc làm phi chính thức ở thành thị

nhiều hơn so với những người có đến từ thành thị khác. Điều này cho thấy những người di cư có xuất thân từ thành thị có thể có những lợi thế hơn so với những người di cư từ nông thôn về phương diện vốn con người, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc.4

3. nh hưởng ca vic làm phi chính thc đến ý định

tìm kiếm vic làm mi

Như đã trình bày ở phần tổng quan, giả thuyết về mô hình di cư xác suất thường được đề cập đến trong các nghiên cứu thực chứng cho rằng việc làm phi chính thức chỉ được coi là lựa chọn tạm thời đối với những người di cư. Để kiểm chứng giả thuyết này, một số nghiên cứu đã áp dụng mô hình hồi quy logit phân tích sự chuyển đổi giữa các khu vực làm việc hay nói cách khác là các mô hình lựa chọn khu vực. Trong trường hợp phân tích thị trường lao động khu vực Đồng bằng sông Hồng, giả thuyết này được kiểm chứng dựa vào câu hỏi đối với người di cư về dựđịnh tìm kiếm việc làm mới. Phương pháp phân tích sử dụng dạng mô hình như vậy về phương diện nào đó tương tự với phương pháp được áp dụng trong một số nghiên cứu gần đây về yếu tố quyết định sự hài lòng về công việc (Cassar, 2010, Razafindrakoto và Roubaud, 2012)5. Đặc biệt là để đo mức độ hài lòng về

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)