Doanh nghiệp tư nhân có đăng kí 85 73 9

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 116)

- hợp tác xã 62 28 2 0

Hộ thủ công không đăng kí 5.038 630 3.078 7.580

Tổng số xưởng 5.284 740 3.208 7.642 Tỉ lệ xưởng có đăng kí 4,6% 14,8 4% 0,8% Số hộ làm dịch vụ 322 65 1.500 2.170 Số lao động thủ công 23.186 8.200 14.741 18.159 Số lao động trong cụm 15.386 4.160 7.541 17.259 Số lao động ngoài cụm 7.800 4.040 7.200 900

Nguồn:Điều tra Ủy ban nhân dân xã, Nguyễn Xuân Hoản, CASRAD 2006. Các cụm tích tụ vốn lớn hơn và tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng, chẳng hạn như cụm sản xuất giấy ở Phong Khê, có tỉ lệ các cơ sở sản xuất có

đăng kí lớn hơn. Các cơ sở sản xuất này đầu tư và đổi mới kĩ thuật nhiều hơn, có độ mở ra thị trường lớn hơn, và sử dụng nhiều mặt bằng sản xuất để vận hành máy (chủ yếu là trong các khu vực thủ công) và đầu tư nhiều tiền cho sản xuất sử dụng máy móc.

Tuy nhiên, trong hoạt động đan rổ rá, chủ yếu sử dụng chân tay, có ít các cơ sở sản xuất đăng kí hơn. Các cơ sở sản xuất có đăng kí, thường là các doanh nghiệp xuất khẩu thương mại, giao đơn hàng cho hàng chục tổ sản xuất, các tổ này lại tiếp tục giao lại cho các xưởng nhỏ. Các doanh nghiệp

đăng kí có các xưởng lớn để thực hiện một số công đoạn sản xuất (kiểm tra chất lượng, đánh véc-ni, đóng gói...). Các xưởng này rất tốn chỗ. Các cơ sở sản xuất này thuộc nhóm những doanh nghiệp lớn nhất ở tỉnh Hà Tây cũ. Họđầu tư vào nghiên cứu thị trường và truyền thông (10% ngân sách), có các trang

web và tham gia các hội nghề nghiệp nếu có (Mekong Economics, 2008). Các doanh nghiệp này thường nằm dọc theo đường cái lớn hoặc trong các vùng làng nghề thủ công.

Các nghề làm đồ gỗ mỹ nghệ và đan đòi hỏi số lượng lớn các cơ sởđăng kí chính thức để có thểđược phép xuất khẩu. Tuy nhiên do có chuỗi sản xuất dài với nhiều thợ gia công có tay nghề khác nhau nên các nghề này ở vị trí trung bình. Nghề làm đồ gỗ mỹ nghệđòi hỏi vốn quay vòng nhanh vì gỗ và các máy sấy khô rất tốn kém.

Bng 4: Các đặc đim ca các công ty trách nhim hu hn tham gia vào điu tra năm 2006 gia vào điu tra năm 2006

Tên cụm Diện tích ở và sản xuất (m2) Tỉ lệ diện tích thuê (Khu công nghiệp + tư nhân) (%) Tổng vốn đầu tư / Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (triệu đồng) Tổng vốn đất đai / Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (triệu đồng) Vốn quay vòng (triệu đồng) Doanh số trung bình (triệu đồng) Số doanh nghiệp được điều tra Trung bình thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (người) Trung bình không thường xuyên trong 1 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (người) Đồng Kỵ 2.081,56 72% 8.232,56 751,56 6.982,88 7.593,75 16 161 22 Phong Khê 3.566,66 54% 13.044,16 5.816,66 2.184,30 14.400,00 6 36 0 La Phù 1.401,80 68% 6.539,70 1.836,00 2.434,80 10.200,00 10 104 261 Phú Nghĩa 4.421,25 92% 5.866,25 742,50 4.615,40 12.600,00 8 50 0

Nguồn:Điều tra năm 2006, Nguyễn Xuân Hoản.

B. Tính b sung ca các doanh nghip có tình trng pháp lí khác nhau: đảm bo tính linh hot trong h thng sn xut tính linh hot trong h thng sn xut

1) Các doanh nghiệp có đăng kí: các đầu tầu của cụm hướng tới các thị

trường đa dạng

Các doanh nghiệp có một số dạng tình trạng pháp lí, mỗi dạng yêu cầu mức độ trách nhiệm và tham gia góp vốn khác nhau:

- Các doanh nghiệp tư nhân; - Công ty trách nhiệm hữu hạn; - Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể có hóa đơn đỏ.

Các cơ sở kinh doanh này có các đặc điểm sau:

- Được quyền kí hợp đồng với các đối tác trong nước (kể cả khu vực công) và quốc tế;

- Tiếp cận tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn: được hưởng lãi suất ưu đãi (0,1% so với 1,2% mỗi tháng áp dụng cho các doanh nghiệp khác) và có thể

vay được số tiền lớn hơn;

- Ưu tiên tiếp cận đất đai, đặc biệt là trong vùng làng nghề thủ công, giúp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm: trong số 200 lô đất của khu vực thủ công của Đồng Kỵ, các doanh nghiệp có đăng kí thuê 168 lô.

- Dễ dàng mở tài khoản ngân hàng hơn (cần để xuất khẩu); được cấp dấu và hóa đơn chính thức;

- Các công ty có thể mở chi nhánh tại các tỉnh khác để quản lí tiếp cận nguyên liệu thô tốt hơn và mở rộng phạm vi thị trường;

- Có thể tham gia vào các sự kiện xúc tiến thương mại cho sản phẩm (hội chợ, sự kiện thương mại...).

Tuy nhiên, sự hào hứng về việc chính thức hóa nhanh chóng nhường chỗ

cho sự thất vọng tại một số cụm. Lí do là chi phí cho việc này khá cao đối với các doanh nhân:

- thủ tục hành chính nặng nềđối với các chủ doanh nghiệp ít được đào tạo về quản lí

- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, họ phải:

• thuê một kế toán không thuộc gia đình và khai báo việc này; • khai báo tất cả thu nhập và chịu thuếở mức 28%;

• nộp thuế giá trị gia tăng 10%;

• tuân thủ pháp luật lao động, kê khai ít nhất mười nhân công và mua bảo hiểm cho họ.

Việc áp dụng các quy định tại một số tỉnh và huyện quá nghiêm ngặt và tốn kém đối với một số doanh nghiệp đang ngấp nghé ở ngưỡng hòa vốn. Rất ít người sử dụng lao động có đào tạo về quản lí. Họđược đào tạo “tại chỗ” và

chuyển từ một cơ sở sản xuất thủ công phi chính thức sang môi trường công ty hiện đại mà không được trang bị các kĩ năng cần thiết. Tại tỉnh Bắc Ninh, trong số 59.600 nhân công hoạt động trong các làng nghề, chỉ có 2,3% là sinh viên tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học, 3,1% tốt nghiệp trường dạy nghề, 2,3% qua các khóa đào tạo kĩ thuật (Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh [2005]).

Một số doanh nghiệp, ngay sau khi thay đổi tình trạng pháp lí, đã bị phá sản. Hợp tác xã nằm giữa các doanh nghiệp tư nhân có đăng kí và đông đảo các xưởng gia đình nhỏ. Các hợp tác xã có nghĩa vụ giống như các doanh nghiệp có đăng kí khác (nộp thuế, tuân thủ Luật Lao động...) nhưng có thể

liên kết quyền lợi của các xưởng gia đình là những cơ sở không có phương tiện để tự chính thức hóa. Họ góp vốn, chuyên môn và lao động. Nhờđóng góp tài chính của các thành viên, hợp tác xã có thể mua sắm trang bị và đổi mới kĩ thuật. Trong các làng dệt, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến khung dệt, lắp đặt các thiết bị và hệ thống điện. Các hợp tác xã dạy nghề cho thợ mới và nâng cao trình độ cho các thành viên.

Tuy nhiên, phong trào hợp tác xã không được thợ thủ công hào hứng đón nhận tại các hộ sản xuất nhỏ (về lí thuyết sẽđược hưởng lợi từ việc góp vốn). Hiện nay, tại các cụm làng nghềở La Phù và Phú Nghĩa và các hợp tác xã gần như không tồn tại, mặc dù vào thời điểm phong trào hợp tác hóa, các hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng các cụm làng nghề. Người ta có thể nghĩ rằng những kí ức tiêu cực về giai đoạn đó, sự thất bại của các hợp tác xã “kiểu cũ”, sự thiếu tin tưởng của người thợ vào hệ thống sản xuất kiểu này và khó khăn trong việc tạo ra liên kết chặt chẽ giữa những người thợ đã cản trở sự phát triển của các hợp tác xã.

2) Xưởng gia đình không đăng kí

Các hộ sản xuất gia đình phi chính thức không được Luật Thương mại

điều chỉnh và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không chịu thuế sản xuất và không được xuất hoá đơn. Hoạt động kinh doanh và quản lí do các thành viên gia đình, thường không được trả lương (thường là người vợ) thực hiện. Hình thức tổ chức này có thể huy động tất cả các thành viên gia đình, tận dụng thời gian làm việc và mặt bằng nơi cư trú để sản xuất và tỏ ra khá linh hoạt trong việc sử dụng lao động để thực hiện các đơn đặt hàng (làm việc ban đêm, làm thêm giờ, v.v…). Công việc linh hoạt và thích

nghi với điều kiện thị trường hoặc sản xuất (cắt điện thường xuyên, thiếu nguyên liệu làm chậm tiến độ sản xuất, v.v…). Trong mùa gặt lúa, nhân công bỏ xưởng, ngay cả khi đang có các đơn đặt hàng (Fanchette S. và Nguyễn Xuân Hoản, 2009).

Mặc dù không đăng kí, các xưởng này có khả năng đáng kể trong tạo việc làm và thuê lao động bên ngoài. Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất sử dụng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ. Xưởng dệt, may, thêu sử

dụng rất nhiều lao động, có thể thuê đến 30-50 người - và thậm chí hàng trăm nhân công tại một số nơi (Nguyễn Quý Nghi, 2009).

Ngoài ra, hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn không đăng kí vẫn có thể

xuất khẩu, nếu trả 10% thuế cho các doanh nghiệp trung gian để sử dụng giấy phép xuất khẩu.

Có các loại cơ sở chưa đăng kí khác nhau, vị trí của họ trong chuỗi sản xuất phụ thuộc vào hoạt động và trình độ kĩ năng cần thiết:

- Xưởng có chuyên môn cụ thể hoặc có máy có thể thực hiện nhiệm vụ

cụ thể;

- Xưởng nhận gia công sản phẩm không đòi hỏi có tay nghề:

• Xưởng nhận đơn đặt hàng lớn của khách hàng nhưng chia một phần việc cho các xưởng khác nhỏ hơn, hoặc là thuê nhân công làm việc tại nhà.

• Xưởng nhận gia công cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong một khoảng thời gian trong năm. Xưởng thuê các xưởng nhỏ hơn gia công cho thị trường trong nước.

• Xưởng chỉ thuê người trong gia đình, do thiếu nguồn lực (thiếu mặt bằng, tiền để nuôi ăn và mua nguyên liệu).

Một cuộc khảo sát 50 cơ sở có các tình trạng pháp lí khác nhau do Nguyễn Xuân Hoản tiến hành tại Đồng Kỵ năm 2006 cho thấy đặc thù như sau:

- Các cơ sở có đăng kí có xưởng quy mô lớn (trên 800 m2), trên đất thuê và thường nằm bên ngoài (trong khu vực thủ công hoặc cạnh các khu dân cư) làng lớn (13.000 cư dân ) có mật độ dân cư cao. Các xưởng gia đình, dù có

đăng kí hay không, nói chung là nằm trong các khu dân cư;

- Các xưởng gia đình không đăng kí có vốn đầu tư và vốn lưu động rất hạn chế. Các xưởng này không tiếp cận được các khoản vay ưu đãi của ngân hàng và khó tiếp cận với đất khu vực thủ công;

thu so với các doanh nghiệp có đăng kí khác và so với xưởng gia đình; - Việc đăng kí kinh doanh giúp xưởng gia đình tăng khả năng vay tiền và thuê đất, nhưng doanh thu không phải vì thế mà tăng lên nhiều hơn so với xưởng gia đình không đăng kí. Chi phí cho chính thức hóa (kê khai lợi nhuận, nộp thuế) là cao đối với các doanh nghiệp nhỏ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)