Thực trạng về đảm bảo thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 76)

3.2.1.1.Thu từđóng góp của người lao động và người sử dụng lao động

Kể từ sau đổi mới chính sách BHXH (1995), đặc biệt là từ khi luật BHXH (2007) được thực thiđến nay, do số lượng người tham gia BHXH tăng nhanhcùng với việc Nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu trong giai đoạn này nên số thu BHXH đã tăng cao. Tình hình thu BHXH từ NLĐ và NSDLĐ giai đoạn 2007- 2013 được thể hiện trong Bảng 3.1

Bảng 3.1: Thu quỹ BHXH từđóng góp của NLĐvà NSDLĐ giai đoạn (2007-2013) Đơn vị :Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thu quỹ BHXH bắt buộc 23.755 30.939,4 37.487,9 49.740 62.257,7 89.613 105.018 2 Thu quỹ BHXH tự nguyện - 10,8 69,4 174,4 251,2 379,4 552 3 Thu quỹ BH thất nghiệp - - 3.510 5.400 6.656 7.973 11.714 4 Tổng 23.755 30.950,2 41.067,3 55.314,4 69.164,9 101.706,4 117.284 Nguồn ; [8],[9],[10],[11],[12],[13 ]

Số liệu bảng 3.1 cho thấy, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào quỹ BHXH tăng nhanh qua từng năm. Năm 2007 số thu BHXH bắt buộc đạt 23.755 tỷđồng thì đến năm 2013 ước đạt 105.018 tỷđồng; số thu BHXH tự nguyện năm 2008 đạt 10,8 tỷ đồng, năm 2013 ước đạt 552 tỷ đồng; thu BHTN năm 2009 là năm đầu tiên triển khai BHTN là 3.510 tỷđồng thì đến năm 2013 số thu ước đạt 11.714 tỷ đồng. Có được kết quả trên là do BHXH Việt Nam thời gian qua đã áp dụng nhiều biện pháp để tổ chức thực hiện thu BHXH. Hiện nay, công tác thu BHXH được thực hiện qua ba hình thức: thu chuyển khoản, thu từ ngân sách nhà nước chuyển sang và thu bằng tiền mặt, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần làm căn cứđể giải quyết chếđộ cho người lao động được đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Mặc dù BHXH Việt Nam đã tổ chức tuyên truyền, thông tin rộng rãi về chếđộ, chính sách BHXH, đồng thời cũng đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực để thu BHXH nhưng tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH vẫn xảy ra, đặc biệt là trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế suy thoái, đã ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho NLĐ với số tiền lên đến hàng chục tỷđồng.

Hiện nay, số nợ và tình trạng trốn tránh tham gia BHXH cho NLĐ của các đơn vị sử dụng lao động rất lớn. Số nợ này chủ yếu tập trung ở khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2012 tình hình nợ BHXH tuy có được cải thiện hơn so với trước đây,

song vẫn chiếm một tỷ lệ lớn, số nợ BHXH chiếm 4,76% số phải thu BHXH bắt buộc, bằng 4.639 tỷ đồng (Bảng 3.2) Tuy nhiên sang năm 2013, tình trạng nợ BHXH lại tăng đến mức báo động. Năm 2013 ước tính tổng số nợ BHXH là 7.746,2 tỷđồng chiếm 7,6% tổng số phải thu BHXH.(Nguồn:BHXH Việt Nam)

Bảng 3.2: Tình hình nợđóng BHXH giai đoạn 2007 đến 2013 TT Năm Tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc (tỷ đồng) Số tiền thu BHXH BHXH bắt buộc Số tiền nợđóng BHXH bắt buộc (Tỷđồng) Tỷ lệ nợđóng BHXH so với số phải thu (%) 1 2007 25.488,9 23.755,0 1.734,0 6,8 2 2008 33.225,6 30.939,4 2.286,2 6,91 3 2009 39.796,2 37.487,9 2.994,0 5,31 4 2010 52.288,0 49.740,0 2.472,0 4,75 5 2011 66.753,8 62.257,7 4.496,0 7,23 6 2012 94.565,0 89.613,0 4.952,0 6,26 7 2013 100.248,0 105.000,0 4.752,0 4,30 Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]

3.2.1.2. Thu từ ngân sách nhà nước

Từ năm 1995 trở về trước, BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH Nhà nước, có đặc điểm là: chếđộ thu BHXH còn mang tính chất bao cấp nặng nề từ NSNN, phần đóng góp của cơ quan, xí nghiệp rất ít mà chủ yếu cũng là nguồn từ NSNN hỗ trợ; người lao động không trực tiếp đóng góp vào quỹ BHXH, phí bảo hiểm không được đưa vào cơ cấu tiền lương; mức đóng góp vào quỹ BHXH của các cơ quan, xí nghiệp quá thấp (chỉ là 4,75 tổng quỹ lương) dẫn đến quỹ BHXH thường xuyên bị thâm hụt.

Từ năm 1995 đến nay,BHXH nước ta thực hiện theo mô hình BHXH theo cơ chế thị trường có đóng, có hưởng và có sự tham gia của Nhà nước. Mô hình này có đặc điểm làNLĐ và NSDLĐđều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH theo quy định thống nhất của Nhà nước, phần nộp của NLĐđược đưa vào cơ cấu tiền lương với nền là mức lương tối thiểu, phần nộp của NSDLĐ được đưa vào tổng quỹ

lương. Tách quỹ BHXH ra khỏi NSNN hình thành cơ quan BHXH để quản lý thống nhất BHXH trong phạm vi toàn quốc theo chế độ tự quản, tự chịu trách nhiệm và đặt dưới sự giám sát của cơ quan tài chính Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách về BHXH, tổ chức bộ máy quản lý BHXH. NSNN đóng vai trò hỗ trợ cho quỹ BHXH, đảm bảo cho quỹ này ổn định, ngày càng phát triển nhằm phục vụ tốt hơn các nhu cầu BHXH. Từ năm 1995 đền nay, nguồn thu từ NSNN có xu hướng giảm dần (Bảng 3.3)

Bảng 3.3: Tốc độ tăng thu từ ngân sách Nhà nước cho BHXH giai đoạn (2007-2013)

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

NSNN cho BHXH (Tỷđồng) 19.315 23.719 29.461 28.811 32.169 34.561 19.200 Tốc độ tăng NSNN cho BHXH (%) - 22,28 24,2 -6,5 11,6 7,4 -44

Nguồn ; [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy tốc độ tăng thu từ ngân sách nhà nước cho BHXH giảm dần nếu như năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,28%, năm 2009 tăng 24% thì năm 2011 còn 11%, năm 2012 tăng 7,6% thậm chí năm 2010 NSNN cho BHXH còn giảm xuống so với năm 2009. Năm 2013 NSNN chuyển sang cho quỹ BHXH giảm 44% so với năm 2012. Điều đó cho thấy quỹ BHXH đang ngày càng phát triển và từng bước dần tách ra độc lập với NSNN. Bảng 3.4: Tổng hợp tình hình thu BHXH giai đoạn ( 2007-2013) Đơn vị:Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Thu BHXH bắt buộc 23.755 30.939,4 37.487,9 49.740 62.257,7 89.613 105.018,0 2 Thu BHXH tự nguyện - 10,8 69,4 174,4 251,2 379,4 552,0 3 BH thất nghiệp - - 3.510 5.400 6.656 7.973 11,7 4 Lãi từ hoạt động đầu tư 4.794 8.987 8.408 9.707 13.967 18.000 21.870,0 5 NSNN chuyển sang 19.315 23.719 26.461 28.811 32.169 34.561 19.200,0 6 Thu khác 14 129 133 190 200 202 234 7 Tổng 47.878 63.780 76.069,3 94.022,4 115.500,9 154.469,4 146.884,7 Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)