Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm vềđảm bảo tài chính cho BHXH của một số nước trên thế giới, có thể rút ra 4 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tăng cường vai trò của Nhà nước đối với BHXH
Cần thiết phải tăng cường vai trò của nhà nước đối với BHXH nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH. Vai trò của Nhà nước thể hiện ở việc xây dựng các văn bản pháp quy về BHXH và ban hành thực hiện. Sau đó hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân thực hiện chính sách BHXH. Định hướng cho các hoạt động BHXH và bảo hộ, bảo trợ cho quỹ BHXH trong những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo duy trì sựổn định bền vững cho quỹ.
Thứ hai, hoàn thiện về thiết chế chính sách BHXH
Từng bước hoàn thiện về thiết chế chính sách BHXH theo hưởng mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần độ bao phủ BHXH để đảm bảo quyền được tham gia BHXH của NLĐ.
Nên dựa vào mức thu nhập tháng để làm căn cứ đóng BHXH (Hàn Quốc) thay vì căn cứ vào thang, bảng lương như hiện nay, tỷ lệđóng góp vào quỹ nên cân đối, hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực tế hiện nay ở nước ta, còn có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lương và mức thu nhập thực tế. Nếu căn cứ vào mức lương để đóng BHXH thì tương ứng mức hưởng BHXH cũng rất thấp, không đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người hưởng lương hưu.
Thứ ba, mở rộng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc biệt là đối với đối tượng là nông dân.
Bên cạnh quỹ BHXH công do Nhà nước đài thọ cần thiết lập các quỹ BHXH tự nguyện bổ sung. Phát triển và mở rộng các loại hình BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng. Nhà nước hỗ trợ một phần khi quỹ BHXH không đủ.
Thứ tư, từng bước thực hiện các cải cách như: - Cải cách cách tính lương hưu
- Tăng tuổi nghỉ hưu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã phân tích tổng quan về tài chính BHXH, bản chất, chức năng của tài chính BHXH, và những vấn đề cơ bản vềđảm bảo tài chính cho BHXH.
Đảm bảo tài chính cho BHXH xét dưới góc độ quản lý quỹ BHXH là đảm bảo cân đối thu, chi quỹ BHXH. Xét dưới góc độ kinh tế chính trị học thì đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo thu, chi và đầu tư quỹ sao cho kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng, đầu tư quỹ BHXH an toàn và hiệu quả nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối lại thu nhập và phát triển an sinh xã hội bền vững. Những tiêu chí để đánh giá mức độ đảm bảo tài chính cho BHXH là: mức độ bao phủ của hệ thống BHXH; mức độ tuân thủ bảo hiểm xã hội; mức thụ hưởng của người lao động; mức độ bền vững của quỹ BHXH. Điều kiện đểđảm bảo tài chính cho BHXH là: vai trò của nhà nước đối với BHXH; lựa chọn mô hình BHXH phù hợp; mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp và các tài chính trung gian.
Trên cơ sở nghiên cứu vềđảm bảo tài chính cho BHXH của một số nước trên thế giới, luận án đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là: tăng cường vai trò của Nhà nướcđối với BHXH, hoàn thiện thiết chế, chính sách về BHXH; mở rộng các hình thức BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện cho khu vực nông dân; từng bước thực hiện các cải cách trong chính sách BHXH.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM