Thực trạng duy trì sự cân đối, ổn định trong dài hạn quỹ bảo hiểm

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 87)

hi Vit Nam.

Để đảm bảo duy trì được sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong dài hạn, đặc biệt là đối với quỹ bảo hiểm hưu trí, BHXH Việt Nam đã có có rất nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc khai thác các nguồn thu BHXH cũng như hoàn thiện công tác thu, chi BHXH để đảm bảo thu đúng, thu đủ, chi trả đúng đối tượng, tránh lạm dụng gây thất thoát quỹ, sử dụng các khoản chi khác một cách hợp lý như chi quản lý quỹ để tránh lãng phí, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH được sử dụng vào các hoạt động đầu tư, sinh lời cho quỹ. Phân tích thực trạng đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 chúng ta thấy.

Thứ nhất, về các hình thức đầu tư quỹ.

Thực hiện theo Quyết định số 04/2011/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ, thông tư số 113/TT-BTC của bộ tài chính,danh mục và cơ cấu vốn đầu tư của quỹ BHXH từ năm 2008-2012 như sau: Bảng 3.14: Danh mục và cơ cấu vốn đầu tư tài chính BHXH từ năm (2008 -2012) TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lê (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 1 Cho NSNN vay 8.500 10,1 20.000 20,2 50.000 36,2 69.000 38,1 129.000 55,2 2 Mua trái phiếu chính phủ 22.500 26,8 28.500 29,0 34.500 25,0 40.500 22,4 42.500 18,2 3 Công trái (giáo dục, xây dựng

đất nước) 200 0,2 200 0,2 - - - 0,0 4 Cho ngân hàng thương mại vay 52.773 62,8 49.863 50,6 53.483 38,8 69.962 38,60 58.363 25,0 5 Công trình trọng điểm - 0,0 - 0,0 1.500 0,8 3.748 1,6

Bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn đầu tư chủ yếu là cho các ngân hàng thương mại nhà nước vay. Phần còn lại là cho quỹ hỗ trợ phát triển và ngân sách nhà nước vay.

Hoạt động đầu tư quỹ giai đoạn 2007-2012 theo hình thức đầu tư có cơ cấu như hình sau:

Hình 3.1: Cơ cấu đầu tư quỹ BHXH

Nguồn: Bảng 3.13

Hình thức đầu tư từ quỹ BHXH chủ yếu cho NSNN vay và mua trái phiếu Chính phủ. Đầu tư mua trái phiếu Chính phủ trong thời gian qua biến động không nhiều, đạt tỷ lệ bình quân gần 30% tổng vốn đầu tư. Hình thức đầu tư cho NSNN có xu hướng tăng dần, hình thức cho NHTM vay lại có xu hướng giảm.

Như vậy, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, an toàn và thu hồi được khi cần thiết.

Thứ hai, về hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ

Từ khi Luật BHXH ra đời (2007) đến nay hoạt động đầu tư quỹ BHXH Việt Nam ngày càng nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ số dưđầu tư trên số dư kết quỹ mỗi năm đều đạt trên 90%. Đặc biệt hai năm 2011 và 2012 đạt trên 98%. [12], [13]

Bảng 3.15: Tình hình hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH TT Năm Số kết dư quỹ (tính đến 31/12) (tỷđồng) Số dưđầu tư (tỷđồng) Tỷ lệ số dưđầu tư/ số kết dư quỹ (%) Lãi suất đầu tư bình quân (%) 2007 74.958,0 68.808,0 91,8 7,64 2008 102.903,0 83.973,0 81,6 11,76 2009 106.849,0 98.563,0 92,2 9,39 2010 141.219,0 137.983,0 97,7 9,17 2011 184.656,0 180.962,0 98,0 9,55 2012 237.893,0 233.611,0 98,2 10,3 Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Trong các hình thức đầu tư quỹ BHXH thì hình thức cho các Ngân hàng vay vốn là hình thức đầu tư có hiệu quả nhất. Cho NSNN vay là hình thức đầu tư mang lại hiệu quả thấp nhất. Hình thức đầu tư vào các công trình trọng điểm mới được thực thi từ năm 2011 nên chưa thể đánh giá một cách chính xác mức độ hiệu quả của hình thức này đến đâu.

Để đánh giá hiệu quả của các nguồn vốn đầu tư ta cần dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố sau:

- Lãi suất thực cho vay từ quỹ BHXH so với tỷ lệ lạm phát

Việc so sánh lãi suất bình quân đầu tư từ quỹ BHXH với tỷ lệ lạm phát trong năm có ý nghĩa to lớn, cho biết hoạt động đầu tư quỹ BHXH có thực sự hiệu quả không, có theo kịp đà lạm phát không. Ta có bảng so sánh lãi suất đầu tư bình quân từ quỹ BHXH và tỷ lệ lạm phát được tổng cục thống kê công bố từ 2007- 2012 như sau:

Bảng 3.16: So sánh lãi suất đầu tư bình quân năm từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH với tỷ lệ lạm phát trong năm giai đoạn (2007 -2012)

TT Năm Lãi suất bình quân (%) Lạm phát (%) Chênh lệch (lãi suất thực tế) 1. 2007 7,64 12,63 -4,99 2. 2008 11,76 19,89 -8,12 3. 2009 9,39 31,8% -22,7 4. 2010 9,17 11,75 -2,58 5. 2011 9,55 18,58 -9,03 6. 2012 10,3 7,5 2,8

Bảng 3.16 cho ta thấy lãi suất cho vay còn thấp hơn tỷ lệ lạm phát trong năm. Lãi suất cho vay chưa bù đắp được tỷ lệ lạm phát trong năm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến mất cân đối tài chính về lâu dài. Đặc biệt trong năm 2011 tỷ lệ lạm phát lên tới 18,58% trong khi lãi suất cho vay từ quỹ BHXH chỉ là 9,55% dẫn đến lãi suất thực âm 9,03%.

-Tính thanh khoản và thời hạn vay

Hầu hết toàn bộ nguồn vốn cho vay từ quỹ BHXH đều có tính thanh khoản cao, trừ khoản mua trái phiếu Chính phủ vì đây là loại trái phiếu không mua bán được trên thị trường. Xét về bản chất, việc cho vay đối với các ngân hàng thương mại chỉ là gửi tiền có kỳ hạn cho nên tính thanh khoản của lượng vốn vay này là cao nhất. Từ năm 2008 trở về trước, BHXH Việt Nam hầu như không cho vay kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chủ yếu được đầu tư trung và dài hạn (3-10 năm), hiệu qủa sử dụng vốn trong trong ngắn hạn không cao, số dư tiền nhàn rỗi trên tài khoản thanh toán còn lớn.

- Tỷ lệ lãi thu được trên số dư đầu tư bình quân

Bảng 3.17: Tỷ lệ lãi thu được trên số dư bình quân hàng nằm từ quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 TT Năm Số dưđầu tư tính tới cuối năm Số dưđầu tư bình quân Số lãi thu được

Tỷ lệ lãi thu được trên số

dưđầu tư bình quân (%) 1 2007 68.808 64.773,5 4.794 7,4 2 2008 83.973 76.390,5 7.375 9,63 3 2009 98.563 91.268 8.390 9,19 4 2010 137.983 118.273 9.707 8,20 5 2011 180.962 159.472,5 14.377 9,02 6 2012 233.611 207.286,5 18.000 8,68 Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Qua bảng 3.17 ta thấy, mặc dù lãi thu được và số dư đầu tư bình quân qua các năm đều tăng về số tuyệt đối, nhưng tỷ suất sinh lời lại tăng (giảm) không đều, có năm rất cao, có năm lại rất thấp, đây là một yếu tố bất lợi với quỹ BHXH, vì tỷ lệ tăng trưởng không đều đồng nghĩa với tăng trưởng quỹ không ổn định.

Từ các số liệu về thu, chi và đầu tư quỹ BHXH chúng ta thấy tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2007- 2012 như sau (Bảng 3.18) Bảng 3.18: Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2007-2012 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Quỹ BHXH bắt buộc 1.1 Tng thu BHXH (∑Ty) 89.422 112.882 135.182 164.251 201.278 260.994

+Tồn quỹ năm trước chuyển sang. 61.838 74.958 91.522 106.763 129.088 157.041 + Số phát sinh tăng trong năm (thu

BHXH và lãi từ hoạt động đầu tư) 27.584 37.924 43.660 57.488 72.190 103.953 1.2 Tng chi BHXH (∑Cy) 14.464 21.360 28.419 35.163 44.237 60.375 1.3 Tồn quỹ cuối năm 74.958 91.522 106.763 129.088 157.041 200.619 Mc độ bn vng (Itcy) 0,162 0,189 0,210 0,214 0,219 0,231 2 Quỹ BHXH tự nguyện 2.1 Tng thu BHXH (∑Ty) - 11,43 86,1 366,5 605,1 1.039,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tồn quỹ năm trước chuyển sang. - - 11,4 85,5 314,1 608,3 Số phát sinh tăng trong năm - 11,43 74,7 281,0 291,0 431,299 2.2 Chi BHXH (∑Cy) - 0,003 0,6 25,4 23,8 61,299 2.3 Tồn quỹ cuối năm 11,4 85,5 241,1 608,3 978,0 Mc độ bn vng (Itcy) 0,0002 0,006 0,069 0,039 0,058 3 Quỹ BH thất nghiệp 3.1 Tng thu BHXH(∑Ty) - - 3.668 9.589 16.830 25.203

Tồn quỹ năm trước chuyển sang. - - - 3.668 8.980 15.580 Số phát sinh tăng trong năm - - 3.668 5.921 7.850 9.623

3.2 Chi BHXH (∑Cy) - - - 609 1.250 3.028

3.3 Tồn quỹ cuối năm - - 3.668 8.980 15.580 21.815

Mc độ bn vng (Itcy) 0 0,06 0,074 0,12

Nguồn:[2],[3],[4],[5],[6],[7],[8],[9],[10],[11],[12],[13]

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ tổng số chitrên tổng số thu quỹ BHXH bắt buộc có chiều hướng tăng lên. Tỷ lệ số chi trên số thu của BHXH tự nguyện chưa phản ánh đúng thực trạng chính sách do đây là loại hình BHXH mới, thời gian triển khai ngắn nên đối tượng hưởng không nhiều. Tổng số thu trên tống số chi quỹ BHTN tăng mạnh một phần do tình trạng thất nghiệp những năm qua gia tăng đó

khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt khác do công tác quản lý chi BHTN còn nhiều hạn chế dẫn đến quỹ BHTN bị lạm dụng

3.2.4. Thc trng v đảm bo công bng đối vi các đối tượng tham gia bo him xã hi.

3.2.4.1 Đảm bảo quyền được tham gia bảo hiểm xã hội.

Từ năm 1995, thực hiện đổi mới trong hoạt động BHXH, phạm vi, sốđối tượng tham gia BHXH theo quy định của pháp luật đã từng bước được mở rộng đến mọi người lao động trong các thành phần kinh tế. Năm 2006 Quốc hội đã ban hành luật BHXH, quy định ngoài BHXH bắt buộc có thêm BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Như vậy, nhờ sự điều chỉnh của hai bộ luật, người lao động, người dân đều có quyền tham gia BHXH và ngành BHXH là cơ quan tổ chức thực hiện 2 bộ luật đó.Nếu như trước năm 1995 đối tượng được BHXH là cán bộ công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang thì nay tất cả những người lao động làm công ăn lương trong các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế đều là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.Số liệu vềđối tượng tham gia BHXH được thể hiện qua bảng 3.19.

Bảng 3.19: Sốđối tượng lao động tham gia BHXH từ năm 2003 đến năm 2013

Đơn vị tính: Người STT Năm BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện BH thất nghiệp Tổng sốđối tượng BHXH 1 2003 5.387.257 - - 5.387.257 2 2004 5.819.983 - - 5.819.983 3 2005 6.189.962 - - 6.189.962 4 2006 6.746.553 - - 6.746.553 5 2007 8.172.502 - - 8.172.502 6 2008 8.539.467 6.110 - 8.545.577 7 2009 8.814.931 41.193 - 8.856.124 8 2010 9.441.246 81.319 7.206.231 16.728.728 9 2011 10.104.497 96.400 7.968.231 18.169.128 10 2012 10.436.868 139.643 8.304.774 18.881.285 11 2013 10.800.000 173.000 8.600.000 19.370.000 Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]

Số liệu ở Bảng 3.19 cho thấy giai đoạn 2003- 2013 số lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng nhưng sốđối tượng tham gia BHXH chỉ tăng được 2,68% so với năm 2002, đến năm 2004 số lao động tham gia BHXH đã tăng gần 19% so với năm 2002 và trên 8,5% so với năm 2003, năm 2007 bắt đầu thực hiện Luật BHXH đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 8.172.502 người, tăng 304,84% so với năm 1995 và đến năm 2012 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là 10.436.868 người.

Tuy nhiên, số lao động tham gia BHXH trong các khu vực khác nhau cũng khác nhau.Khu vực hành chính sự nghiệp là khu vực có tính ổn định cao, do vậy người lao động tham gia BHXH biến động không nhiều, mỗi năm tăng trung bình chỉ khoảng 4-5%.[52, tr.20]

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước đang trong giai đoạn tích cực chuyển đổi hình thức sở hữu, cổ phần hóa, bán, khoán cho thuê và giải quyết cho nhiều lao động dôi dư nghỉ việc theo nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ, do vậy số lao động tham gia BHXH của khu vực doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn này đều giảm hàng năm. Nếu so năm 2008 với năm 2003 số lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tham gia BHXH chỉ còn bằng 75,8%.[52,tr.20]

Khu vực ngoài quốc doanh từ khi thực hiện Nghịđịnh số 01/2003/NĐ-CP và nhất là từ khi thực hiện luật BHXH, số lao động tham gia BHXH luôn tăng cao. Đến năm 2009 số lao động tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh tăng gần 1,424 triệu người, bằng 37% so với năm 2003. Nếu so với năm 2002 thì số lao động tham gia BHXH tăng 1,576 triệu người. Như vậy số lao động tham gia BHXH giai đoạn 2003-2012 của khu vực ngoài quốc doanh có tốc độ tăng cao nhất. [52, tr.20]

Đối với khu vực ngoài công lập, người lao động tham gia BHXH cũng tăng đáng kế. Năm 2003 số lao động khu vực hộ kinh doanh cá thể đăng ký tham gia BHXH chưa có, bắt đầu từ năm 2005 người lao động khu vực này mới bắt đầu tham gia BHXH. Tuy số lao động chưa nhiều nhưng trong 7 năm qua số lao động khu vực này tham gia BHXH đã tăng lên 3 lần. [52, tr.20]

Như vậy, trong giai đoạn này người lao động tham gia BHXH khu vực Nhà nước không tăng nhiều, thậm chí giảm, nhưng tốc độ lao động tham gia BHXH khu vực ngoài quốc doanh và ngoài công lập tăng đáng kể, góp phần mở rộng mạng lưới BHXH đến mọi người lao động.

Từ tháng 1/2009 thực hiện bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Đến hết năm 2012 đã có trên 8,3 triệu người tham gia, quỹ BHTN đã thu được gần 8 nghìn tỷđồng và trên 4.500 người lao động đăng ký thất nghiệp trong đó có trên 1.000 người đã hoàn thiện hồ sơđể được hưởng BHTN. Theo báo cáo của BHXH, tính đến ngày 31/5/2013, cả nước có 60,6 triệu người tham gia BHXH, tăng hơn 2,8 triệu người (4,9%) so với cùng thời điểm năm 2012. Trong đó số người tham gia BHXH tự nguyện là 146.000 người, tăng hơn 24.000 người (19,8%).

3.2.4.2. Đảm bảo sự công bằng trong mức đóng và mức hưởng.

Thứ nhất, mức đóng, căn cứđóng và tỷ lệđóng BHXH đối với các đối tượng tham gia BHXH được quy định tại Điều 91-92 Luật BHXH Việt Nam như sau:

- Đối với BHXH bắt buộc: Luật BHXH quy định, từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 mức đóng bằng 20% tiền lương, tiền công tháng (trong đó người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%). Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011 đóng bằng 22% mức tiền lương, tiền công tháng (người sử dụng đóng 16%, người lao động 6%). Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2014 đóng bằng 24% (người sử dụng lao động đóng 17%, người lao động 7%). Từ năm 2014 trở đi mức đóng bằng 26% (người sử dụng lao động đóng 18%, người lao động đóng 8%). [51]

- Đối với BHXH tự nguyện: Hàng tháng người tham gia BHXH sẽđóng bằng 16% mức thu nhập do người tham gia BHXH lựa chọn. Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm 1 lần, người lao động đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập do người tham gia BHXH lựa chọn (gọi tắt là mức thu nhập tháng) thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung [51]. Như vậy, với việc quy định cụ thể mức đóng BHXH tự nguyện cũng như khống chế mức tối thiểu và mức tối đa khi tham gia BHXH tự nguyện, Luật BHXH đã tạo ra tiền đề pháp lý quan trọng cho việc triển khai áp dụng BHXH tự nguyện trên thực tiễn.

- Đối với bảo hiểm thất nghiệp: NLĐđóng BHTN bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN. NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BNTN.Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ lương, tiền công tháng đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển tiền một lần. [51]

Thứ hai, mức hưởng và điều kiện hưởng các chế độ BHXH. Mức hưởng và điều kiện hưởng tùy thuộc vào từng loại chếđộ BHXH, cụ thế là.

Một là, đối với loại hình BHXH bắt buộc

- Chế độ bảo hiểm ốm đau. Sau những lần sửa đổi bổ sung, hoàn thiện, cho đến nay chếđộ BHXH này được áp dụng cho 2 đối tượng là NLĐ tham gia BHXH

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 87)