Thứ nhất, phát triển rộng rãi các loại hình BHXH tự nguyện, đặc biệt là BHXH tự nguyện cho nông dân. Cần phát triển rộng rãi loại hình BHXH tự nguyện để tạo điều kiện cho mọi người dân đều có quyền tham gia BHXH, đặc biệt là đối với những đối tượng BHXH là nông dân. Từ việc xác định nông dân là nhóm đối tượng cần được hưởng những chính sách đặc biệt về BHXH, nhóm đối tượng này cần được tách ra khỏi các đối tượng tham gia loại hình BHXH tự nguyện hiện tại và vì thế cần xây dựng một mô hình bảo hiểm tự nguyện dành riêng cho họ.
Có thể trước mắt mô hình BHXH tự nguyện cho nông dân Việt Nam chưa thế cung cấp đầy đủ các chếđộ BHXH mà tạm thời nên thực hiện hai chếđộ là bảo hiểm hưu trí và tử tuất như đối với loại hình BHXH tự nguyện áp dụng chung cho những đối tượng khác, nhưng trong cơ chế đóng góp vào quỹ BHXH cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước theo một tỷ lệ nhất định. Về lâu dài thì cần nghiên cứu khả năng kết hợp giữa chếđộ BHXH của nông dân với các chếđộ cứu trợ khác để tăng thêm sự bảo vệđối với nhóm đối tượng này.
Thứ hai, từng bước cải cách chế độ bảo hiểm hưu trí
Một là, tiếp tục cải cách các quy định về mức đóng và hưởng trợ cấp hưu trí đề đảm bảo công bằng cho đối tượng tham gia.Bên cạnh việc quy định mức hưởng trợ cấp tối đa theo tỷ lệ tiền lương cần quy định khống chế mức hưởng trợ cấp hàng tháng tối đa. Mức được lựa chọn là dưới mức thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Quy định này cần được thực hiện đồng bộ với việc khống chế mức hưởng tối đa. Quy định này đảm bảo được tính xã hội của loại hình bảo hiểm này đồng thời quỹ BHXH cũng không phải chi trả những mức bảo hiểm quá cao gây gánh nặng cho quỹ, tạo cơ hội mở rộng phạm vi bao quát đối tượng hơn nữa. Giải pháp này phù hợp với các giải pháp kiểm soát thu nhập đang thực thi hiện nay. Những người có thu nhập cao, có nhu cầu hưởng mức trợ cấp cao thể lựa chọn việc tham gia loại hình BHXH tự nguyện bổ sung hoặc các loại hình bảo hiểm thương mại khác
Hai là,cải cách công thức tính lương hưu. Quy định công thức tính lương hưu áp dụng chung cho cả hai giới nam và nữ là: 20 năm đóng BHXH thì được hưởng 51% mức lương đóng bình quân, sau đó cứ tăng thêm 1 năm thì được cộng thêm 2% mức lương bình quân. Công thức này đảm bảo được công bằng trong đóng góp và hưởng thụ giữa lao động nam và lao động nữ, đồng thời phù hợp với kiến nghị tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. Cũng theo đó, NLĐ học xong đại học 22 tuổi tham gia BHXH (23 năm), nếu về hưu ở tuổi 55 (nữ) được hưởng 57% mức lương bình quân, nếu về hưu ở tuổi 60 được hưởng 67% và nếu có 32 năm đóng BHXH thì tương ứng với mức hưởng cao nhất là 75%. Cách tính này không có sự chênh lệch nhiều so với mức hưởng theo pháp luật hiện hành song khắc phục được hạn chế mất
công bằng và tạo điều kiện khuyến khích NLĐ tích cực làm việc để hưởng mức trợ cấp cao hơn khi về hưu.
Ba là, nghiên cứu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, cụ thể.
- Điều chỉnh lại quy định độ tuổi nghỉ hưu. Xác định lộ trình tăng dần tuổi nghỉ hưu theo mức tăng của tuổi thọ trung bình. Thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2018 cứ 2 năm tăng 1 tuổi cho đến khi đạt 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ (từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch tuổi hưu của nam và nữ). Hiện nay tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữđược quy định tại khoản 1 Điều 50, tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ làm việc tại khu vực dân sự và lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật lao động. Các quy định này đều có điểm chung là độ tuổi nghỉ hưu giữa các đối tượng chênh nhau 5 tuổi.
Bảng 4.1: Ý kiến của NLĐ và NSDLĐ về tăng tuổi nghỉ hưu
Đối tượng Nên tăng tuổi nghỉ hưu
Không nên tăng
tuổi nghỉ hưu Không quan tâm
Lao động chân tay 3,12% 84,4% 1,16%
Lao động văn phòng 80,4% 11,62% 7,97%
Lao thuộc thuộc khối hành chính sự nghiệp
85,7 7,14% 7,14%
lao động trong lĩnh vực nghiên cứu- giảng dạy
88,8% 6,7% 4,5%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát
- Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của lao động nữ (hoặc một bộ phận lao động nữ trong một số lĩnh vực) theo hướng tăng dần tuổi nghỉ hưu của họ, cứ 2 năm tăng thêm 1 tuổi (hoặc cứ mỗi năm tăng thêm 1 tuổi) cho tới khi bằng độ tuổi nghỉ hưu của nam,hoặc có thể tăng dần đồng thời tuổi nghỉ hưu của cả lao động nam và lao động nữ, cứ mỗi năm tăng thêm 1 tuổi (hoặc cứ 2 năm tăng thêm 1 tuổi) cho tới khi đạt tới 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.Tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ nhằm đảm bảo bình đẳng với lao động nam trong việc đóng và hưởng BHXH. Về lâu dài
cần tiến tới quy định độ tuổi nghỉ hưu chung của lao động nam và nữ bằng nhau. Đây cũng là xu hướng được đa số các quốc gia thực hiện (phụ lục), tạo cơ hội cho lao động nữđược tiếp tục tham gia quan hệ lao động và đóng góp BHXH.
- Giảm sự chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa 2 khu vực dân sự và lực lượng vũ trang theo hướng tuổi nghỉ hưu của một số trường hợp thuộc lực lượng vũ trang được điều chỉnh tăng dần (có thể có luật riêng điều chỉnh cho người làm việc ở khu vực này).
Song song với việc tăng dần tuổi nghỉ hưu cần khuyến khích NLĐ và NSDLĐ tham gia quan hệ lao động bằng cách quy định nếu đủ tuổi nghỉ hưu mà các bên vẫn tiếp tục quan hệ lao động mà không làm thủ tục hưởng bảo hiểm hưu trí thì cả hai bên không phải đóng phí BHXH dài hạn. Trong trường hợp này vừa đáp ứng được nhu cầu và khuyến khích được việc tiếp tục tham gia quan hệ lao động, đồng thời quỹ BHXH cũng lùi được thời hạn chi trả trợ cấp hưu trí, giảm tải gánh nặng về tài chính.
Bốn là, xây dựng chếđộ hưu trí bổ sung nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người nghỉ hưu.
Chế độ hưu trí bổ sung được áp dụng cho những NLĐ đang tham gia loại hình BHXH bắt buộc và họ tự nguyện tham gia thêm chếđộ này nhằm có được một mức lương hưu cao hơn khi đủ điều kiện nghỉ hưu. Chếđộ này cũng mang lại cho NLĐ có thêm cơ hội lựa chọn để có thể đa dạng hóa các nguồn thu nhập, bổ sung thêm mức lương hưu hàng tháng từ BHXH bắt buộc, góp phần cải thiện đáng kểđời sống của người nghỉ hưu. Kết quảđiều tra về nhu cầu của các doanh nghiệp về xây dựng qũy hưu trí bổ sung của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong năm 2011 cho thấy, với quy mô điều tra 610 doanh nghiệp có 70,33% doanh nghiệp sẵn sang tham gia loại hình này. Đây là nhu cầu thực sự của doanh nghiệp đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH chủđộng nghiên cứu toàn diện về chế độ này để có thể thực thi trong thời gian tới góp phần từng bước cải thiện đời sống của người nghỉ hưu, đáp ứng mục tiêu an sinh xã hội.
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc cải cách chếđộ bảo hiểm hưu trí. Chếđộ hưu trí bổ sung ở Việt Nam nên thiết lập trên cơ sở tự nguyện, khuyến khích sự chia sẻ phần đóng góp của NLĐ và NSDLĐ. Phạm vi
áp dụng trước tiên đối với người tham gia BHXH bắt buộc. Trong tương lai khi thiết lập được hệ thống bảo hiểm bao phủđược toàn bộ NLĐ thì tiến tới mở rộng phạm vi áp dụng đối với mọi NLĐđang tham gia BHXH. Mức đóng góp của chếđộ bổ sung được quy định với nhiều mức để người tham gia có quyền lựa chọn phù hợp với thu nhập của mình. Phần đóng góp này được chuyển vào tài khoản cá nhân thuộc sở hữu mỗi NLĐ. Khi nghỉ hưu, các khoản tiền này có thể được rút hàng tháng hoặc hàng năm tùy thuộc vào nhu cầu. Quản lý tài chính được chú trọng với việc đầu tư vốn sinh lời dựa trên các nguyên tắc chung vềđảm bảo an toàn quỹ BHXH.
Thứ ba, xây dựng chế tài xử lý các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trốn tránh trách nhiệm BHXH của người sử dụng lao động.
Hiện nay chế tài xử phạt hành vi vi phạm về nộp BHXH còn rất thấp, không đủ sức răn đe doanh nghiệp dây dưa nợđọng. Theo quy định hiện hành, mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm của chủ sử dụng lao động không vượt quá 75 triệu đồng, cùng với mức phạt tiền trên, doanh nghiệp vi phạm chỉ phải nộp thêm một khoản lãi chậm đóng được tính bằng lãi suất đầu tư của quỹ BHXH. Mức lãi suất này thậm chí thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, nên nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng quỹ BHXH thay vì phải đi vay ngân hàng.
Để khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH của các chủ sử dụng lao động, đã đến lúc cần có những chế tài đủ mạnh đưa vào Luật BHXH để chấn chỉnh và xử lý tình trạng nợ đọng dây dưa từ phía các DN cũng như buộc các đơn vị sử dụng lao động tự giác tuân thủ các nghĩa vụ BHXH đối với người lao động.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam cũng đề xuất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu sớm trình Chính phủ ban hành quy định về xử lý tiền nợ BHXH tồn đọng kéo dài, không còn khả năng trả nợ của các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ lao động bỏ trốn, để tạo hành lang pháp lý giải quyết chếđộ BHXH đối với người lao động một cách kịp thời.
4.3.4.Đảm bảo quỹ bảo hiểm xã hội duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn.
Để quỹ BHXH đảm bảo duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn, ngoài các giải pháp liên quan đến thu, chi quỹ BHXH đã nêu ở trên, BHXH Việt Nam cần
tích cực khai thác nguồn thu từ các khoản viện trợ đóng góp từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, mạnh dạn sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi đi đầu tư sinh lời. Đểhoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao,góp phần tăng trưởng cho quỹ BHXH cần phải.
Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội
Đối với BHXH Việt Nam hiện nay, tiền tạm thời nhàn rỗi được đầu tư vào tín phiếu và trái phiếu Chính phủ, cho ngân hàng thương mại của nhà nước vay hoặc đầu tư vào các công trình trọng điểm quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ. Các lĩnh vực đầu tư này mặc dù an toàn nhưng lãi suất sinh lời rất thấp,vì vậy cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư sang các lĩnh vực khác thì lợi nhuận đầu tư sẽ được sẽ cao hơn.
Các khoản cho ngân hàng vay hiện nay đang được thực hiện qua hình thức tiền gửi nên lãi suất không mang tính cạnh tranh so với hình thức đấu thầu, vì vậy cần xây dựng cơ chếđấu thầu rộng rãi cho các khoản vay này. Lãi suất trúng thầu phải cao hơn hoặc bằng mức lãi suất chuẩn mà BHXH Việt Nam đề ra. Như vậy, BHXH Việt Nam cũng sẽ tận dụng được sự linh hoạt trong cơ chế đấu thầu để đầu tư vốn với lãi suất cạnh tranh hơn và thời hạn phù hợp với nhu cầu chi trả của ngành. Mở rộng đối tượng cho vay là các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 51% cổ phần, có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Tóm lại, phải mở rộng các danh mục đầu tư quỹ BHXH sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa đảm bảo hiệu và có lợi nhuận
Thứ hai, cơ cấu lại danh mục đầu tư quỹ BHXH
- Cần phân loại đối với các nguồn quỹ BHXH để có cơ sở đầu tư. Đối với nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) nên đầu tư vào cổ phiếu, các loại kỳ phiếu, cho các ngân hàng thương mại vay để hưởng lãi... Đối với nguồn vốn trung hạn (1-5 năm) dành cho đầu tư vào cho vay trực tiếp, cho các ngân hàng vay trung hạn. Đối với nguồn vốn dài hạn (5-10 năm) đầu tư mua các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương, góp vốn đểđầu tư sản xuất, kinh doanh, liên doanh góp vốn vào các ngành khác, chế biến dầu khí, tham gia vào các dự án sản xuất, cung cấp điện nước sinh hoạt cho dân cư, khu công nghiệp, kinh
doanh bất động sản, xây dựng nhà ở, đầu tư vào hạ tầng đô thị, cho chủ sử dụng lao động vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đây là một biện pháp tạo nguồn hay nuôi nguồn mà mang lại hiệu quả cao.
- Về hạn mức cụ thểđầu tưđối với từng lĩnh vực. Nên sử dụng khoảng 85% nguồn vốn đầu tư từ quỹ BHXH vào các lĩnh vực đầu tư an toàn như:cho ngân sách nhà nước vay, mua trái phiếu, kỳ phiếu của nhà nước hoặc của các tổ chức tài chính Nhà nước. 15% quỹ BHXH còn lại sẽđầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao hơn nhưng nhiều rủi ro hơn như:bất động sản, trực tiếp đầu tư vào các dự án kinh doanh.
Bảng 4.2: Gợi ý về danh mục đầu tư từ quỹ BHXH
TT Danh mục đầu tư Hình thức tỷ
trọng Phương thức tính lãi
1 Trái phiếu chính phủ Trái phiếu kho bạc nhà nước: +Trái phiếu bán được.
+Trái phiếu không bán được
10% 10%
Coupon trái phiếu (5-10 năm)
Trái phiếu phát hành qua ngân hàng phát triển (Có thể bán
được trên thị trường)
10% Lãi suất chiết khấu thực tế
2 Cho NSNN vay khoản cho vay đối với ngân sách nhà nước
15% Coupon trái phiếu (5-10 năm)
3 Cho các ngân hàng vay Gửi tiền vào ngân hàng thương mại qua cơ chếđấu thầu.
35% Lãi suất đấu thầu 4 Góp vào vốn các dự án cơ
sở hạ tầng của Nhà nước.
Góp vốn sở hữu ban đầu 5 lãi suất trung bình ngành + phần bù rủi ro.
5 Kinh doanh bất động sản Xây dựng nhà ở 5 lãi suất phù hợp với thị
trường 6 Mua các tài sản trên thị
trường tiền tệ
Chứng chỉ tiền gửi tín phiếu kho bạc (Có thể bản được trên thị
trường)
5 Lãi suất liên ngân hàng của NHNN Việt Nam 7 Đầu tư khác cho chủ sử dụng lao động vay. lãi suất phù hợp với thị
trường
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát
Đối với nước ta hiện nay và trong thời gian một vài năm tới, không nên dùng quỹ bảo hiểm xã hội để đầu tư ra nước ngoài vì thị trường trong nước đang cần thu hút nhiều vốn, đặc biệt nguồn vốn trong nước. Mặt khác chúng ta đang khuyến
khích nước ngoài đầu tư vào nước ta, do vậy chỉ nên dùng không quá 10% quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao hơn khi đầu tư thông qua các tổ chức tài chính, tiền tệ của Nhà nước. Bởi vì thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán mặc dù đã hoạt động nhưng tính ổn định chưa cao, quy mô còn nhỏ và các doanh nghiệp lớn của Nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả cũng chưa cao, chưa ổn định.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với hoạt động đầu tư quỹ BHXH như chính sách ưu đãi thuế. Ưu tiên một số lĩnh vực, dự án đầu tư bằng quỹ BHXH mà ở đó vốn đầu tư bảo đảm an toàn, tăng trưởng được vốn như: đầu tư xây dựng nhà ở bán trả chậm cho dân cư (đặc biệt là những người có thu nhập thấp), dự án sản xuất, cung cấp điện, nước sinh hoạt cho các khu dân cư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng có thu phí sử dụng như cầu đường giao thông, các công trình y tế,