Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam thời gian tới

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 112)

4.1.1.1. Xu hướng già hóa dân số và những biến động về nhân khẩu học ở

Việt Nam.

Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng, tuổi thọ bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hướng nhân khẩu học này cho thấy Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển xã hội. Tuy nhiên già hóa dân số nhanh chóng cũng sẽ tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.

Hiện nay, số lượng người cao tuổi ở nước ta đang ngày càng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Việt Nam qua các năm có sự biến động tăng nhưng không đều. Trong những năm qua, tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 65 tuổitrở lên) trong dân số đã tăng nhanh từ khoảng 4,7% vào năm 1989 tăng lên 5,85 vào năm 1999 và 7,2% vào năm 2007. Nếu tính theo độ tuổi từ 60 trở lên thì năm 1989 chiếm 7,2% dân số, năm 1999 chiếm 8,25 và năm 2007 là 9,45%. Theo dự báo, tỷ lệ này sẽ tăng đột biến và có thểđạt 16,8% vào năm 2029 [47, tr. 342]. Dân số Việt Nam tại thời điểm tổng điều tra năm 2009 là 85,8 triệu người, đến năm 2049 dự báo dân số nước ta đạt khoảng 108,7 triệu người. Như vậy trong vòng 40 năm, từ năm 2009-2049 số dân nước ta tăng thêm khoảng 26,6% theo phương án trung bình mà tổng cục thống kê tính toán. Theo dự báo này, trong khi tỷ lệ gia tăng của nhóm 0-14 tuổi có chiều hướng giảm thì nhóm trên 65 tuổi năm 2049 ước tính sẽ gấp khoảng 3,5 lần so với số người trên 65 tuổi của năm 2009. Mặc dù ở năm 2049 số người cao tuổi trong khu vực nông thôn cao hơn 4,5 triệu so với số người

cao tuổi ở khu vực thành thị. Tuy nhiên tốc độ gia tăng người cao tuổi trong khu vực nông thôn lại có xu hướng thấp hơn so với khu vực thành thị trong giai đoạn này [1, tr.44]

Sự già hóa dân số làm cho tuổi trung vị của người Việt Nam tăng lên theo thời gian, cùng với nó là gánh nặng của chỉ số phụ thuộc. Nếu năm 2009 tuổi trung vị bình quân của người dân Việt Nam là 27,9 và chỉ số phụ thuộc là 44,7% thì đến năm 2029 tuổi trung vị bình quân của người dân Việt Nam đã là 36,2 và tỷ số phụ thuộc là 46,1; tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 40,5 và 55,25 tương ứng ở năm 2049 [1, tr. 44]. Hiện cả nước có khoảng 1,4 triệu người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (chiếm 19% tổng số người cao tuổi).

Theo tổ chức y tế thế giới, một đất nước có trên 10% người cao tuổi được coi là một quốc gia già hóa dân số. Nước ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự già hóa dân số. Về quan điểm phát triển thì già hóa dân số là một thành tựu đáng kể của một đất nước bởi tuổi thọ của con người ngày càng tăng cao chứng tỏ điều kiện sống của họ an toàn hơn và hệ thống y tế căm sóc sức khỏe con người được cải thiện hơn. Ở Việt Nam dự báo đến giai đoạn từ năm 2030 dân số dưới 14 tuổi sẽ bằng dân số từ 60 tuổi trở lên và cùng chiếm tỷ lệ khoảng 1/5 dân số. Tỷ trọng người cao tuổi tăng dẫn đến hiện tượng tỷ số phụ thuộc của người cao tuổi tăng lên. Tỷ lệ phụ thuộc của người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên so với người từ 15 tuổi đến 59 tuổi năm 1999 là 13,9% năm 2009 là 11,3$ năm 2014 sẽ là 12,2% [ 49, tr. 342]. Vấn đề già hóa dân số nhanh lại tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống, sinh hoạt con người. Số già, sống cô đơn, không được nương tựa vào con cháu sẽ tăng lên, do số con ít đi. Hệ thống, BHXH, BHYT cho người già chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của họ. Theo số liệu điều tra, người cao tuổi có nguồn kinh tế từ con cháu là 39%, từ lao động bản thân là 30%, từ lương hưu, trợ cấp là 25% và từ các nguồn khác là 4,7%. [49, tr.342]. Già hóa dân số cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm và đầu tư của đất nước. Khi lực lượng lao động ngày càng ít đi, số người cao tuổi ăn theo tăng nhanh hơn, vì họ ít làm ra của cải vật chất cho xã hội, số người hưởng lương từ quỹ hưu trí tăng lên, trong khi số người đóng góp cho quỹ lại giảm đi. Ngay khi số trẻ em giảm

đi do tỷ suất sinh giảm cũng không thể bù đắp được những chi phí xã hội tăng lên do chi phí cho người cao tuổi lớn hơn chi phí cho trẻ em. Khi một quốc gia mà tỷ lệ người cao tuổi tăng, tỷ lệ người lao động không tăng hoặc giảm trong khi nguồn thu của quỹ phúc lợi xã hội hầu như không biến đổi thì những quỹ này lại phải dành một khoản tiền ngày một tăng cho các chương trình phúc lợi xã hội. Quỹ bảo hiểm hưu trí sẽ là quỹ chịu ảnh hưởng của xu hướng này, vì vậy trong những năm trước mắt, việc đảm bảo duy trì sự cân đối, ổn định về tài chính cho quỹ BHXH nói chung và quỹ bảo hiểm hưu trí nói riêng là hết sức cấp thiết.

4.1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái ven biển, ven bờ và đất liền. Các chất thải đó bao gổm: Khí CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển, CO2 cũng được sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép; CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí dầu tự nhiên và khai thác than; N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp; PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm....

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu; sự nóng lên của khí quyển và trái đất; Sự dâng cao mực nước biển; sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người....

Hậu quả của việc biến đổi khí hậu là: các hệ sinh thái bị phá hủy; mất đa dạng sinh học; chiến tranh và xung đột; dịch bệnh, hạn hán, bão lụt; những đợt nắng nóng gay gắt; các núi băng và sông băng đang teo nhỏ; nước biển dâng cao...

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ của trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thiệt hại, tiêu phí hàng tỉ đô la. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiêp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi cơn bão lũ rất cấp thiết, chi phí để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ cũng tăng và các căng thẳng về đường biên giới. Để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn báo lũ cũng là một số tiền không nhỏ. Khí hậu càng khắc nghiệt, bệnh tật gia tăng, kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh... càng làm cho các quỹ tài chính - tiền tệ bị thâm hụt trong đó có quỹ BHXH.

Nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải chịu ảnh hưởng của các kiểu thời tiết khắc nghiệt và thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của bão biển, bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 2-3 độC. Mực nước biển dâng trung bình 3mm/năm. Bên cạnh sự gia tăng nhiệt độ và mực nước biển, lượng mưa tính trung bình trên cả nước 50 năm qua đã giảm khoảng 2%/năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đặc biệt là bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn và mùa bão kết thúc muộn hơn, các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại có xu hướng kéo dài.

Biến đổi khí hậu tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như; nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp đến vấn đề lao động và việc làm. Biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong nông nghiệp trở lên bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn. Biến đổi khí hậu làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương. Tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo đói thường được thể hiện thông qua tác động đến nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp thủy sản... Biến đổi khí hậu sẽ là một trở ngại lớn đối với những lỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân. Nghiên cứu của Viện khoa học và lao động xã hội (năm 2011) cho

thấy tại Sơn La, khi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến đối khí hậu giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,74%. Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn [38].

4.1.1.3. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ thuần túy là sự hội nhập về kinh tế mà còn tác động mạnh đến các chính sách xã hội, văn hóa nói chung. Hệ thống chính sách an sinh xã hội trong đó có chính sách BHXH cũng không nằm ngoài quy luật chi phối đó, thậm chí nó còn bị tác động mạnh hơn của quá trình hội nhập, đặc biệt là chính sách BHXH và trợ giúp xã hội.

Hội nhập kinh tế thế giới kéo theo sự lệ thuộc vào nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng, sựđầu tư trực tiếp của nước ngoài, sự di chuyển lao động cũng gia tăng. Một số quốc gia còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế song vẫn phải có chung hệ thống chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội, các chính sách này từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đến hệ thống ASXH của tất cả các khu vực trên thế giới. Đối với các nước công nghiệp phát triển, hệ thống đã gặp phải những sức ép về nhân khẩu học kể từ thập niên 90, tiếp tục chịu sức ép về nợ công cao, tỷ lệ việc làm thấp, đòi hỏi phải có một công cuộc cải cách toàn diện về kinh tế và xã hội. Chỉ tính riêng khía cạnh việc làm, theo báo cáo của tổ chức lao động quốc tế (ILO), chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp của thế giới, nhất là khu vực đồng Eurozone lại cao như hiện nay. Các nhà máy, xí nghiệp phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, ngoài tác động của suy giảm kinh tế chung, hệ lụy lớn nhất là người lao động bị giảm thu nhập và một bộ phận bị mất thu nhập (vì thất nghiệp). Đối với các nước đang phát triển, hệ thống ASXH của các nước này đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cũng chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ buộc phải cải cách, điều chỉnh chính sách ASXH cho phù hợp với bối cảnh mới. Do đó tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều chịu sự suy giảm tăng trưởng dẫn đến thu nhập của người lao động bị giảm sút, thất nghiệp

gia tăng. Điều này đòi hỏi các chính phủ phải những biện pháp trợ cấp hiệu quả cho người thất nghiệp, cho các hộ gia đình và từng nhóm người trong xã hội. Ở hầu hết các nước, hệ thống ASXH đều có những điều chỉnh chính sách để đối phó với khủng hoảng kinh tế, trong các lĩnh vực hưu trí, bảo vệ sức khỏe, lợi ích gia đình, mở rộng hoặc hạn chế các lợi ích ASXH cho phù hợp với hoàn cảnh thời kỳ khủng hoảng. Nhìn chung các nước trên thế giới tập trung nhiều vào các vấn đề hưu trí cho người già, trợ cấp trẻ em và chăm sóc sức khỏe y tế trong giai đoạn khủng hoảng. Theo số liệu thống kê hiện nay có khoảng gần 100 ngàn doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, kéo theo là gần 1 triệu người lao động bị thất nghiệp, bên cạnh đó còn rất nhiều người thất nghiệp trá hình do không làm hết thời gian làm việc hoặc làm việc cầm chừng cho hết ngày, nhất là ở khu vực nông thôn (không sử dụng hết thời gian lao động). Hiện nay, số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-24 của Việt Nam là 46,8%. Suy giảm kinh tế, việc làm giảm sút kéo theo đó là số người nghỉ hưu trước tuổi cũng có xu hướng tăng lên. Trong đó đa số là người nghỉ hưu trong độ tuổi từ 41- 60 tuổi , đặc biệt có những người nghỉ hưu mới 35 tuổi. Điều này cho thấy những quy luật kinh tế (tăng trường kinh tế- thất nghiệp) của thế giới và Việt Nam đều có những nét tương đồng và càng khẳng định Việt Nam không thể đứng ngoài ảnh hưởng của khủng hoảng chung của kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức, trong đó có những thách thức về việc làm, ASXH và phát triển bền vững đối với hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam. Khi người lao động bị thất nghiệp, bị mất việc làm, Chính phủ các nước phải có những giải pháp khác nhau để hỗ trợ từ các quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và từ các quỹ xã hội khác trong hệ thống an sinh xã hội. Điều này đã góp phần làm tăng thêm gánh nặng chi trả cho các quỹ BHXH hiện nay.

4.1.2. Nhng vn đề đặt ra đối vi đảm bo tài chính cho bo him xã hi Vit Nam thi gian ti.

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)