Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 72)

Thời kỳ trước năm 1945

Ở Việt Nam, từ lâu BHXH được thực hiện dưới dạng tương thân, tương ái gắn liền với cộng đồng làng xã, nhằm cưu mang, giúp đỡ những người gặp phải rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Các hình thức hoạt động chủ yếu là lập các quỹ như:Quỹ quả phụ điền, quỹ cô nhi điền… để giúp bà góa, con côi,những loại quỹ này được người dân tự giác tham gia và có sự giám sát của làng xã nên được sử dụng rất đúng mục đích. Ngoài ra ở các làng nghề còn có sự hình thành các phường, hội nghề nghiệp để tương trợ lẫn nhau không chỉ trong nghề nghiệp mà trong cả cuộc sống nếu không may gặp phải rủi ro. Nhà nước phong kiến không những khuyến khích mà còn dựa trên những hoạt động này để đề ra những sắc lệnh phù hợp, áp dụng trong toàn quốc như lập ra các quỹ dự phòng thông qua thuế để tổ chức khám chữa bệnh cho dân khi có bệnh dịch, khi đói kém, mất mùa. Trong thời kỳ Pháp thuộc, những người làm việc trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp cũng được hưởng các chế độ BHXH như hưu bổng, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp. Dưới sự đấu tranh của giai cấp công nhân, những NLĐ trong hầm mỏ, nhà máy của Pháp cũng được hưởng một số chếđộ BHXH nhưng chưa nhiều[53, tr.116, 117]

Thời kỳ từ năm 1945 đến 1964

Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, trên cơ sở Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân, viên chức nhà nước (sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947; sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950). Cơ sở pháp lý tiếp theo của BHXH được thể hiện trong hiến pháp năm 1959. Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thừa nhận công nhân viên chức có quyền được trợ cấp BHXH. Quyền này được cụ thể

hóa trong Điều lệ tạm thời về BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 và Điều lệ đãi ngộ quân nhân ban hành kèm theo Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 của Chính phủ. Suốt trong những năm tháng kháng chiến chống xâm lược, chính sách BHXH nước ta đã góp phần ổn định về mặt thu nhập, ổn định cuộc sống cho công nhân viên chức, quân nhân và gia đình họ, góp phần rất lớn trong việc động viên sức người, sức của cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước.

Từ năm 1965 đến 1994

Quỹ BHXH giai đoạn này là quỹđộc lập thuộc NSNN nhưng nguồn thu chủ yếu từ sự hỗ trợ của Nhà nước, tiếp đến là sựđóng góp của các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh theo tỷ lệ phần trăm trên tổng quỹ lương (4,7% tổng quỹ lương), còn công nhân và viên chức không cần phải đóng phí BHXH. Việc quản lý quỹ BHXH giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). Đối với khu vực ngoài quốc doanh, áp dụng theo điều lệ BHXH đối với xã viên hợp tác xã, các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp (ban hành kèm theo quyết định 292/BCH-L ngày 15/2/1982 của Liên hiệp Hợp tác xã trung ương). Tuy nhiên, chếđộ này chỉđược thực hiện trong một thời gian ngắn (từ 1982 đến 1989). Trong giai đoạn này cơ chếđiều hành kiểu hành chính mệnh lệnh đã dẫn đến việc không phát huy được những nguồn lực cho hoạt động BHXH. Về phía xã hội thì lãng phí nguồn lực nhưng phân phối lại mang tính bình quân, còn về phía NLĐ thì hoàn toàn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Kể từ sau Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đi vào chiều sâu, trong đó việc đổi mới BHXH cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội là một yêu cầu bức bách nhằm thực hiện các chính sách xã hội. Đặc trưng cơ bản của BHXH trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn này là đã có sự chuyển giao dần "công việc" từ Nhà nước sang cho xã hội, cho cộng đồng.

Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ,"Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động". Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ, cần đổi mới chính sách BHXH theo hướng mọi

người lao động và các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH, thống nhất tách quỹ BHXH ra khỏi ngân sách.

Thời kỳ từ năm 1995 đến nay

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã nhấn mạnh"Mở rộng chế độ BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế". Như vậy, các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Ngay sau khi Luật Lao động có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủđã ban hành Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 về Điều lệ BHXH đối với người lao động trong các thành phần kinh tế. Nội dung của điều lệ này góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần thực hiện công bằng và sự tiến bộ xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường lao động và đồng thời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước.

Ngày 29/6/2006, Quốc hội nước ta chính thức thông qua Luật BHXH (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007). Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ:trợ cấp ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động,trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tử tuất BHXH, BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1/1/2008 với 2 chếđộ hưu trí và tử tuất. Ngày 1/1/2009 chính sáchBHTN bắt đầu được thực thi.

Nội dung các chế độ nói trên đã có một số thay đổi cơ bản so với trước đây. Quỹ BHXH bắt buộc được tách ra thành các quỹ thành phần. Tỷ lệ đóng góp của NLĐ và NSDLĐđã được điều chỉnh theo hướng tăng dần. Việc thực thi chính sách BHXH và Luật BHXH cũng được các cấp các ngành rất quan tâm.

3.1.2.T chc b máy ca h thng bo him xã hi Vit Nam.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan hoạt động độc lập về tài chính và hành chính. BHXH Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22/8/2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008-NĐ/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Theo Nghị định này, BHXH Việt Nam được tổ chức quản lý theo ngành dọc với 3 cấp từ trung ương đến cấp tỉnh (thành phố), huyện trong cả nước. Tại trung ương là Bảo hiểm xã

hội Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của BHXH Việt Nam bao gồm đại diện của Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và các thành viên khác do Chính phủ quy định.

Cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam theo Nghị định 94/2008/NĐ/CP ngày 22/8/2008 gồm 18 đơn vị thuộc cơ quan BHXH Trung ương và 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc do Tổng Giám đốc quy định 18 đơn vi trực thuôc gồm:

Cơ cấu tổ chức BHXH ở Việt Nam trực thuộc Trung ương bao gồm:

Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

1/ Ban thực hiện chính sách BHXH 13/Viện Khoa học BHXH 2/ Ban thực hiện chính sách BHYT 14/Trung tâm thông tin 3/ Ban thu 15/Trung tâm lưu trữ

4/ Ban chi 16/Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH 5/ Ban cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT 17/ Báo BHXH

6/ Ban tuyên truyền 18/ Tạp chí BHXH 7/ Ban hợp tác quốc tế

8/Ban kiểm tra

9/Ban thi đua khen thưởng 10/Ban kế hoạch - tài chính 11/ Ban tổ chức - cán bộ 12/Văn phòng

Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là BHXH cấp tỉnh) thành lập các phòng nghiệp vụ.Theo Quyết định số 4970 QĐ-BHXH ngày 11/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về cơ cấu các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thái Bình có cơ cấu 10 phòng nghiệp vụ là: phòng chế độ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận- quản lý hồ sơ, phòng tổ chức- cán bộ, phòng hành chính - tổng hợp.

- 54 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại có cơ cấu 9 phòng nghiệp vụ gồm Phòng chếđộ BHXH, phòng giám định BHYT, phòng thu, phòng kế hoạch- tài chính, phòng kiểm tra, phòng công nghệ thông tin, phòng cấp sổ, thẻ, phòng tiếp nhận - quản lý hồ sơ, phòng tổ chức - hành hành chính.

- BHXH huyện không có cơ cấu tổ chức trực thuộc. Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công chức, viên chức.

Với mô hình tổ chức bộ máy quản lý như trên ta thấy, bộ máy quản lý BHXH Việt Nam đã được hình thành độc lập. Vì thế, việc triển khai thực hiện chính sách khá kịp thời và theo đúng lộ trình vạch ra. Các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp đều được quy tụ về một đầu mối quản lý, từđó tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia. Mô hình tổ chức này giúp cơ quan BHXH các cấp thực hiện tốt công tác thu- chi quỹ, cải tiến quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Đồng thời còn góp phần ổn định công tác tổ chức và tiết kiệm chi phí quản lý.

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)