về bảo hiểm xã hội.
Chính sách BHXH mặc dù đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, song đến nay nhận thức của người lao động nói riêng và của toàn xã hội nói chung về chính sách này cũng như việc tổ chức thực hiện chúng còn rất hạn chế. Qua kết quả điều tra khảo sát đã cho thấy, tỷ lệ lao động khu vực phi chính thức có hiểu biết về BHXH rất thấp, còn phần lớn chưa có hiểu biết rõ ràng về BHXH, còn nhầm lẫn giữa BHXH với loại hình bảo hiểm thương mại. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về BHXH để người dân hiểu và thực hiện tốt chính sách này, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chính sách BHXH được chuyển sang thực hiện theo cơ chế quản lý hoàn toàn mới dựa trên nguyên tắc “đóng- hưởng”. Trước mắt cần tập trung tuyên truyền cho các đối tượng thuộc khu vực phi chính thức, chưa tham gia BHXH.
Thứ nhất, về nội dung tuyên truyền.
Cần phối hợp với Ban Tuyên giáo cấp ủy, các cơ quan Báo, Đài tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động, tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của của Nhà nước về bảo hiểm xã hội nói riêng và về an sinh xã hội nói chung.
Tuyên truyền để người dân hiểu được bản chất tốt đẹp của bảo hiểm xã hội, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội, hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH tới mọi người lao động
Đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền Luật BHXH, Nghị quyết số 21 - NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020, phấn đấu tăng nhanh sốđối tượng tham gia BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.
Thông qua công tác tuyên truyền giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những cá nhân, tập thể, đơn vị xuất sắc trong trong công tác thực hiện tốt các chếđộ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH, phê phán các hành vi vi phạm, lợi dụng cơ chế chính sách để trục lợi, các hành vi tiêu cực trong quá trình thực thi chính sách BHXH trên địa bàn thành phố.
Tuyên truyền về kết quảđạt được của ngành, đơn vị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH, công tác phối hợp giữa các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể, cấp ủy chính quyền địa phương, các đơn vị SDLĐ, người lao động, thực hiện Luật BHXH thông tin tình hình, tiến độ kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng tháng, quý, năm.
Thứ hai, về hình thức tuyên truyền.
Cần đa dạng hóa các hình thức, các kênh truyền thông, trực tiếp tuyên truyền thông qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ hàng ngày tại bộ phận một cửa, công tác thu BHXH, công tác quản lý đối tượng và chi trả các chếđộ BHXH, công tác khám chữa bệnh, công tác giải quyết các chế độ BHXH, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về các quy định của Luật BHXH để các đơn vị SDLĐ và người lao động, các đối tượng và nhân dân hiểu đầy đủ hơn và ngày càng tích cực tham gia BHXH.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng, tuổi thọ bình quân tăng, trong khi đó tỷ suất sinh lại giảm dẫn đến một hệ lụy là trong tương lai, tỷ lệ số người hưởng các khoản trợ cấp từ quỹ BHXH và số người cần được chăm sóc, bảo vệ trên tổng số lao động tham gia đóng BHXH tăng lên. Tác động của biến đối khí hậu, nguy cơ bệnh tật gia tăng, những rủi ro cho các nhóm đối tượng chịu tác động nhiều bởi biến đổi khí hậu cũng tăng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thất nghiệp gia tăng đã có tác động không nhỏđến các quỹ tài chính công trong đó có tài chính BHXH.
Trước bối cảnh đó quan điểm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam trong những năm tới là: đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH của các đối tượng; hướng tới xây dựng hệ thống BHXH bền vững về tài chính trong dài hạn và tiếp tục đổi mới căn bản hệ thống BHXH theo hướng hiện đại.
Với quan điểm đó thì phương hướng phát triển BHXH Việt Nam từ nay đến năm 2020 là: tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình và chếđộ BHXH; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu BHXH hàng năm do chính phủ giao cho, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, phấn đấu đến năm 2020 mức độ tuân thủ BHXH đạt trên 90%, thực hiện đúng quy định về chi trả BHXH, nâng mức thụ hưởng của NLĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ; cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.
Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng của tài chính BHXH ở Việt Nam cũng như trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chương 4 đề xuất một một số giải pháp góp phần đảm bảo tài chính BHXH Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN
1/ Tài chính BHXH là tổng thể các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập quỹ BHXH do các bên tham gia BHXH đóng góp và được phân phối, sử dụng quỹđó nhằm mục đích góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi người lao động bị rủi ro, khi sinh nở và khi hết tuổi lao động.
Đảm bảo tài chính cho BHXH xét trên góc độ quản lý quỹ là đảm bảo sự cân đối trong quan hệ giữa thu và chi của quỹ BHXH. Xét trên góc độ kinh tế chính trị học thì đảm bảo tài chính cho BHXH là đảm bảo quan hệ thu, chi trong hệ thống BHXH tuân thủđúng quy định pháp luật BHXH để BHXH có khả năng duy trì được sự cân đối, ổn định trong dài hạn nhằm đáp ứng quyền thụ hưởng của người tham gia BHXH một cách công bằng góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH. Để đánh giá mức độ đảm bảo tài chính cho BHXH, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau: mức độ bao phủ của hệ thống BHXH, mức độ tuân thủ BHXH, mức thụ hưởng của người lao động, mức độ bền vững về tài chính BHXH.
Điều kiện đảm bảo tài chính cho BHXH là: Lựa chọn mô hình BHXH, và vai trò của Nhà nước đối với hoạt động BHXH và giải quyết mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các trung gian tài chính.
Nghiên cứu kinh nghiệm vềđảm bảo tài chính cho BHXH của một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với nước ta.
2/ BHXH Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là sau khi Luật BHXH được triển khai và đi vào cuộc sống đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn đổi mới và hoàn thiện. Kết quảđã đạt được là sốđối tượng tham gia BHXH tăng lên khá nhanh, nhất là khu vực phi chính thức. Quỹ BHXH được hình thành độc lập và ngày càng phát triển. Giải quyết chế độ BHXH cho hàng chục triệu lượt người, góp phần đảm bảo ổn định xã hội và an sinh xã hội bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quảđã đạt được BHXH Việt Nam vẫn đang đứng trước những khó khăn về tài chính.
Trên cơ sở phân tích thực trạng về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam. Luận án đã chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế vềđảm bảo tài chính cho BHXH
3/Trong thời gian tới để đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam cần quán triệt quan điểm: đảm bảo tài chính cho BHXH phải hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội tham gia BHXH của các đối tượng; hướng tới xây dựng một hệ thống BHXH bền vững; đổi mới căn bản hệ thống BHXH theo hướng hiện đại.
Với quan điểm đó thì phương hướng phát triển BHXH Việt Nam từ nay đến năm 2020 là:Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình và chếđộ BHXH; phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu BHXH hàng năm do chính phủ giao cho, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, phấn đấu đến năm 2020 mức độ tuân thủ BHXH đạt 100%, thực hiện đúng quy định về chi trả BHXH, nâng mức thụ hưởng của NLĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ; cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH.
Để đảm bảo tài chính cho BHXH cần phải tăng cường vai trò của nhà nước đối với BHXH; thực hiện thu, chi BHXH đúng quy định; đảm bảo duy trì sự cân đối, ổn định quỹ BHXH trong dài hạn, thực hiện công bằng đối với các đối tượng tham gia, lựa chọn mô hình BHXH cho phù hợp với tình hình thực tiễn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tài chính BHXH với NSNN, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình và các tài chính trung gian. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý BHXH và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ngành BHXH đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về BHXH.
Bảo hiểm xã hội là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội.Vấn đề đảm bảo tài chính cho BHXH cần phải được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa.Tài chính BHXH bền vững sẽ góp phần thực hiện tốt chính sách BHXH, ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước.
DANH MỤC CÔNG BỐ CÁC KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Hào, Đầu tư phát triển quỹ bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, số chuyên san tháng 3/2011.
2. Nguyễn Thị Hào, Thực thi chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, số 15, tháng 11/2013.
3. Nguyễn Thị Hào, Yếu tố xã hội trong lý thuyết nền kinh tế thị trường xã hội và sự vận dụng vào hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam; Kỷ yếu hội thảo khoa học; Các học thuyết kinh tế và khả năng ứng dụng vào Việt Nam, Hà Nội, tháng 9/2013.
4. Nguyễn Thị Hào, Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách BHXH ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & phát triển, số 208(II), tháng 10/2014.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/Tài liệu tiếng Việt
1. Mai Ngọc Anh (2011),Đảm bảo tài chính thực hiện an sinh xã hội đối với người cao tuổi khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Quyết toán ngân sách năm 2007 3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam(2008), Quyết toán ngân sách năm 2008
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Quyết toán ngân sách năm 2009
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Quyết toán ngân sách năm 2010
6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Quyết toán ngân sách năm 2011
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết toán ngân sách năm 2012.
8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Báo cáo tính hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2007.
9. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2008
10.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2009), Báo cáo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2009
11.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Báo cáo tính hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2010
12.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2011
13.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2012.
14.Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2007), Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong tiến tình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội.
15.Bảo hiểm xã hội Việt Nam(2010), tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
16.Ban hợp tác quốc tế (2007),“Tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực hiện Bảo hiểm xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới năm 2007, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
17.Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (1993), Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
18.Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2011), Một số chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB lao động- xã hội, Hà nội.
19.Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2013), Hồ sơ trình hội đồng thẩm định Bộ tư pháp về dự án luật BHXH (sửa đổi).
20.Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2013),Đánh giá dự báo quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam Đánh giá dự báo quỹ hưu trí và tử tuất của Việt Nam,
NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
21.Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành Luật Bảo hiểm xã hội.
22.BộLao động- Thương binh và Xã hội (2013), Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật bảo hiểm xã hội (Sửa đổi).
23.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1993), Một số công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
24.Trần Thị Bích (2009), Giải pháp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, tạp chí bảo hiểm xã hội, số 6.
25.Nguyễn Thị Chính (2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học KTQD Hà Nội. 26.Cơ quan an sinh xã hội (ISSA) (2010), Bảo hiểm xã hội các nước ASEAN và
Thái Bình Dương năm 2008, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
27.Hoàng Mạnh Cừ, Đoàn Thị Thu Hương (2011), Giáo trình bảo hiểm xã hội, NXB Tài chính, Hà Nội.
28.Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29.Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
30.Mai Ngọc Cường (2006), Chính sách xã hội nông thôn- kinh nghiệm cộng hòa Liên bang Đức và thực tiễn Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31.Mai Ngọc Cường (2013), Về phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt nam đến năm 2020, tạp chí kinh tế và phát triển, số 192
32.Mai Ngọc Cường, Phạm Thị Kim Oanh (2013), Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.Mai Ngọc Cường (2013), Một số vấn đề về cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay, Hội thảo khoa học về cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tháng 4/2013
34. Dự án hỗ trợ xây dựng Luật BHXH Việt Nam, Chương trình hưu trí ở Hàn Quốc
35.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
36.Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
37.Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38.Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2013), Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách, Tạp chí Kinh tế & phát triển, số 193
39.Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình an sinh xã hội, NXB Đại học KTQD,