Thực trạng về đảm bảo chib ảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 80)

3.2.2.1. Thực trạng về đảm bảo chi trả các chế độ BHXH

Thứ nhất, tìnhhình đảm bảo chi trả các chếđộ BHXH bắt buộc.

Trong những năm qua hệ thống BHXH Việt Nam đã đảm bảo chi trả cho hàng triệu người nghỉ hưởng các loại trợ cấp BHXH hàng tháng, hàng chục triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH 1 lần, lần đầu, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, với số tiền chi hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷđồng cho các đối tượng thụ hưởng chính sách từ quỹ BHXH và từ nguồn NSNN. Tình hình đảm bảo chi trả cho các chếđộ BHXH cụ thể như sau.

Một là, tình hình đảm bảo chi trả các chếđộ ốm đau, thai sản

Từ năm 2007 đến nay, chếđốốm đau, thai sản được thực hiện đã góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi họ không may bị ốm hoặc tai nạn rủi ro, khi thai sản phải nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc để chăm con ốm đau. Bảng 3.5 cho thấy, số lượt người được giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản không ngừng tăng lên qua các năm. Với số tiền chi trả tăng từ 2.115 tỷđồng năm 2007 lên 8.356 tỷđồng năm 2012 (Bảng 3.5)

Bảng 3.5: Số lượt người được giải quyết chếđộốm đau, thai sản

Đơn vị tính:Lượt người

TT Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1 Chếđộốm đau 1.989.750 2.512.145 3.250.000 3.914.528 4.350.497 4.117.284 2 Chếđộ thai sản 298.564 575.811 713.000 661.312 835.753 1.082.502

Nguồn:[8],9,10,11,12,13]

Hai là, đảm bảo chi trả chếđộTNLĐ-BNN, theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2012 cơ quan BHXH đã tiếp nhận và giải quyết cho trên 40.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN, trong đó trên 14.000 người hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 19.000 người hưởng trợ cấp một lần, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ khi họ chẳng may gặp rủi ro, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Số người được giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN giai đoạn 2007- 2012 được thể hiện trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Người được giải quyết chếđộ TNLĐ –BNN Đơn vị tính: Người Năm Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TNLĐ-BNN hàng tháng 2.039 2.312 2.431 2.681 2.693 2.602 TNLĐ 1 lần 2.446 3.021 3.050 3.188 3.604 4.100 BNN một lần 361 371 378 419 386 400 Chết do TNLĐ 710 664 549 554 664 700 Nguồn;[8],[9],[10],[11],[12],[13]

Tính đến hết năm 2012 có khoảng 45.000 người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, trong đó có khoảng 12.000 người do NSNN đảm bảo.Số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng, hàng năm được thể hiện qua Bảng 3.7 Bảng 3.7: Tổng hợp số người hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng Đơn vị tính: Người Năm Đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 TNLĐ-BNN hàng tháng 33.388 35.346 37.669 39.867 41.750 45.252 Quỹ BHXH đảm bảo 20.903 23.032 25.228 27.500 29.661 33.198 NSNN đảm bảo 12.485 12.404 12.441 12.367 12.089 12.054 Nguồn: [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Mức hưởng trợ cấp NLĐ-BNN hàng tháng cũng ngày càng được cải thiện, tính đến năm 2012 mức trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng bình quân đạt khoảng 560.000đ/người/tháng.

Ba là, vềđảm bảo chi trả chếđộ bảo hiểm hưu trí. Số người hưởng bảo hiểm hưu trí cũng có xu hướng ngày càng tăng. Số liệu thống kê của Bảng 3.7cho thấy số người được giải quyết hưởng lương hưu tăng hàng năm, tốc độ tăng bình quân của người tham gia BHXH trong giai đoạn 2007-2012 là trên 5% năm. Trong khi đó tốc độ tăng của người hưởng lương hưu của người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH gần 16%. Trong tổng số người hưởng lương hưu thì số người hưởng lương hưu do NSNN có xu hướng giảm, số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng tăng nhanh. Biểu đồ 3.1

Bảng 3.8: Tình hình giải quyết chếđộ hưu trí

Đơn vi: Người

Năm

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số người đóng BHXH 8.172.502 8.539.467 8.901.170 9.441.246 10.104.497 10.436.868 Số người được giải

quyết hưởng lương hưu trong năm

84.860 98.600 102.286 109.586 112.256 101.200

Số người đang hưởng lương hưu trong năm

1.589.111 1.660.259 1.736.375 1.818.062 1.880.521 1.957.727

NSNN đảm bảo 976.119 954.388 932.911 909.674 876.110 860.623 Quỹđảm bảo 612.992 705.871 803.464 908.388 1.004.411 1.097.104

Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Bảng 3.8cho thấy từ năm 2007 đến năm 2012 số người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH có xu hướng ngày càng tăng lên, số người hưởng lương hưu từ NSNN có xu hướng giảm dần do chết hoặc hết thời hạn hưởng.

Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]

Từ các số liệu của Bảng 3.8 chúng ta có thể xác định số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu như sau (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Số người đóng BHXH cho một người hưởng BHXH bảo hiểm hưu trí

Đơn vị: Người

Năm

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số người đóng BHXH 8.172.502 8.539.467 8.901.170 9.441.246 10.104.497 10.436.868 Số người đang hưởng BHXH

do Quỹ BHXH đảm bảo

612.992 705.871 803.464 908.388 1.004.411 1.097.104 Số người đóng cho 1 người

hưởng BHXH

13,3 12,09 11,07 10,4 10,06 9,5

Nguồn:Tác giả tính toán trên cơ sở Bảng 3.8

Số liệu tính toán trên cho thấy số người đóng BHXH cho 1 người hưởng BHXH ở nước ta hiện nay là tương đối cao, năm 2012 là khoảng 9,5 người đóng cho 1 người hưởng. Tuy nhiên nếu so sánh giữa tổng chi (mức hưởng thụ) trên tổng thu thì ta thấy tỷ lệ này cũng lại rất cao (Bảng 3.18). Điều này chứng tỏ công tác quản lý thu, chi quỹ BHXH vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém để tình trạng chây ỳ, nợ đóng, trốn đóng BHXH còn phổ biến dẫn đến thất thu cho quỹ BHXH, một số đối tượng hưởng BHXH lợi dụng các kẽ hở của pháp luật BHXH để trục lợi BHXH gây thất thoát quỹ BHXH

Thực hiện chế độ BHXH một lần theo quy định của luật BHXH, tính bình quân trong giai đoạn 2007-2012 có đến 80%trường hợp hưởng giải quyết chếđộ bảo hiểm hưu trí 1 lần chỉ có khoảng 20% hưởng chếđộ lương hưu hàng tháng. Số người hưởng 1 lần có xu hướng gia tăng nhanh hơn so với người hưởng lương hưu hàng tháng. Số lượng người hưởng BHXH một lần thể hiện trong Bảng 3.10

Bảng 3.10: Tình hình giải quyết bảo hiểm hưu trí một lần giai đoạn 2007-2012

Đơn vị: Người

Năm

Tiêu chí 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số người được giải quyết hưởng lương hưu trong năm

84.860 98.600 102.286 109.586 112.256 101.200 Số người giải quyết hưởng

BHXH 1 lần

129.156 288.309 425.903 498.122 478.462 601.020

Tổng 214.016 386.909 528.189 607.708 590.718 702.220

Bốn là, về chếđộ tử tuất. Thực hiện quy định của luật BHXH, số người được giải quyết chế độ tử tuất (trợ cấp tuất một lần và hàng tháng) có xu hướng tăng lên hàng năm. Theo quy định của Luật BHXH hiện nay, chếđộ tử tuất đã có nhiều quy định theo ướng có lợi hơn cho thân nhân của NLĐ như nâng mức trợ cấp mai táng từ 8 tháng lên 10 tháng lương tối thiểu chung; nâng mức trợ cấp tuất từ 40% lên 50% mức lương tối thiểu chung; nâng mức trợ cấp tuất 1 lần cho thân nhân NLĐđang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết lên mỗi năm đóng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, không khống chế mức tối đa. Trợ cấp 1 lần cho thân nhân người đang hưởng lương hưu chết, cao nhất 48 tháng lương hưu. Với quy định của Luật BHXH như vậy đã đảm bảo tốt hơn quyền lợi của thân nhân người lao động, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc đóng, hưởng trong việc thực hiện chếđộ tử tuất.

Thứ hai, tình hình đảm bảo chi trả các chếđộ BHXH tự nguyện.

Một là, chếđộ bảo hiểm hưu trí.Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, số người hưởng chếđộ hưu trí theo loại hình BHXH tự nguyện tính đến hết năm 2012 có khoảng trên 3000 người được hưởng chếđộ hưu trí, chiếm khoảng 2,2% số người tham gia BHXH tự nguyện. Để hưởng lương hưu, các đối tượng này cần hội tụđầy đủ 2 điều kiện về tuổi đời đủ 60 đối với nam và 55 đối với nữ và điều kiện về số năm đóng BHXH là 20 năm trở lên. Do chính sách BHXH tự nguyện mới được triển khai từ năm 2008 nên số người nghỉ hưu nêu trên là những người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH. Với việc ra đời của loại hình BHXH này đã cho phép NLĐ tiếp tục tham gia để có thể hội tụ đầy đủ các điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí. Đây là một mặt tích cực của chếđộ BHXH tự nguyện nhằm hạn chế NLĐ nhận BHXH một lần trong BHXH bắt buộc và tạo cơ hội cho họ tiếp tục tham gia loại hình BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng.

Hai là, chếđộ tử tuất. BHXH tự nguyện mới chỉ được thực hiện từ năm 2008 cho đến nay, chính vì vậy chưa phát sinh nhiều trường hợp giải quyết hưởng chếđộ tử tuất. Về cơ bản, việc hưởng thụ chếđộ trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất 1 lần được thực hiện đúng quy định của Luật BHXH, đáp ứng nhu cầu thân nhân NLĐ một

cách kịp thời, thuận tiện. Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chếđộ BHXH thể hiện ở bảng 3.11 như sau:

Bảng 3.11: Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chếđộ BHXH giai 2007-2012.

Đơn vị tính: Người STT Loại đối tượng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Hàng tháng 106.242 120.806 124.361 133.665 138.791 126.622 1.1 Hưu trí 85.036 99.078 102.286 109.586 112.256 101.200 1.2 Tử tuất 19.167 19.416 19.644 21.398 23.842 22.820 1.3 TNLĐ-BNN 2.039 2.312 2.431 2.681 23.842 2.602 2 Một lần 204.603 385.584 544.595 607.590 593.338 709.401 2.1 BHXH một lần 129.156 288.309 425.903 498.122 478.462 72.371 2.2 Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu 49.404 68.639 70.646 77.314 79.840 72.371 2.3 TNLĐ-BNN 2.446 3.021 3.050 3.188 3.604 4.100 2.4 Chết do TNLĐ 710 664 549 554 664 700 2.5 Bệnh nghề nghiệp 1 lần 361 371 378 419 386 400 2.6 Tuất 1 lần 21.846 24.580 25.984 27.993 30.382 30.304 3 Ốm đau 1.989.750 2.512.145 3.250.000 3.914.528 4.350.497 4.117.284 4 Thai sản 298.564 575.811 713.000 661.312 835.752 1.082.502 5 DSPHSK 748.650 316.420 300.000 221.516 201.083 260.742 Nguồn: [21]

Tổng số tiền được chi trả cho các chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả từ năm 2007 đến năm 2012 là trên 202,791 tỷđồng, bình quân mỗi năm chi trên 33,7 tỷđồng (Bảng 3.12).

Bảng 3.12: Tổng hợp tình hình chi giải quyết chếđộ BHXH từ nguồn quỹ BHXH giai

đoạn 2007-2012 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 Quỹ BHXH bắt buộc 14.465 21.359,9 28.418,7 35.162,8 44.237 59.043 Quỹốm đau, thai sản 2.115 2.979,1 3.716 3.995,2 5.562 8.356 Quỹ TNLĐ-BNN 106 144,9 180,5 227,7 278 348 Quỹ hưu trí tử tuất 12.244 18.235,9 24.522,1 30.939,9 38.397 50.339 2 Quỹ BHXH tự nguyện - 0,003 0,67 25,4 23,8 54,6 Tổng cộng 14.465 21.359,9 28.419,4 35.188,2 44.260,8 59.097,6 Nguồn; [8],[9],[10],[11],[12],[13]

3.2.2.2.Tình hình chi quản lý quỹ BHXH

Từ khi thực hiện luật BHXH (2007) đến nay, kinh phí bộ máy của ngành được giao theo dự toán hàng năm theo mức chi quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước. Bình quân các năm 2007- 2012 chi quản lý chiếm khoảng 3% số thực thu BHXH. Sau một thời gian áp dụng cơ chế khoán chi hành chính trên toàn hệ thống BHXH Việt Nam. Toàn ngành đã thực hiện nghiêm túc chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu theo quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam. Hoạt động quản lý tài chính được thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành, các bộ phận và toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị quan tâm, hỗ trợ và giám sát đã góp phần làm cho hoạt động tài chính của ngành BHXH tương đối lành mạnh, đảm bảo kịp thời nhu cầu chi tiêu phục vụ cho hoạt động của ngành, chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm kinh phí, trên cơ sở đó tạo nguồn bổ sung thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công chức, viên chức của toàn ngành. Tỷ trọng của các khoản chi trên tổng số chi hoạt động của toàn ngành trong giai đoạn này cũng thay đổi rõ rệt, các khoản chi mang tính chất thu nhập cho cán bộ công chức ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, đã động viên khích lệ rất lớn tinh thần làm việc của cán bộ công chức trong toàn ngành

Bảng 3.13: Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2007 đến năm 2012 Năm Tổng thu BHXH (Triệu đồng) Số thực chi quản lý Số tiền (triệu đồng). Tỷ lệ % so với số thu 2007 30.052.850 815.000 2,7 2008 40.558.618 1.070.972 2,6 2009 54.102.902 1.391.435 2,6 2010 93.901.000 1.903.000 2,0 2011 115.468.000 2.758.200 2,3 2012 150.728.000 3.421.200 2,27 Nguồn; [8][,9],[10],[11],[12],[13]

Trong các năm 2007, 2008, 2009 toàn ngành phải luôn thực hiện tiết kiệm chi phí để đảm bảo cho hoạt động quản lý bộ máy của toàn hệ thống, đảm bảo việc thực hiện tốt chính sách BHXH.

Một phần của tài liệu Đảm bảo tài chính cho bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)