Thứ nhất, hoàn thiện Luật bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến BHXH.
Một là, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội.
Để bảo hiểm xã hội là thực sự là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH cho phù hợp với thực tiễn nước ta, cụ thể:
- Tiếp tục mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội. Mở rộng phạm vi bao phủ, tăng dần diện bảo vệ cả về loại hình bảo hiểm và chế độ bảo hiểm để tạo sự bình đẳng và lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia trong các khu vực kinh tế nhằm đảm bảo quyền được tham gia và quyền được hưởng thụ về BHXH của mọi người
lao động trong xã hội. Nhà nước nên xây dựng chế độ bảo hiểm xã hội hướng tới đối tượng NLĐ ở khu vực nông thôn, những người làm nghề tự do, lao động phổ thông, ngư dân. Đây là những lao động có thu nhập trung bình trong xã hội hiện nay, có khả năng gặp nhiều rủi ro nhưng lại không được tham gia BHXH bắt buộc.
- Sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH. Về căn cứ đóng BHXH, cần phải được quy định trên cơ sở mức thu nhập thực tế của người lao động thay vì căn cứ vào thang bảng lương như hiện nay. Như vậy sẽ tăng được nguồn thu cho quỹ BHXH, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, mặt khác sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các cơ quan đơn vị của Nhà nước với các cơ quan đơn vị không phải của Nhà nước. Căn cứ đóng BHXH tính trên toàn bộ thu nhập sẽ tạo cơ hội trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện. Bởi vì nếu tính theo mức tiền lương tối thiểu như hiện nay, tuyệt đại đa số người lao động trong khu vực nông nghiệp và phi chính thức có thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu sẽ bị loại trừ khỏi việc tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện.
- Từng bước điều chỉnh mức đóng BHXH theo luật định và phù hợp với tiến trình cải cách chế độ tiền lương. Với mức lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ công chức, viên chức nhà nước tương đối thấp, không đủ để có thểđóng BHXH với tỷ lệ cao hơn. Vì vậy, với tỷ lệ thu BHXH bắt buộc như hiện nay có thể nói là phù hợp. Tuy nhiên, nhà nước có thể lựa chọn hoặc có chính sách hỗ trợ quỹ BHXH bù lỗ cho một số họat động của quỹđể để đảm bảo cho quỹ được cân đối thu - chi và bảo toàn quỹ, hoặc cải cách chếđộ tiền lương hiện hành, tiền lương, tiền công phải trả theo nguyên tắc thị trường, tức là đúng với giá trị sức lao động.
Gắn liền với quá trình hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội cầntiếp tục sửa đổi một số quy định vềđối tượng hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng các chếđộ bảo hiểm xã hội. Quy định chặt chẽ và thực hiện đúng các quy định về điều kiện hưởng các chếđộ BHXH (tránh việc lồng ghép với các chính sách xã hội khác như chính sách tinh giảm biên chế, chính sách ưu đãi nghề..v..v).
- Cải cách chính sách tiền lương và thu nhập. Như trên đã phân tích, sự lạc hậu trong chính sách tiền lương ở nước ta hiện nay là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong đóng góp và thụ hưởng các chế độ BHXH. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
+ Tiền lương phải thật sự trở thành giá cả của sức lao động, phải đảm bảo chi trả những cho phí về tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
+ Cần sớm xây dựng Luật tiền lương đối với người lao động, chính sách tiền lương hiện nay vẫn mang nặng tính chất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chưa phù hợp với nguyên tắc can thiệp theo cơ chế thị trường. Vì thế, cần xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm điều kiện cho sự vận động tự do của cung- cầu và giá cả sức lao động trong nền kinh tế.
+ Tập trung cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công chức hành chính, trên cơ sở đổi mới cơ chế tài chính và hướng dẫn cải cách tiền lương đối với khu vực sự nghiệp và doanh nghiệp. Nguyên tắc chung là “trả lương cao cho công chức hành chính có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao”, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý tiền lương để “công chức hành chính tận tâm với công vụ” Nhà nước cần xem xét, bãi bỏ chếđộ “làm việc gì hưởng việc đó” như nghịđịnh số 25/2003/NĐ-CP quy định. Điều đó sẽ góp phần giải quyết được nguồn trả lương cao, quản lý chặt chẽ được công chức, kiểm soát được công vụ, bảo đảm cuộc sống cho công chức hành chính khi về hưu và loại bỏđược những thu nhập thêm không chính đáng.
Đối với khu vực sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh, trên cơ sở hệ thống tiền lương công chức hành chính hành chính được cải cách, nhà nước có cơ chế, chính sách để khu vực này chủ động thu, chi, xây dựng hệ thống thang bảng lương tương ứng, tự chịu trách nhiệm tạo nguồn và chi trả tiền lương cho người lao động. Điều quan trọng là Nhà nước cần xóa bỏ tư tưởng hành chính tập trung, bao cấp trong cơ chế quản lý hoạt động, tổ chức và tài chính hiện hành, tạo môi trường vĩ mô thật sự bình đẳng, tự do cho các doanh nghiệp, thật sự tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời nhà nước cần tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện và xử lý vi phạm về chính sách tiền lương
- Cải cách chính sách việc làm. Điều kiện cơ bản nhất để người lao động tham gia vào hệ thống an sinh xã hội dưới hình thức BHXH là phải có việc làm với thu nhập ở một mức nhất định, có tích lũy để có khả năng đóng BHXH. Điều này là một thách thức lớn đối với khu vực phi chính thức. Khi việc làm trong khu vực phi chính thức tăng 1% thì tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT tự nguyện tăng 0,34% [26,tr.271]. Vì vậy, giải quyết việc làm cho người lao động góp phần quan trọng vào việc tăng dần số lượng người tham gia BHXH. Để đáp ứng nhu cầu về việc làm, chính sách việc làm cần hoàn thiện theo hướng nâng cao tính bền vững của việc làm đối với người lao động. Điều này đòi hỏi, một mặt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Mặt khác phải chuyển đổi cơ cấu, trình độ lao động theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động được đào tạo, lao động kỹ thuật và giảm dần tỷ lệ lao động phổ thông trong đội ngũ lao động.
Thứ hai, tăng cường vai trò của Nhà nước trong định hướng cho các hoạt động bảo hiểm xã hội.
Nhà nước cần có những định hướng cho các hoạt động BHXH như:
- Định hướng về mức độ bao phủ BHXH, cần tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dài hạn, xây dựng hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao...
- Định hướng mô hình hoạt động sự nghiệp BHXH, ngoài hệ thống BHXH với thiết kế hiện hành của Nhà nước có thể nghiên cứu xây dựng mô hình BHXH phù hợp hơn với số đối tượng, lĩnh vưc đặc thù như BHXH cho lao động của khối cán bộ công chức và BHXH cho khối lực lượng vũ trang .
- Định hướng đầu tư quỹ BHXH, ở những chừng mực nào đó nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư quỹ BHXH sao cho ít rủi ro nhất và có sinh lợi nhuận, Nhà nước không đánh thuế thu nhập vào phần lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư sinh lời của quỹ. Quy định cụ thể các hình thức đầu tư và phương thức đầu tư nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư từ quỹ hiệu quả hơn, cũng như tăng cường trách nhiệm của tổ
chức BHXH trong hoạt động này, theo đó sửa đổi quy định chi phí quản lý BHXH được tính theo tỷ lệ 1% trên tổng số thực thu BHXh bổ sung hình thức ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư.
- Khuyến khích các loại hình BHXH tự nguyện, bảo hiểm hưu trí bổ sung và các loại hình Bảo hiểm thương mại tạo nên một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng, đa trụ cột theo hướng tiếp cận với mô hình bảo hiểm xã hội của các nước phát triển nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động trong xã hội với mức độ bao phủ cao hơn. Hiện nay, một số nước phát triển đã cải cách hệ thống hưu trí bao gồm 3 tầng đó là (Phúc lợi xã hội, hưu trí bắt buộc và hưu trí tự nguyện) nhằm đảm bảo diện bao phủ rộng và cung cấp sản phẩm hưu trí linh hoạt, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi cho người cao tuổi.
Sơđồ 4.1: Hệ thồng bảo hiểm hưu trí đa tầng (do OECD xây dựng)
Càng ngày càng có nhiều quốc giađang thực hiện cải cách hệ thống bảo hiểm hưu trí theo mô hình đa trụ cột nhằm mục tiêu đảm bảo tài chính an toàn cho người cao tuổi; Trụ cột 0- Phúc lợi xã hội; Trụ cột 1- hưu trí BHXH; trụ cột 2- hưu trí nghề nghiệp; Trụ cột 3- hưu trí tự nguyện; trụ cột 4 - các chương trình hỗ trợ phi tài chính của chính phủ. Hệ thống hưu trí Phúc lợi xã hội (tái phân phối thu nhâp Hệ thống hưu trí bắt buộc (tiết kiệm) Hệ thống hưu trí tự nguyện (tiết kiệm) Tư nhân cung cấp Nhà nước cung cấp Tư nhân cung cấp
Sơđồ 4.2: Hệ thống bảo hiểm hưu trí đa trụ cột
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội.
Một là, đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc về quản lý quỹ BHXH. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra nhà nước, các tổ chức công quyền và các tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc kê khai lao động, quỹ tiền lương và đóng BHXH. Cần xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, gian lận trách nhiệm tham gia và đóng BHXH.Kiểm toán nhà nước phải thường xuyên tiến hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động nghiệp vụ
Mô hình hưu trí đa trụ cột do WB xây dựng Trụ cột 0 Phúc lợi XH Trụ cột 1 Hưu trí BHXH Trụ cột2 Hưu trí nghề nghiệp Trụ cột3 Tiết kiệm Trụ cột 4 sức khỏe và Nhà ở Đối tượng là toàn bộ dân cư. Mục tiêu đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ Nguồn NSNN Hình thức phúc lợi xã hội Đối tượng: Người lao động tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Tính chất: Bắt buộc. Mức đóng góp dựa trên thu nhập của NLĐ. Nguồn đóng góp : từ NLĐ và NSDLĐ Hình thức: chương trình hưu trí có mức hưởng xác định trước PAYG Đối tượng: Người lao động tham gia các hoạt động kinh tế xã hội. Tính chất: bắt buộc, đóng góp thông qua tài khoản cá nhân của NLĐ. Nguồn: Đóng góp từ NLĐ và NSDLĐ. Hình thức: Chương trình hưu trí có mức đóng xác định NDC Đối tượng: Người lao động tham gia các hoạt động kinh tế. Tính chất: tự nguyện. Nguồn: tiết kiệm của NLĐ/hỗ trợ từ NSDLĐ/ đóng từ cả NLĐ và NSDLĐ. Hình thức: Đa dạng Đối tượng: Toàn bộ dân cư Hình thức: các chương trình hỗ trợ từ chính phủ như chăm sóc y tế công, chương trình nhà ở công...v..v
BHXH của cơ quan BHXH, của các đơn vị, chủ sử dụng lao động và cá nhân NLĐ trong quá trình chấp hành các chếđộ chính sách BHXH.
Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thu nộp BHXH nhằm mục đích phát hiện ra những bất cập để đưa ra phương hướng giải quyết. Thiết lập ban thanh tra về mặt nghiệp vụ BHXH nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra quá trình thu nộp BHXH. Ban thanh tra sẽ tiếp cận với những người lao động và chủ sử dụng lao động của những doanh nghiệp có vấn đề về đóng BHXH. Thông qua hoạt động kiểm tra đơn vị sử dụng lao động và thẩm định hồ sơ của chủ sử dụng lao động, phát hiện ra chính xác số tiền mà chủ sử dụng lao động không đóng góp, thanh tra viên có nhiệm vụ yêu cầu chủ sử dụng lao động phải thanh toán số tiền chưa đóng. Nếu chủ sử dụng không thực hiện như đã yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định, thanh tra viên sẽ làm một báo cáo trong đó bao gồm các phát hiện của họđể đưa ra biện pháp pháp lý phù hợp.
Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các khâu chi trả BHXH. Thường xuyên kiểm tra ở các đơn vị cơ sở. Đặc biệt là kiểm tra ở các ban đại diện chi trả xã, phường trong việc thanh toán lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong quản lý đối tượng biến động, thay đối chỗở, đối tượng chết. Xây dựng kế hoạch và chương trình phối hợp với các ngành lao động Thương binh và xã hội, tổ chức chính quyền, UBND các cấp, ủy ban thanh tra Nhà nước để giải quyết dứt điểm những tồn tại về chính sách cán bộ từ trước để lại. Phối hợp với Thanh tra nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân, Bộ lao động -Thương binh và xã hội giải quyết những trường hợp khiếu nại, tố cáo người hưởng sai chế độ chính sách, khai man tuổi đời và thời gian công tác. Xây dựng cơ chế để người dân tham gia vào giám sát hoạt động quản lý BHXH, phát hiện các trường hợp gian lận hưởng BHXH không đúng quy định
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đầu tư quỹ BHXH. Tăng cường quản lý, giám sát cơ chếđầu tư phát triển để tăng trưởng quỹ và sinh lời cho quỹ thông qua mua bán trái phiếu, tín phiếu, hoạt động cho vay và đầu tư vào các chương trình dự án do quỹ BHXH thực hiện.
Thứ tư, Nhà nước hỗ trợ về tài chính cho quỹ BHXH.
Sự hỗ trợ tài chính từ NSNN cho BHXH là cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhất là với đối tượng là nông dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số. Như trên đã phân tích, nông dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số là nhóm đối tượng có thu nhập thực tế rất thấp, cho nên khả năng tham gia BHXH tự nguyện là rất khó. Chính vì vậy mà mặc dù chính sách BHXH tự nguyện đã được triển khai từ ngày 01/01/2008 song vẫn chưa nhận được sự tham gia đông đảo của người dân. Do vậy nhà nước cần có sự hỗ trợ về tài chính trong một thời gian nhất định ban đầu nhằm đảm bảo tính khả thi. Cần xác định mức hỗ trợ cụ thể trong thời hạn một vài năm đầu như một số nước đã thực hiện, tạo sự hấp dẫn cho loại hình này, đồng thời tạo cơ sở thiết lập nền tảng tài chính an toàn bền vững cho quỹ. Trước mắt, Chính phủ nên khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc trợ giúp một khoản kinh phí tham gia hàng tháng. Như vậy sẽ giảm thiểu được tình trạng triển khai mà không thu hút được sự tham gia đông đảo NLĐ như hiện nay.
4.3.2. Thực hiện đúng quy định về thu, chi bảo hiểm xã hội