3.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, tỷ lệ bao phủ của hệ thống BHXH còn thấp. Mặc dù đối tượng tham gia BHXH hàng năm vẫn tăng, song tốc độ tăng bình quân năm thấp hơn tốc độ tăng của người lao động bước vào khu vực làm công ăn lương, nên tỷ lệ độ bao phủ BHXH còn thấp, cụ thể.
- Đối với BHXH bắt buộc. Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH thực tế tuy đã có bước chuyển biến, song chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù, theo Luật BHXH, đối tượng BHXH bắt buộc hiện hành bao gồm cả khu vực chính thức và phi chính thức, song thực tế, chủ yếu bao gồm NLĐ thuộc khu vực chính thức. Tập trung chủ yếu vào nhóm người lao động thuộc khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp. Người lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia với tỷ trọng không đáng kể.
- Đối với BHXH tự nguyện. Mặc dù đã có một số lao động thuộc khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện, nhưng mức độ bao phủ còn thấp. Có thể nói về cơ bản nông dân, lao động tự do, kể cả lao động nhập cư, lao động làm thuê trong khu vực tư nhân (kinh tế hộ cá thể…) chưa tham gia BHXH. Khi gặp rủi ro hoặc khi về già họ dựa chủ yếu vào con cái, người thân hoặc tự lo. Điều này thể hiện sự không công bằng trong chính sách xã hội đối với khu vực phi chính thức.
Thực tế tham gia BHXH của lao động khu vực phi chính thức hiện nay, xét về mặt giá trị xã hội và ích lợi, chưa có tác động lan tỏa, tạo sự hấp dẫn và có sức thuyết phục đối với đông đảo người lao động, làm thay đổi hành vi, thói quen có tính chất truyền thống Á Đông là người già sống dựa vào con cái. Điều này chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và xu hướng phát triển chung của xã hội hiện đại là mọi người được bảo hiểm và sống trong môi trường bảo hiểm để tạo độ an toàn xã hội cao.
Bảng 3.22: Tình hình lao động tham gia BHXH
trên tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn (2003-2013)
TT Năm
Tổng số lao
động tham gia hoạt động KT (Nghìn gười)
Số lao động tham gia BHXH (người) Mức
độ bao phủ (%) BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện BHTN Tổng 1 2003 42.124,70 5.387,257 - - 5.387,257 12,78 2 2004 43.242,00 5.819,983 - - 5.819,983 13,45 3 2005 44.382,00 6.189,962 - - 6.189,962 13,94 4 2006 45.304,40 6.746,553 - - 6.746,553 14,89 5 2007 46.674,80 8.172.502 - - 8.172,502 17,5 6 2008 47.676,61 8.539.467 6.110 - 8.527,066 18,2 7 2009 47.670,00 8.814.931 41.193 - 8.856,124 18,58 8 2010 49.053,12 9.441.246 81.319 7.206.163 16.728,728 34,1 9 2011 50.223,47 10.104.497 96.400 7.968.231 18.169,128 36,17 6 2012 51.739,46 10.436.868 139.643 8.304.774 18.881,285 36,49 7 2013 53.900,00 10.600.000 170.000 8.600.000 19.370.000 35,94 Nguồn:[54][55][56][57][58][59] và [ 8] [9],[10],[11],[12],13] Thứ hai, tỷ lệ tuân thủ BHXH chưa cao (Bảng 3.20) cho thấy tỷ lệ số người tham gia BHXH bắt buộc trên tổng số lao động thuộc diện tham gia BHXH còn thấp. Còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật BHXH để trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về BHXH cho NLĐ.Theo quy định hiện hành, NLĐ có hợp đồng từ 3 tháng trở lên mới được tham gia BHXH. Nhiều chủ doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này, “lách luật” để trốn tham gia BHXH bằng cách ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng và cách quãng thời gian.Theo Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2013, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã đạt khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ tuân thủ BHXH năm 2013 chỉ đạt 60%-65% ở khu vực chính thức; các hình thức chế tài chưa đủ mạnh tỷ lệ lãi đầu tư quỹ hưu chưa đạt hiệu quả (thấp hơn tăng trưởng trung bình của GDP và tỉ lệ lạm phát)...
Thứ ba, tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH còn xảy ra phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ (Bảng 3.2). Hiện nay, tình trạng nợ đóng BHXH còn khá phổ biển trong các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hàng chục năm nay không đóng tiền BHXH cho người lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.Nhiều đơn vị sử dụng lao động cố tình không đóng BHXH cho người lao động chỉ vì muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Một bộ phận doanh nghiệp còn khai mức lương thấp để giảm số tiền đóng BHXH.
Thứ tư, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH thấp, hiệu quảđầu tư quỹ BHXH chưa cao. Mức sinh lời bình quân cả giai đoạn 2007-2013 do hoạt động đầu tư từ quỹ thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân cả giai đoạn này đã không đảm bảo nguyên tắc hiệu quả trong đầu tư và sẽ là khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển quỹ một cách bền vững (Bảng 3.16 và Bảng 3.17)
Thứ năm, mức thụ hưởng của người lao động có tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Thu nhập của người lao động nghỉ hưu hiện nay không đảm bảo được những chi phí sinh hoạt cần thiết, đặc biệt là những lúc ốm đau. Mặc dù được khám chữa bệnh theo chếđộ BHYT, nhưng khi gặp ốm đau, nhất là những trường hợp cần có sự can thiệp của kỹ thuật cao, thuốc tốt thì người về hưu không đủ tiền chi trả. Đây là vấn đềđang đặt ra đối với chếđộ chính sách BHXH đối với người lao động nghỉ hưu và là vấn đề mâu thuẫn mà chính sách BHXH cần phải giải quyết. Mặc dù, tỷ lệ đóng BHXH hiện nay không phải là thấp nhưng do quy định căn cứđóng BHXH là dựa vào tiền lương, tiền công của người lao động theo bảng lương tại cơ quan, đơn vị cho nên số tiền thực tế thu được là rất thấp. Do vậy mà có sự chênh lệch khá lớn giữa tiền lương, tiền công với tổng số tiền thu nhập thực tế của người lao động. Thực tế hiện nay, tiền lương, tiền công trên bảng lương thấp hơn so với toàn bộ thu nhập bằng tiền của người lao động. Nhất là trong khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương chỉ bằng 1/3-1/4 thu nhập thực tế của cán bộ công chức, viên chức. [29] Ngay trong khu vực doanh nghiệp, chẳng hạn các khu công nghiệp, thu nhập của người lao động cũng cao hơn tiền lương tiền công. Ở hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, tiền lương, tiền công chỉ chiếm khoảng 65% đến 70% thu
nhập của người lao động. [33] Song mức đóng cho các quỹ BHXH của người lao động chỉ căn cứ vào tiền lương, tiền công. Vì thế mức đóng vào quỹ BHXH hiện nay là thấp so với tổng thu nhập của người lao động.
Đối với BHXH tự nguyện. Mức hưởng lương hưu của các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thuộc khu vực phi chính thức rất thấp, thấp hơn mức chuẩn nghèo và chỉ bằng 1/3 mức lương tối thiểu. NLĐ khu vực phi chính thức cũng rất muốn đóng cao để hưởng mức hưởng cao nhưng khả năng đóng góp lại hạn chế, bởiphần đông họđều có thu nhập rất thấp.
Thứ sáu, chưa đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng hưởng BHXH. Hiện nay, vẫn còn có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm và đối tượng hưởng lương hưu. Trong khi lực lượng vũ trang thường được hưởng mức lương hưu khá cao thì ở khu vực sản xuất kinh doanh có nhiều người lao động nghỉ hưu với mức lương quá thấp. Ngoài ra, lực lượng vũ trang lại thường là đối tượng có thể được nghỉ hưu sớm hơn theo quy định riêng của ngành chứ không theo quy định của Luật BHXH, và thường được nhận lương hưu với thời gian dài hơn nhóm lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, không chỉ có sự mất cân đối giữa lương hưu của nhóm lao động khu vực sản xuất kinh doanh mà trong nhóm lao động cũng có những sự bất công không thể chấp nhận
Thứ bảy, tài chính BHXH thiếu bền vững
Mặc dù tỷ lệ số người đóng BHXH trên số người hưởng tương đối cao (Bảng 3.8) nhưng do tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH còn nhiều. Quản lý và sử dụng quỹ BHXH chưa chặt chẽ, đã làm cho quỹ BHXH nhất là quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Phân tích thực trạng thu, chi quỹ bảo hiểm hưu trí ta thấy, tỷ trọng giữa số tiền chi trả chế độ so với số thu từ đóng góp của người lao động và NSDLĐ hàng năm có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2007, tỷ lệ này chỉ chiếm 64,4% thì sang năm 2008 chiếm 73,7% , năm 2009 là 81,8%. Báo cáo của Chính Phủ về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2011 cũng đã chỉ ra thực trạng này với dự báo như sau: “Năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2014 trở đi để đảm bảo chi chế độ hưu trí và tử tuất, ngoài số thu trong năm, phải trích thêm từ số dư của quỹ. Năm 2027, nếu không có chính sách và biện pháp
tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH trong năm và số dư tồn tích bắt đầu không đảm bảo khả năng chi trả”. Theo dự báo của tổ chức ILO, với chính sách hiện hành, quỹ hưu trí đến năm 2021 thu trong năm đủ chi trong năm, đểđảm bảo khả năng chi trả của quỹ phải lấy từ nguồn kết dư quỹ. Đến năm 2024 quỹ hưu trí hoàn toàn cạn kiệt, mất khả năng chi trả.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động ở nước ta về BHXH còn hạn chế, chưa biết hoặc chưa hiểu đầy đủ về bản chất, vai trò của chính sách BHXH đối với cuộc sống của người lao động và của xã hội. Trong khi đó công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.
Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động về BHXH còn thấp, chưa quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động. Trong khi đó người lao động do sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi.
Đa số các tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể... hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức hộ gia đình, tự làm, tự hạch toán và sử dụng lao động theo phương thức thuê mướn công nhật, không thực hiện ký kết hợp đồng lao động và không quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH đối với người lao động.
Bảng 3.23: Mức độ quan tâm của NLĐđến quyền lợi về BHXH
Đối tượng Rất quan tâm
Quan tâm nhưng không dám đòi
quyền lợi
Không quan tâm
-Đối tượng BHXH Khu vực chính thức 35,38% 56,92% 7,7% -Đối tượng BHXH khu vực phi chính thức 29,85% 56,72% 13,43%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát Thứ ba, cơ chế tài chính BHXH hiện hành đang tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối trong dài hạn (cơ chế PAYG)
Đặc điểm của cơ chế này là người lao động tham gia BHXH khi đến tuổi nghỉ hưu sẽđược nhận khoản trợ cấp do quỹ hưu trí chi trả. Tuy nhiên quỹ này lại sử dụng khoản tiền đóng góp của những người tham gia bảo hiểm hiện tại để trả trợ cấp cho đối tượng hết tuổi lao động nói trên. Ở khía cạnh tích cực, cơ chế này đã tạo được mối liên hệ rất mật thiết giữa các thế hệ người lao động nối tiếp nhau, xác định rõ trách nhiệm của thế hệ sau đối với thế hệ trước thông qua cách sử dụng nguồn tiền chi trả chế độ hưu trí. Nhưng mặt khác cơ chế PAYG lại gây ra tâm lý bất ổn cho những người lao động hiện đang tham gia thị trường lao động, bởi vì nguồn tiền đóng góp của họđang được dùng để chi trả trợ cấp cho những đối tượng hết tuổi lao động, trong khi số lượng người đến tuổi lao động và sẽ tham gia vào thị trường lao động lại có xu hướng giảm dần (do ảnh hưởng của sự giảm dân số). Như vậy, trong tương lai, người hết tuổi lao động có khả năng lớn hơn rất nhiều so với số người đang đi làm. Tốc độ già hóa dân số diễn ra ngày càng mạnh chắc chắn sẽ gây ra sức ép về mặt tài chính đối với quỹ BHXH nói chung, quỹ bảo hiểm hưu trí nói riêng.
Thứ tư, một số quy định của pháp luật BHXH chưa chặt chẽ, hệ thống, nhiều lần sửa đổi, bổ sung hết sức phức tạp có kẽ hở dẫn tới việc lạm dụng. Trong thiết chế chính sách BHXH hiện hành một số quy định còn chưa hợp lý, chưa đảm bảo một cách chặt chẽ nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, quỹ phải chi trả nhiều hơn mức thu có thể.
- Căn cứ thu BHXH và mức thu BHXH còn chưa phù hợp với thực tế.
- Mức hưởng của người nghỉ hưu được thiết kế còn có sự phân biệt theo giới tính và khu vực kinh tế
- Tỷ lệ lương hưu cho người về hưu trước tuổi quy định thấp nên có tác động tiêu cực khuyến khích người lao động về hưu trước tuổi. Thực trạng này, dẫn tới tuổi nghỉ hưu thực tế thấp hơn quy định, thời gian đóng BHXH ngắn trong khi tuổi thọ có xu hướng tăng cao và thời gian hưởng lương hưu lại kéo dài.
- Quy định mức lương hưu thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung cũng không hợp lý đối với những người có mức đóng thấp và thời gian tham gia ngắn.
- Quỹ BHXH còn chịu trách nhiệm chi trả cho một số chính sách xã hội khác nhưđối với một sốđối tượng về hưu sớm do tinh giảm biên chế và lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp, tạo nên những áp lực lớn trong chi trả của quỹ BHXH.
- Với quy định hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn 10 lao động mới phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp sẽ tạo ra những khó khăn nhất định trong việc mở rộng độ bao phủ tham gia BHXH đối với hộ kinh doanh không quá 10 lao động.
- Mức xử phạt còn thấp đối với một số hành vi chiếm dụng, chậm, trốn đóng BHXH.
Thứ năm, sự lạc hậu của chính sách tiền lương và thu nhập chưa tạo thuận lợi cho chính sách BHXH khu vực chính thức. Chính sách thu nhập hiện hành còn lạc hậu, chưa được đổi mới phù hợp với cơ chế mới.Tiền lương thực tế hiện nay chưa trảđủ giá trị sức lao động, hiện còn rất thấp, làm cho đời sống của người làm công ăn lương rất khó khăn. Thang, bảng, ngạch, bậc lương và chế độ phụ cấp được thiết kế phức tạp, chưa đảm bảo sự công bằng mang nặng tính bình quân, tạo nên sự bất bình đẳng giữa các đối tượng ngành nghề và khu vực. Nếu lấy tiền lương làm căn cứđóng BHXH sẽ không đảm bảo được sự công bằng giữa các đối tượng tham gia.
Thứ sáu, thu nhập của người lao động khu vực phi chính thức rất thấp, nên người lao động trong khu vực này chưa có điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.
Bảng 3.24: Nguyên nhân NLĐ chưa tham gia BHXH khu vực phi chính thức
Đối tượng Kết quả Tỷ lệ
Tổng số người được hỏi 368 100%
+Thu nhập thấp, không ổn định 266 72,28
+Thiếu thông tin và chưa hiểu biết về chính sách BHXH 47 12,77% +Biết nhưng chưa muốn tham gia vì chưa tin tưởng vào hoạt
động bảo hiểm
38 10,32%
+Quá trình chi trả các chếđộ BHXH phức tạp 17 4,63%
Theo kết quảđiều tra khảo sát nguyên nhân chưa tham gia BHXH tự nguyện cho thấy 72,28% người được hỏi cho rằng nguyên nhân họ chưa tham gia BHXH là do thu nhập thấp, 12% cho rằng thiếu thông tin về BHXH, 10,32% chưa tham gia vì chưa tin tưởng vào chính sách BHXH, chỉ có 4,63% cho rằng quá trình chi trả các chếđộ BHXH phức tạp.
Thứ bảy, trong tổ chức, thực hiện về hoạt động đầu tư quy BHXH còn thiếu chuyên nghiệp và chậm đổi mới, năng lực đầu tư còn nhiều hạn chế.
- Chưa xây dựng một chiến lược đầu tư với sự phân bổ tài sản một cách hợp