CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất côn sơn (Trang 115)

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – GIẢI PHÁP

4.1 NHẬN XÉT:

4.1.1Ưu điểm:

 Trong xí nghiệp các nhân viên kế toán đều có trình độ và kinh nghiệm nên làm

việc nhanh nhạy đạt hiệu quả, cùng với trang thiết bị máy vi tính và phần mềm kế toán ASC phù hợp với công việc của xí nghiệp đã giúp cho việc xử lý số liệu ở phòng kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm đựợc nhiều công sức và chi phí.

 Việc bố trí nhân sự phù hợp, việc sử dụng máy tính trong xí nghiệp cùng với kỹ

thuật nối mạng của hệ thống máy tính đã giúp cho việc cung cấp số liệu lẫn nhau giữa các bộ phận có liên quan được nhanh chóng và kịp thời, tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên kế toán.

 Mỗi nhân viên kế toán đều có một nhiệm vụ riêng nên đảm bảo cho công việc

hoàn thành các báo cáo thuế hàng tháng và báo cáo tài chính năm.

 Trong công tác kế toán, xí nghiệp chấp hành đúng theo nguyên tắc và chế độ kế

toán do nhà nước quy định. Xí nghiệp thường xuyên cập nhật những thông tin kế toán mới, áp dụng những chính sách, chế độ mới do Bộ Tài Chính đưa ra. Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Việc kiểm tra số liệu vừa thực hiện trên máy, vừa được rà soát kiểm tra trên chứng từ nên đảm bảo được độ chính xác của các thông tin kế toán. Xí nghiệp vận dụng hình thức chứng từ ghi sổ đơn giản, dễ hiểu và các loại sổ sách đều được cài đặt trên mạng máy tính và được in ấn dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi.

 Xí nghiệp sử dụng mẫu chứng từ đúng với biểu mẫu do Bộ Tài Chính phát hành

và phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế. Ví dụ chứng từ kế toán sử dụng trong quá trình mua hàng gồm: hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho; chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp:

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 116 Bảng thanh toán lương, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng kê nộp thuế, phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng; trong hoạt động nhập khẩu có đầy đủ bộ chứng từ thanh toán: hoá đơn thương mại, bảng kê đóng gói hàng hoá, tờ khai hải quan...

 Tài khoản sử dụng tại xí nghiệp tương đối chi tiết, cụ thể, rõ ràng rất thuận tiện

cho công tác phản ánh, hạch toán của kế toán viên.

 Xí nghiệp sử dụng phương pháp thẻ song song có ưu điểm đơn giản trong khâu

ghi chép, dễ kiểm tra, đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho từng hàng hóa kịp thời, chính xác.

 COSIFAtuy mới thành lập 5 năm chưa có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp nhưng đã

không ngừng vươn lên tạo được nhiều uy tín với khách hàng và dần dần có được chỗ đứng trên thị trường. Khách hàng của xí nghiệp đa phần là các khách hàng quen thuộc như: CTY TNHH Đặng Việt Hà, CTY TNHH Dũng Tuyên, CTY TNHH Điện tử – Điện lạnh Phú Mỹ An, CTY TNHH Bách Lâm, DNTN Việt Tuấn... Điều này đảm bảo nguồn doanh thu ổn định cho xí nghiệp.

4.1.2Hạn chế:

 Xí nghiệp có các khách hàng quen thuộc và mua hàng với số lượng lớn và xí nghiệp bán hàng với giá bán buôn tạo nguồn doanh thu ổn định nên không có chính sách chiết khấu thương mại.

 Việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận (kho, phòng kế toán) khoảng cách

địa lý khá xa, dễ thất thoát chứng từ

 Việc quản lý chứng từ hoá đơn mua hàng chưa được chặt chẽ và khoa học, thường

nhầm lẫn giữa hoá đơn mua hàng nhập vào kho Phú Lâm và kho Cơ Điện.

 Hiện tại, xí nghiệp đang hạch toán phần thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu

chưa phù hợp với nguyên tắc kế toán (chỉ ghi nhận thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu khi đã nộp thuế: bút toán Nợ TK1331/ Có TK33312) do kế toán thực hiện cái nào nộp thuế thì mới được kê khai khấu trừ, để khớp với tờ khai thuế.

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 117

 Thuế nhập khẩu của một số mặt hàng khá cao nên xí nghiệp thường nằm trong

tình trạng thiếu vốn kinh doanh và không tránh khỏi việc vay ngân hàng. Trong khi đó đa phần khách hàng đều thanh toán theo phương thức trả chậm.

 Bán lẻ thu tiền trực tiếp nhưng xí nghiệp vẫn hạch toán N131/C511,C333 sau đó

mới thực hiện bút toán N111/C131. Nguyên nhân vì phần mềm kế toán tự động ghi nhận TK 131 để theo dõi công nợ khách hàng khi kế toán tạo một danh mục khách hàng. Vì vậy, xí nghiệp tạo riêng danh mục khách hàng vãng lai đối với các khách hàng mua lẻ thanh toán tiền trực tiếp.

 Tuy việc buôn bán của xí nghiệp những năm qua tương đối thuận lợi nhưng vẫn có

mặt hàng bị giảm giá như tủ lạnh SANAKY VH 350 do loại tủ này kích thước khá lớn, mẫu mã lỗi thời và tốn điện nên hầu như không tiêu thụ được nhưng xí nghiệp không dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Hàng hoá của xí nghiệp chủ yếu là hàng điện tử, điện lạnh, gia dụng, và một số

các mặt hàng hoá chất phục vụ sản xuất công nghiệp (các mặt hàng này thường được mua bán theo phương thức nhập theo đơn đặt hàng) nên hầu như không có giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, nếu hàng bán ra có vấn đề phát sinh về chất lượng, quy cách xí nghiệp sẽ xem xét, xử lý và thường là đổi hàng cho khách hàng và gửi hàng đó cho nhà cung cấp để được bảo hành, sửa chữa.

 Xí nghiệp sử dụng phương pháp thẻ song song với khuyết điểm ghi chép trùng lặp

giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian.

4.2 KIẾN NGHỊ – GIẢI PHÁP:

 Xí nghiệp hãy đưa ra một chính sách chiết khấu thương mại hấp dẫn để thu hút

thêm nhiều khách hàng nữa. Chiết khấu thương mại tùy thuộc vào từng hạn mức tín dụng của khách hàng cũ và thương vụ bán bán hàng của khách hàng cũ, mới.

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 118 Cụ thể trong hóa đơn số 0019253 số lượng bán máy nén lạnh SD162H-L1U2: 4652 cái, đơn giá vốn 664.261, đơn giá bán là 900.000.

Ta có: (1+Tỉ lệ lợi nhuận(%))x Giá vốn = Giá bán Vậy tỉ lệ lợi nhuận theo hóa đơn này: 35%

Giả sử công ty sử dụng chiết khấu thương mại 2% với số lượng bán 5000 cái, cùng với giá bán 900.000 thì ta sẽ có bảng tính lợi nhuận sau:

Số lượng bán (cái) Lợi nhuận thực tế (35%) Số lượng bán (cái) Lợi nhuận bán hàng không chiết khấu (35%) Số lượng bán khi đạt được mức chiết khấu (cái)

Lợi nhuận sau khi trừ chiết khấu thương mại (33%)

4.652 1.465.380.000 5.000 1.575.000.000 5000 1.485.000.000

Nếu thực hiện chiết khấu thương mại lợi nhuận có giảm so với khi không thực hiện nhưng thu hút được nhiều khách hàng thì sẽ bán được với số lượng lớn dẫn đến tăng doanh thu trong kỳ.

 Để phòng tránh việc thất thoát có thể xảy ra trong khi luân chuyển chứng từ giữa

kho và phòng kế toán nên lập một sổ theo dõi việc giao nhận chứng từ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và là cơ sở để kiểm soát việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận với nhau.

 Để hạn chế việc nhầm lẫn giữa hóa đơn mua hàng nhập kho Phú Lâm, kho Cơ

Điện, kho TTC và kho 182, kế toán nên đánh dấu tên kho vào hoá đơn khi nhận được hoá đơn ở kho chuyển lên, đồng thời lưu trữ tách biệt hoá đơn ở 2 kho chuyển về.

 Về nguyên tắc, khi một nghĩa vụ (nộp thuế) đã phát sinh, kế toán phải ghi nhận

ngay vào TK33312 (thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ) bằng bút toán ghi Nợ TK 133 (tiểu khoản phù hợp) và ghi có TK33312. Sau đó khi

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 119 doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, kế toán ghi Nợ TK33312/ Có TK111,112. Đồng thời thực hiện bút toán kết chuyển số phát sinh này vào TK 133 (tiểu khoản riêng để theo dõi số tiền thuế đã nộp được khấu trừ). Như vậy, kế toán đồng thời ghi nhận nghĩa vụ nộp thuế phát sinh, phần thuế đã nộp được khấu trừ , và phần còn nợ ngân sách Nhà nước. Kế toán xí nghiệp nên làm theo nguyên tắc.

 Để giữ ổn định việc kinh doanh và tránh việc vay ngân hàng, xí nghiệp nên có

chính sách chiết khấu thanh toán để thu hồi vốn nhanh, ví dụ như bình thường khách hàng sẽ phải thanh toán công nợ trong vòng 60 ngày, nếu thanh toán sớm trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 2% tổng số tiền thanh toán.

 Để hạn chế rủi ro đối với hàng tồn kho có thể xảy ra, Xí nghiệp nên xem xét việc

lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chẳng hạn như: những đồ điện lạnh công

nghệ thay đổi rất nhanh nên dễ xảy ra rủi ro hàng tồn kho. Ví dụ máy nén lạnh SK190H-L2U giả sử mức dự phòng năm nay là 15.000.000

Nợ TK 632: 15.000.000 Có TK 159: 15.000.000

Khi sang năm sau, nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập thấp hơn 5.000.000 so với khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập ở cuối năm nay thì phải hoàn nhập lại là:

Nợ TK 159: 5.000.000 Có TK 632: 5.000.000

Khi sang năm sau, nếu khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập cao hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đã lập 5.000.000 ở cuối năm nay thì phải trích lập thêm là: Nợ TK 632: 5.000.000

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 120 KẾT LUẬN

Đề tài “Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất Côn Sơn” chủ yếu nghiên cứu tình hình cơ bản của Xí nghiệp và công tác kế toán về việc mua bán hàng hóa rồi xác định kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp. Với những dữ liệu, chứng từ, sổ sách được cung cấp bởi phòng kế toán tại Xí nghiệp đã giúp em phần nào hiểu rõ về Xí nghiệp. Qua những số liệu, không phải em hiểu rõ tất cả nhưng cơ bản là nắm được vấn đề kế toán và tình hình của Xí nghiệp trong khía cạnh mua bán hàng hóa và dẫn đến tìm kiếm lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Thực tế và lý thuyết có những chỗ cũng khác nhau vì thực tế là “muôn hình vạn trạng” nhưng lý thuyết chỉ phản ánh được những vấn đề cơ bản.

Và bất kỳ một DN nào hoạt động thì cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện mọi mặt tại DN. Vì thế, Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất Côn Sơn cũng không nằm ngoài vòng tròn hoàn thiện ấy. Với kiến nghị Xí nghiệp nên có chính sách chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại để thu hút khách hàng có lẽ là kiến nghị thiết thực nhất. Vì thêm khách hàng là thêm chi phí nhưng lợi nhuận cũng tăng. Những giải pháp phù hợp được thực hiện thì sự biến động của lợi nhuận lớn hơn chi phí thì hiệu quả hoạt động kinh doanh đã được nâng lên. Bên cạnh đó, việc kiến nghị lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng không thể thiếu. Vì công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ “vũ bão” và mọi người luôn chuộng cái mới tốt hơn, đẹp, bền, công nghệ nhanh, mạnh. Điều này cho thấy việc có hàng hóa lạc hậu, lỗi thời so với thị trường Việt Nam đầy tiềm năng là khó tránh khỏi. Do đó, em nghĩ Xí nghiệp nên quan tâm đến hai vấn đề trên trong quá trình đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh với đối thủ.

Một phần của tài liệu Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất côn sơn (Trang 115)