Kế toán chi tiết hàng hóa

Một phần của tài liệu Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất côn sơn (Trang 80)

- Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh

VỤ VAØ SẢN XUẤT CÔN SƠN

3.2.1 Kế toán chi tiết hàng hóa

Hạch toán hàng tồn kho ở bộ phận kế toán: sử dụng phương pháp thẻ song song Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi về mặt số lượng tình hình nhập xuất hàng ngày. Cuối ngày hay định kỳ, thủ kho phân loại chứng từ và lập bảng giao nhận chứng từ và chuyển cho phòng kế toán.

Tại phòng kế toán: kế toán vật tư, hàng hóa có nhiệm vụ mở sổ theo dõi hàng hóa và hạch toán đầy đủ nhập xuất hàng hóa theo chứng từ. Định kỳ (cuối tháng) kế toán kết sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu ghi trên thẻ kho, chốt thẻ ký tên xác nhận và tiến hành kiểm kê hàng tồn kho thực tế đối chiếu với số liệu trên sổ sách.

Hạch toán hàng hóa ở nơi dự trữ:

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 81 Kho không những là nơi tập trung khối lượng tài sản rất lớn mà còn là nơi chỉnh lý, phân loại, chọn lọc, đóng gói hàng hóa. Tổ chức tốt công tác hạch toán hàng hóa ở kho không những có tác dụng đảm bảo theo dõi một cách chính xác tình hình biến động của hàng hóa theo số lượng của từng mặt hàng hàng ngày, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo kinh doanh mà còn góp phần bảo vệ an toàn tài sản của công ty.

Hạch toán hàng hóa ở kho là hạch toán nghiệp vụ và trách nhiệm trước hết thuộc về người chịu trách nhiệm bảo quản dưới sự hướng dẫn, kiểm tra của kế toán.

Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kho được vận dụng là phương pháp hạch toán theo từng mặt hàng. Theo phương pháp này thì mỗi mặt hàng được phản ánh trên 1 thẻ tho riêng để theo dõi sự biến động của nó một cách liên lục theo thứ tự thời gian trên cơ sở các chứng từ nhập xuất hàng hóa. Các thẻ này được đăng ký và đánh số theo sự hướng dẫn của phòng kế toán và được sắp xếp trật tự theo từng nhóm hàng, theo danh mục hàng hóa để tiện ghi chép, đối chiếu, kiểm tra.

 Hàng hoá chờ bán ở cửa hàng :

Việc hạch toán hàng hóa ở cửa hàng là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng nhằm thường xuyên nắm chắc tình hình nhập, xuất, tồn các loại hàng hóa tại cửa hàng. Phương pháp hạch toán được vận dụng là phương pháp hạch toán cả số lượng và số tiền. Theo phương pháp này nhân viên bán hàng phải mở “Thẻ quầy hàng” cho từng mặt hàng để theo dõi sự biến động về mặt số lượng. Cuối ngày, nhân viên bán hàng kiểm kê hàng còn lại để tính số lượng hàng đã bán và tính số tiền bán hàng trong ngày, sau đó lập báo cáo bán hàng và giấp nộp tiền vào quỹ. Cuối tháng, căn cứ số dư của từng mặt hàng ở từng thẻ quầy hàng lập bảng kê trị giá hàng hóa tồn quầy và toàn bộ thẻ quầy hàng chuyển về phòng kế toán lưu trữ. Thẻ

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 82 quầy hàng được đăng ký ở phòng kế toán, đánh số thứ tự theo nhóm hàng và theo danh mục hàng hóa

Kiểm kê hàng tồn kho:

Kiểm kê không những là biện pháp mà còn là nhiệm vụ của kế toán hàng hóa, nhằm đảm bảo cho việc ghi chép, phản ánh lực lượng hàng hóa dự trữ được chính xác và trên cơ sở đó tăng cường giám sát, bảo vệ an toàn hàng hóa, vật tư trong đơn vị.

Qua kiểm kê có thể phát hiện những biến động của hàng hóa chưa được thể hiện trên sổ sách kế toán, phát hiện được các trường hợp thừa thiếu, phát hiện được hàng hóa kém phẩm chất, ứ động, hư hỏng… từ đó có biện pháp kịp thời giải quyết hạn chế và giảm bớt thiệt hại, tiến hành điều chỉnh để số liệu của kế toán khớp đúng với tình hình thực tế.

Kiểm kê được tiến hành theo định kỳ và khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê bất thường tùy theo phạm vi, kiểm kê toàn bộ hoặc kiểm kê từng phần. Kiểm kê định kỳ thường được tiến hành 1 quý 1 lần. Ban kiểm kê bao gồm:kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh. Trước khi kiểm kê kế toán cần ghi chép sổ sách đầy đủ, rút ra các số dư cần thiết làm căn cứ đối chiếu với kết quả kiểm kê.

Khi kiểm kê phải chấp hành nguyên tắc cân đong đo đếm thực tế để xác minh số thực có của hàng tồn kho trên cả 2 mặt số lượng và giá trị. Kết quả kiểm kê phải được ghi đầy đủ trong biên bản kiểm kê cả về mặt số lượng, phẩm chất và giá trị hàng hóa có chữ ký xác nhận của thủ kho hoặc người chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa đó.

Sau khi đối chiếu số lượng kiểm kê với số lượng trên sổ sách, kế toán xác định những chênh lệch phát hiện qua kiểm kê. Ban kiểm kê xem xét nguyên nhân và có thể kiến nghị xử lý. Những vấn đề phát hiện qua kiểm kê như :hàng hóa kém phẩm chất thì gửi lại nhà cung cấp để được bảo hành, sửa chữa (đối với hàng điện

SVTH: Lại Thị Thu Thủy Trang 83 lạnh). Hàng hoá xí nghiệp kinh doanh phần lớn là hàng điện tử, điện lạnh nên hầu như không hao hụt, tổn thất hay dư thừa… Nếu có ,ban kiểm kê nghiên cứu giải quyết kịp thời trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình. Đối với những vấn đế vượt quá trách nhiệm, quyền hạn của mình thì phải báo cáo cấp trên để giải quyết.

Một phần của tài liệu Kế toán mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại xí nghiệp kinh doanh dịch vụ và sản xuất côn sơn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)