Giải pháp về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 83)

III. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.1. Đẩy mạnh hoạt động buôn bán chính ngạch và chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh

Trong quan hệ th−ơng mại với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, Việt Nam coi trọng cả xuất nhập khẩu chính ngạch và buôn bán biên giới. Xuất nhập khẩu chính ngạch có vai trò quyết định đối với sự tăng tr−ởng nhanh và ổn định của kim ngạch th−ơng mại giữa hai bên. Hiện nay, Trung Quốc đang dần thay đổi chính sách th−ơng mại, đặc biệt là chính sách biên mậu theo chiều h−ớng giảm dần và tiến tới xóa bỏ −u đãi đối với hoạt động buôn bán biên mậu để phù hợp với các quy định của WTO. Chính vì vậy, đẩy mạnh xuất nhập khẩu chính ngạch với hai tỉnh là thực sự cần thiết. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam nên thay đổi ph−ơng thức buôn bán, cần phải chuyển sang và phát triển hình thức buôn bán chính ngạch. Hiện tại, hầu nh− các doanh nghiệp ch−a chuẩn bị tốt cho việc xuất khẩu theo con đ−ờng chính ngạch. ACFTA hoàn thành, hàng Việt Nam kém chất l−ợng và không đạt tiêu chuẩn VSATTP sẽ không có chỗ đứng ngay cả trên thị tr−ờng nội địa chứ ch−a nói là không xuất khẩu đ−ợc sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây.

Doanh nghiệp xuất khẩu của ta sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây ít biết về luật lệ, chính sách của phía Trung Quốc và dễ dàng bị đối tác gây sức ép, nhất là với các chủng loại mặt hàng mang tính thời vụ nh− rau quả, hải sản t−ơi, hiệu quả tính đ−ợc bằng ngày, giờ. Kết quả là các hoạt động diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào các đầu mối nhập khẩu của phía bạn, xuất khẩu chủ yếu theo đ−ờng biên mậu.

Hiện tại, buôn bán biên mậu vẫn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam do vẫn đ−ợc h−ởng −u đãi, nh−ng hình thức buôn bán này rất bấp bênh (vì không có hợp đồng) và mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. Xuất khẩu tiểu ngạch, các doanh nghiệp của ta th−ờng ở vào tình thế rất bất lợi, đặc biệt đối với mặt hàng mùa vụ nh− rau quả, điển hình là d−a hấu.Trong thực tế các doanh nghiệp mới chú trọng tới lợi ích nhỏ tr−ớc mắt mà ch−a nghĩ tới việc chuẩn bị để buôn bán chính ngạch lâu dài.

Để chuẩn bị tốt cho hoạt động th−ơng mại chính ngạch với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm đ−ợc những quy định của Trung Quốc trong buôn bán chính ngạch, lập văn phòng đại diện tại Vân Nam và Quảng Tây, và đ−a ra ch−ơng trình tiếp cận hiệu quả bằng cách tham gia các Hội chợ triển lãm, hay mở đại lý tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, nghiên cứu và nắm chắc tình hình thị tr−ờng, những thay đổi trong chính sách th−ơng mại và tìm các kênh phân phối, các đối tác tin cậy để đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá chính ngạch.

Hơn nữa các doanh nghiệp phải chú trọng tới tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP, phải làm tốt công tác phân loại hàng tr−ớc khi xuất khẩu. Nh− vậy, khi không còn đ−ợc h−ởng chính sách −u đãi biên mậu, các doanh nghiệp của ta vẫn có thể cạnh tranh với các đối tác khác bằng chất l−ợng, hệ thống đại lý phân phối. Để bắt đầu con đ−ờng buôn bán chính ngạch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai việc: (1) Cập nhật hệ thống văn bản pháp luật th−ơng mại của Trung Quốc, các chính sách th−ơng mại của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đối với Việt Nam; (2) Tìm hiểu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng và đặc điểm thị tr−ờng; (3) Thiết lập các văn phòng đại diện; (4) Tiến hành các ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại, quảng bá sản phẩm h−ớng tới xây dựng hệ thống đại lý phân phối và tìm kiếm đối tác; (5) Chuẩn bị nguồn hàng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị tr−ờng, đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP, phải tìm nguồn cung cấp hàng lớn và t−ơng đối ổn định. Một số

doanh nghiệp Việt Nam đã thành công trong buôn bán chính ngạch với thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây, phải kể đến Thanh long Hoàng hậu, dép Bitis, kẹo dừa Bến Tre,v.v... . Điều này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển buôn bán chính ngạch hiệu quả trên thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Tuy vậy, để làm ăn lâu dài trên hai thị tr−ờng này, các doanh nghiệp cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn: “Chúng ta không thể làm đơn lẻ mãi, mà phải có cộng đồng, có tập thể mới có thể đứng vững trên thị tr−ờng miền Tây, Tây Nam Trung Quốc và cạnh tranh đ−ợc với đối thủ chính là Thái Lan trên thị tr−ờng này”. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi theo h−ớng tích cực trong t− duy, không nên có thái độ ỷ lại chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản. Doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu nhu cầu thị hiếu, hệ thống pháp luật, tiếp cận, thâm nhập thị tr−ờng để tránh tình trạng bị động trong quan hệ trao đổi hàng hoá nh− với Vân Nam và Quảng Tây hiện nay. Cho đến thời điểm này, Chính sách th−ơng mại của hai bên điều chỉnh hoạt động trao đổi hàng hoá nhìn chung là thông thoáng. Các cơ quan chức năng của hai bên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hàng hoá trao đổi, hiện tại vẫn còn tiếp tục cải cách các thủ tục r−ờm rà. Do đó, vấn đề ở đây là doanh nghiệp. Bản thân các doanh nghiệp phải thay đổi, phải tự tìm ra ph−ơng thức buôn bán thích hợp và hiệu quả nhất trong điều kiện ACFTA đã hình thành. Chỉ có xuất nhập khẩu chính ngạch là đáp ứng đ−ợc yêu cầu đặt ra.

2.2. Tạo ra cơ cấu hàng xuất nhập khẩu phù hợp, nâng cao chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây so với chính hàng hoá cùng loại của họ và các n−ớc khác còn yếu. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bán những cái gì mình có, chứ ch−a điều chính cơ cấu sản xuất và xuất khẩu phát huy đ−ợc lợi thế so sánh

của ta và phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thị tr−ờng Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây Trung Quốc. Hàng nông sản Việt Nam có chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp so với các đối thủ cạnh tranh khác (Thái Lan, Mianma). Chính vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị tr−ờng này, ngoài việc tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp, còn phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa bằng cách nâng cao chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hàng thủy sản của ta xuất sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây phong phú: hàng t−ơi, sống và khô. Để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này sang thị tr−ờng hai tỉnh, doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác chế biến và bảo quản để bảo đảm hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủy hải sản là nhóm hàng rất đ−ợc −a chuộng và có nhu cầu nhập khẩu cao tại hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, và khu vực miền Tây Trung Quốc. Đây là khu vực không có biển. Hiện tại, trong nhóm hàng thủy hải sản, cá da trơn là mặt hàng mà ta có thế mạnh xuất khẩu và bạn cũng có nhu cầu.

Đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng sang Vân Nam, Quảng Tây và miền Tây Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu của khu vực thị tr−ờng này mà còn phải chú trọng tới những loại hàng đang đ−ợc h−ởng −u đãi trong EHP và hiện đang có khả năng cạnh tranh. Tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với thị tr−ờng, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, sản xuất ra những mặt hàng mới để tăng xuất khẩu. Đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch, vệ sinh, cải tiến bao bì để có thể thâm nhập vững chắc và tăng ổn định vào thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

2.3. Xây dựng kênh phân phối cho hàng xuất khẩu

Một điều đặc biệt l−u ý trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc là bên cạnh nhiều doanh nghiệp

làm ăn đứng đắn có tiềm lực, có uy tín, còn có không ít những công ty, xí nghiệp giả mạo, lừa lọc đang hoạt động. Nếu không cảnh giác, các doanh nghiệp của ta dễ bị lừa gạt và sẽ không tránh khỏi tổn thất. Các doanh nghiệp n−ớc ta nên giao dịch trực tiếp với các công ty, tập đoàn có uy tín (lựa chọn các doanh nghiệp trong Danh sách doanh nghiệp do Th−ơng vụ Trung Quốc, Sở Th−ơng mại tỉnh Vân Nam và Sở Th−ơng mại tỉnh Quảng Tây giới thiệu) để trao đổi hàng hoá hoặc hợp tác đầu t−. Hạn chế giao dịch qua th−ơng nhân môi giới hoặc mua hàng trôi nổi, vì dễ bị lừa mua phải hàng chất l−ợng kém, hoặc bán hàng xong không thu đ−ợc tiền. Tr−ớc khi ký hợp đồng với khách hàng ch−a quen biết nên thông qua các hội xúc tiến mậu dịch của các sở th−ơng mại, Cục Quản lý Hành chính Công th−ơng hoặc Cơ quan chuyên trách của Chính phủ Trung −ơng hay địa ph−ơng của Trung Quốc để thẩm tra thực lực. Thông qua những bạn hàng lớn và đáng tin cậy thiết lập các kênh phân phối trên thị tr−ờng hai tỉnh nói riêng, thị tr−ờng miền Tây và Trung Quốc nói chung.

Một cách khác có thể có hiệu quả trực tiếp, nh−ng cần phải có một khoản kinh phí đáng kể để thực hiện. Đó là đ−a hàng đến tận tay ng−ời tiêu dùng bằng cách lập văn phòng đại diện tại thị tr−ờng hai tỉnh để nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đặc điểm và hệ thống pháp luật của thị tr−ờng, giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác; hoặc lập hệ thống đại lý phân phối. Cách này chỉ phù hợp với những công ty lớn và có tiềm lực về tài chính. Còn đối với các công ty vừa và nhỏ thì có thể thông qua Cục Xúc tiến Th−ơng mại, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam và tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm và tìm đối tác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng l−ới phân phối các sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Vân Nam và Quảng Tây. Chủ động thiết lập mạng l−ới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài tại Côn Minh và Nam Ninh, cần tính

tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại hai thành phố trên.

2.4. Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực

Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây cứ hoạt động đơn lẻ nh− hiện nay thì chỉ dừng ở thị tr−ờng biên giới, khó có thể tiến sâu vào thị tr−ờng nội địa, không những thế còn bị ép cấp, ép giá và xuất khẩu thu đ−ợc hiệu quả thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp n−ớc ta cần phải đổi mới nhận thức, liên kết, đồng tâm hiệp lực để tạo lợi thế cạnh tranh tổng lực trên thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Để ACFTA thực sự có ý nghĩa, doanh nghiệp xuất khẩu n−ớc ta cần chủ động đổi mới bắt đầu từ nhận thức về cung cách kinh doanh từ sản xuất theo định h−ớng thị tr−ờng, làm tốt công tác phân loại sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo quản, tiếp thị và quảng bá th−ơng hiệu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm rõ để đáp ứng những quy định của Trung Quốc về kiểm dịch, tiêu chuẩn chất l−ợng, cơ chế cấp phép, thủ tục thanh toán, bảo hiểm.

Một yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp là phải làm quen với cơ chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ của ACFTA để đủ tiêu chuẩn h−ởng các −u đãi của khu vực mậu dịch tự do này (sử dụng Form E khi xuất khẩu).

Trong điều kiện các doanh nghiệp kinh doanh với thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây phần lớn là các hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì việc đáp ứng các yêu cầu nh− trên, thậm chí chỉ là tiếp cận các thông tin chính sách mới, xem ra đã là rất khó khăn. Do đó, mối liên kết hợp tác dài hạn giữa nông dân với các hiệp hội, sự phối hợp của chính quyền địa ph−ơng và sự tham gia sâu hơn của các doanh nghiệp lớn là cực kỳ quan trọng. Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với cơ quan Nhà n−ớc nh− địa ph−ơng, trung −ơng để kịp thời phản ánh những khúc mắc trong cơ chế

nhập khẩu của phía họ nhằm tìm cách th−ơng thảo cùng tháo gỡ, tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu của n−ớc ta.

Bên cạnh việc đổi mới nhận thức, doanh nghiệp Việt Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ để giành lại sự công bằng trên th−ơng tr−ờng. Chúng ta không thể làm ăn đơn lẻ mãi mà phải có cộng đồng, có tập thể mới có thể đứng vững trên thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây, và có thể cạnh tranh đ−ợc với đối thủ chính là Thái Lan trên thị tr−ờng này.

Để có thể liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là nhóm hàng nông sản thực phẩm (nhóm hàng chủ yếu xuất theo đ−ờng biên mậu và th−ờng bị doanh nghiệp phía bạn ép cấp, ép giá), chúng ta nên thành lập một ủy ban tăng c−ờng cạnh tranh quốc gia và phát huy sức mạnh của các Hiệp hội. Nhiệm vụ chính của ủy ban là liên kết các doanh nghiệp lại thống nhất trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chính sách tổ chức chính quyền, kinh tế của Trung Quốc là nhất quán, chức năng quyền hạn của các hiệp hội, ngành hàng rất mạnh và thống nhất về một đầu mối. Các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung nếu không phải là hàng của các tập đoàn, các tổng công ty lớn quản lý thống nhất về một đầu mối thì sẽ rất khó xuất khẩu sang các thị tr−ờng trên. Việc buôn bán nhỏ lẻ, cạnh tranh lẫn nhau sẽ khiến các doanh nghiệp dễ bị đối ph−ơng ép cấp, ép giá dẫn đến bị thua thiệt.

KẾT LUẬN

Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh của Trung Quốc có đ−ờng biên giới trên bộ chung với Việt Nam. Hai tỉnh không chỉ là cửa ngõ th−ơng mại trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà còn là cửa ngõ th−ơng mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Hàng hóa trao đổi trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đều đi qua các cửa khẩu thuộc hai tỉnh này. Bởi vậy, Vân Nam và Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cùng với sự phát triển mạnh của quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai n−ớc, quan hệ hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây cũng phát triển nhanh và t−ơng đối ổn định. Tuy nhiên, th−ơng mại hai chiều vẫn ch−a t−ơng xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên do vẫn còn một số tồn tại và hạn chế.

Đề tài“ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc” không chỉ đóng góp vào việc cung cấp thông tin về tiềm năng và thế mạnh của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong phát triển quan hệ th−ơng mại với Việt Nam mà còn đánh giá thực trạng quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh này từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong quan hệ thương mại giữa hai bên, trong đó nổi bật là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Khóa luận cũng đã đề xuất một số giải pháp để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp có các phương án thích hợp cho hoạt động quản lý và kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hợp tác th−ơng mại với hai tỉnh này. Giải pháp cần chú trọng là đổi mới nhận thức và liên kết lại để có thể tạo lợi thế cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w