tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc.
Biên giới Việt - Trung dài 1.353 km, qua 7 tỉnh của Việt Nam kể từ Đông sang Tây là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên; hai tỉnh của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam. Tuyến biên giới Việt - Trung có 33 cặp cửa khẩu, trong đó có 4 cặp cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Đồng Đăng - Bằng T−ờng, Móng Cái - Đông H−ng và Lào Cai - Hà Khẩu), 8 cặp cửa khẩu quốc gia và 21 cặp cửa khẩu địa ph−ơng; 3 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 7 chợ cửa khẩu và 36 chợ biên giới
Với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Chính quyền hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây cùng với sự cố gắng của doanh nghiệp hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh. Hiện mối quan hệ này đang ngày càng phát triển cùng với tiến trình hợp tác giữa hai n−ớc và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên đã được Hải quan hai bên thống kê một cách cụ thể. Mặc dù số liệu hai bên không trùng khớp nhau do quan niệm khác nhau về biên mậu và chính ngạch, nhưng đều thể hiện sự tăng trưởng về quy mô, số lượng và trị giá hàng hóa trao đổi giữa hai bên. Ta có bảng tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với 2 tỉnh này thời kì 2006-2009 theo thống kê của Hải quan Việt Nam và thời kì 2001-2009 theo thống kê của Hải quan Trung Quốc.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời kỳ 2006 - 2009
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Xuất nhập
khẩu Xuất khẩu
Nhập
khẩu Xuất siêu
XNK Việt- Trung Tỷ trọng* 2006 2.090,12 1.307,64 782,46 -525,18 10.420,9 19,48 2007 3.333,86 2.319,54 1.014,25 -1.305,29 13.200, 0 25,26 2008 3.572,00 2.501,49 1.058,51 -1.442,98 20.100, 0 17,77 2009 3.710,00 2.850,83 852,69 -1.998,14 22.500 16,49 Tổng 12.702,97 8.979,50 3.723,47 -5.256,03 66.220,9 19,18 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam.
(*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tuy kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây biến động trong thời kỳ 2006- 2009, nhưng tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - Trung là 19,18%.
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời kỳ 2001-2009.
Đơn vị: Triệu USD
Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu XNK Việt- Trung Tỷ trọng 2001 447,26 185,92 261,34 + 75,42 2.814,0 15,89 2002 716,07 221,49 494,58 +273,09 3.223,0 22,21 2003 945,55 335,39 610,16 +247,77 4.634,0 20,40 2004 1.197,99 397,07 800,92 +403,85 6.742,0 17.77 2005 1.321,75 608,60 717,64 +109,04 8.739,9 15,46 2006 1.911,56 629,82 1.281,74 +651,92 10.429,9 18,33 2007 3.048,55 1.237,21 1.811,34 +574,13 13.200, 0 23,09 2008 3.932,78 1.035,33 2.894,46 +1.859,13 20.100, 0 19,57 2009 4.309,26 1.705,94 2.603,32 +897,38 22.500, 0 19.15 Tổng 17.830,67 6.356,77 11.473,9 +5.117,13 92.382,8 19.30 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.
(*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tăng nhanh trong thời kỳ 2001 - 2009. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là
28,01%. Xuất khẩu hàng hóa tăng 36,86%/năm và nhập khẩu hàng hóa tăng 26,09%/năm.
Theo thống kê của hải quan Việt Nam, thương mại chính ngạch chiếm 77,13% và tiểu ngạch chiếm 22,87% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (thời kỳ 2006 - 2009). Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, trao đổi hàng hoá quốc mậu chiếm 30,55% và biên mậu chiếm 69,45% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (thời kỳ 2001 - 2009).
Như vậy, tỷ lệ thương mại chính ngạch và tiểu ngạch theo thống kê của hai bên là hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:
- Thứ nhất là do quan niệm về biên mậu của hai bên khác nhau.
- Thứ hai là do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường Vân
Nam và Quảng Tây không khắt khe như ở các khu vực phát triển khác ở Trung Quốc. Hai tỉnh nghèo, thu nhấp thấp, nên bất kể mặt hàng nào chúng ta không xuất khẩu được sang các thị trường khác thì đều có thể xuất sang thị trường này theo đường biên mậu, còn các mặt hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP của chính phủ Trung Quốc thì xuất khẩu theo đường quốc mậu. Những quy định này trở nên khắt khe kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO. Xuất biên mậu, hàng Việt Nam chỉ phải đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP của Chính quyền Vân Nam và Quảng Tây. Những quy định của hai tỉnh không khắt khe như quy định của Chính quyền trung ương. Bởi vậy, trên thực tế xuất biên mậu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang hai tỉnh này. Tuy nhiên, chúng ta gần như không thống kê được buôn bán biên mậu, trong khi đó Trung Quốc lại thống kê tương đối đầy đủ.
Theo như phân tích ở trên, đã có sự khác biệt khá lớn về số liệu thống kê. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa
Việt Nam với hai tỉnh biến động thất thường và có xu hướng giảm, Việt Nam
liên tục xuất siêu sang thị trường hai tỉnh.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc thì tình hình ngược lại, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh tăng lên hàng năm và tăng trưởng nhanh, Việt Nam liên tục nhập siêu từ thị trường này.
Cho tới nay vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng về sự khác biệt giữa số liệu thống kê của hai bên. Nếu khác nhau về quan niệm biên mậu và
phương pháp thống kê, thì cho dù số liệu có khác nhau nhưng phải cùng tăng
hay cùng giảm. Sự khác nhau về quan niệm biên mậu của hai bên thì chỉ có thể lý giải cho sự khác biệt về tỷ lệ buôn bán chính ngạch và tiểu ngạch, chứ không thể lý giải cho chiều hướng biến động của kim ngạch.
Theo tôi thì nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nêu trên là do:
- Thứ nhất là do các doanh nghiệp đã khai khống khối lượng và trị giá
hàng xuất khẩu để được hoàn nhiều thuế VAT.
- Thứ hai là do buôn bán tiểu ngạch của phía Việt Nam thống kê không
được đầy đủ, chủ yếu là không thống kê được đầy đủ hàng nhập khẩu.
- Thứ ba là mỗi tỉnh biên giới Việt Nam lại hiểu về khái niệm biên mậu khác nhau nên dẫn tới tình trạng số liệu thống kê không chính xác và khác xa so với số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.
Theo nhận định của tôi, số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc đáng tin cậy hơn vì Việt Nam gần như không thống kê được hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc, còn Trung Quốc lại thống kê được khá đầy đủ về lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Việt Nam.
Trên thực tế, phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các ngành, các lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn nhiều vướng mắc, tại các cửa khẩu tiểu ngạch không bố trí lực lượng hải quan kiểm soát, lực lượng biên phòng chỉ kiểm soát hàng lậu không làm nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi số lượng và trị giá
hàng hoá qua cửa khẩu, vì vậy không tổng hợp được khối lượng và trị giá hàng hoá qua cửa khẩu, mặt khác đây cũng là một kẽ hở để thương nhân lợi dụng buôn bán qua các cửa khẩu không có hải quan kiểm soát. Điều này giúp chúng ta lý giải được tại sao mà ta không thống kê được đầy đủ buôn bán tiểu ngạch và tại sao số liệu thống kê của hải quan Việt Nam và Trung Quốc lại khác nhau đến thế.
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu :
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam và Quảng Tây gồm các nhóm
chính sau: (1) Nhóm nguyên liệu (quặng các loại, than đá, cao su nguyên liệu, gỗ rừng trồng,v.v...); (2) Nhóm hàng nông sản (mía cây, sắn khô, hoa quả nhiệt đới, lạc nhân, hạt tiêu, hạt điều, gạo v.v...); (3) Nhóm hàng thủy sản: thủy sản tươi sống, thủy sản đông lạnh, thủy sản khô (cá mực khô, cá khô các loại, tôm khô); (4) Nhóm hàng tiêu dùng (bàn ghế nhựa, giày dép, mỹ phẩm, bột giặt, hàng thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, cà fê,v.v...). Hàng xuất khẩu của ta sang thị trường hai tỉnh đa phần là nguyên liệu, nông thủy sản dưới dạng nguyên liệu thô và sơ chế, chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch, vì vậy giá trị và tính cạnh tranh thấp, thường bị ép cấp, ép giá, phụ thuộc vào chính sách biên mậu của Trung Quốc.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây gồm
các nhóm chính sau: (1) Thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ ngành khai thác mỏ; (2) Máy móc cơ khí (các loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, máy sản xuất giấy); (3) Thiết bị vận tải (ô tô, xe máy); (4) Hàng nguyên liệu: hóa chất các loại, phân bón, giống cây trồng, nguyên phụ liệu thuốc lá, vật liệu xây dựng (sắt thép, gạch đá hoa, thiết bị vệ sinh,...),v.v... ; (5) Hàng công nghiệp tiêu dùng: hàng điện tử, hàng tạp hóa, giày dép, dệt; (6) Hoa quả tươi.
Như vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Vân Nam và Quảng Tây chủ yếu là hàng nguyên liệu thô và sơ chế. Trong khi đó, hàng nhập khẩu của ta từ thị trường này phần lớn là hàng chế biến. Hàng chế biến sử dụng nhiều
lao động với công nghệ trung bình như điện tử, hàng gia dụng, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị khai thác mỏ và máy cơ khí nông nghiệp. Xét về mặt chất lượng, hàng công nghiệp nhập khẩu từ hai tỉnh thấp hơn so với hàng cùng chủng loại của các vùng công nghiệp phát triển ở Trung Quốc, không thể so sánh với hàng của các quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới, nhưng giá cả rẻ hơn nhiều lần. Những mặt hàng này đa phần đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của các tỉnh miền núi, nghèo, kém phát triển của Việt Nam. Máy móc cơ khí nhập khẩu từ hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây chủ yếu là máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và thiết bị vận tải.
Hàng tạm nhập-tái xuất, chuyển khẩu chủ yếu vẫn là thuốc lá ngoại và hàng cũ như đồ điện tử, máy vi tính, quần áo, ô tô và phụ tùng. Hiện nay, tại Quảng Ninh đang làm chuyển khẩu các loại “rác công nghiệp” như bình ắc quy cũ, chai lọ nhựa cũ, lon hộp cũ,v.v... . Hàng này được đóng trong container khi nhập vào Việt Nam, nhưng khi xuất sang Quảng Tây thì không được chuyển nguyên container mà phải rỡ ra, xúc rửa ở khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam rồi mới được xuất nhỏ lẻ từng chuyến qua cảng Múi Chùa, Lục Lầm, Hoành Mô, gây ô nhiễm môi trường.