Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 43)

Quảng Tây tiếp giáp với ba tỉnh của Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng. Tuy nhiên, do hạn chế về giao thông nên trao đổi thương mại giữa Quảng Tây và Cao Bằng còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các cửa khẩu của Lạng Sơn và Lào Cai, như Hữu Nghị, Đồng Đăng, Móng Cái,v.v... .

Thương mại xuất nhập khẩu của Quảng Tây và Việt Nam tăng trưởng nhanh. Những năm gần đây, giao dịch hai nước có xu thế tăng nhanh, Việt Nam đã phát triển thành đối tác quan trọng của Quảng Tây.

Chúng ta sẽ đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc dựa trên số liệu của Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc. Số liệu thống kê về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Tây theo thống kê của Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc cũng có sự khác biệt khá rõ ràng.

Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây thời kỳ 2006-2009.

Đơn vị: Triệu USD

Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất siêu XNK Việt- Trung Tỷ trọng* 2006 1.470 1.050,6 6 419,33 -631,33 10.420,9 14,11 2007 2.380 1.860,1 8 519,82 - 1.340,36 13.200,0 18,03 2008 3.013 2.270,74 733,26 - 1.537,48 20.100,0 14,99 2009 3.000 2.570,98 429,01 - 2.141,88 22.500,0 13,33 Tổng 9.863 7.752,56 2.110,44 - 5.642,12 66.220,9 14,89 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam.

(*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung.

Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây thời kỳ 2001-2009.

Đơn vị: Triệu USD

Năm Xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu XNK Việt- Trung Tỷ trọng 2001 287,26 115,92 171,34 + 55,42 2.814,0 10,21 2002 486,07 145,49 340,58 +195,09 3.223,0 15,08 2003 665,55 225,39 440,16 +214,77 4.634,0 14,36 2004 752,00 298,00 454,00 +156,00 6.742,0 11,15 2005 849,75 402,55 447,19 +244,64 8.739,9 9,72 2006 1.175,56 386,62 788,94 +420,32 10.429,9 11,28 2007 2.264,55 929,21 1.335,34 +406,13 13.200, 0 17,15 2008 3.130,00 857,00 2.270,0 0 +1.413,00 20.100, 0 15,57 2009 3.481,76 1.379,74 2.102,0 2 +722,28 22.500, 0 15,47 Tổng 13.092,50 4.739,92 8.352,5 8 +3.612,60 92.382,8 14.17 Nguồn: Số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc.

(*) Tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Quảng Tây được chia thành chính ngạch và tiểu ngạch. Hoạt động buôn bán chính ngạch chiếm 70,24%, tiểu ngạch chiếm 29,76% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây (thời kỳ 2006 - 2009).

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Quảng Tây được chia thành quốc mậu và biên mậu. Hoạt động trao đổi hàng hoá quốc mậu chiếm 28,68%, biên mậu chiếm 71,32% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây (thời kỳ 2001 - 2009).

Như vậy đã có sự chênh lệch khá lớn và khác biệt giữa số liệu thống kê về xuất nhập khẩu hàng hoá của hai bên (theo thống kê của Việt Nam, kim ngạch hai chiều biến động thất thường và có xu hướng tăng nhẹ, Việt Nam xuất siêu sang Quảng Tây; còn theo số liệu thống kê của Trung Quốc thì kim ngạch hai chiều lại tăng trưởng nhanh và Việt Nam nhập siêu từ Quảng Tây); tỷ lệ thương mại chính ngạch và tiểu ngạch cũng hoàn toàn khác nhau. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc tăng nhanh trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 24,47% thời kỳ 2001 - 2009. Xuất khẩu hàng hóa tăng 31,83%/năm và nhập khẩu hàng hóa tăng 21,14%%/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với Quảng Tây trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt - Trung chỉ chiếm 14,17%. Việt Nam đã nhập siêu trong suốt thời kỳ này. Trị giá nhập siêu hàng hóa là 3.612,66 triệu USD, chiếm 27,59% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Quảng Tây (xem Bảng 6).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Quảng Tây phải kể đến nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, dầu dừa, cao su, hoa quả tươi, hàng tiểu thủ công nghiệp tiêu dùng, gỗ và sản phẩm gỗ. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Quảng Tây lại là sản phẩm cơ điện, thiết bị vận tải, hóa chất công nghiệp, hàng dệt, thành phẩm công nghiệp, chế phẩm kim loại rẻ tiền, hoa quả các loại. Quảng Tây và Việt Nam là đối tác bổ trợ cho nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa. Việt Nam và Quảng Tây thậm chí có thể bổ trợ cho nhau trong cùng một loại sản phẩm. Ví dụ hoa quả cùng loại ở Việt Nam chín sớm hơn Quảng Tây do nhiệt độ ở Việt Nam cao hơn nhưng lại hết mùa trước Quảng Tây, Việt Nam cũng cần nhập hoa quả từ Quảng tây sau khi đã hết mùa.

Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu từ Quảng Tây chiếm trên 62,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này, riêng sản phẩm cơ điện chiếm hơn 26,8%. Trong khối lượng hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ Quảng Tây, tỷ lệ nguồn hàng ngoài tỉnh chiếm 65-70% thời kỳ 2001 - 2009. Chỉ tính riêng 3 năm 2007 - 2009, mức mậu dịch sản phẩm nguồn hàng ngoài tỉnh mà Việt Nam nhập khẩu từ Quảng Tây đã tăng 3,1 lần, trong đó có nhiều sản phẩm được nhập khẩu từ các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan và hàng chuyển khẩu của Quảng Tây qua Lạng Sơn và Quảng Ninh tăng lên hàng năm. Cụ thể, năm 2006 trị giá hàng tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan và chuyển khẩu đạt 904,94 triệu USD, năm 2007 là 1.095,8 triệu USD, năm 2008 là 1017,92 triệu USD, năm 2009 tăng lên 1273,09 triệu USD.

Những năm qua, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Quảng Tây, nhưng lại nhập siêu từ thị trường này. Trị giá nhập siêu hàng hóa lớn, 3.612,6 triệu USD trong thời kỳ 2001 - 2009, chiếm 27,59% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam - Quảng Tây. Mặc dù vậy, hai năm trở lại

đây, nhập siêu của Việt Nam từ Quảng Tây cũng đã giảm mạnh từ 1413 triệu USD năm 2008 xuống còn 722,28 triệu USD năm 2009.

Một trong những nguyên nhân cơ bản mà Việt Nam luôn nhập siêu từ

Quảng Tây trong nhưng năm qua đó là do nền công nghiệp của Việt Nam còn

yếu kém, các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát triển, vẫn phải nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào, các loại máy móc thiết bị và động cơ, hoá chất phục vụ cho sản xuất. Đây là các nhóm hàng: (1) Việt Nam chưa thể sản xuất được; (2) đã sản xuất được nhưng chất lượng và giá thành còn chưa hợp lý; sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng lại là thế mạnh của Quảng Tây. Vì vậy Việt Nam nhập siêu các sản phẩm công nghiệp từ Quảng Tây là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong khoảng 2 năm gần đây, cùng với sự phát triển ở mức độ nhất định của các ngành công nghiệp trong nước, Việt Nam đã dần chủ động được nguồn cung ở một số lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử và linh kiện, từ đó dẫn tới nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp từ Quảng Tây giảm xuống. Mặc dù vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong tương lai Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ Quảng Tây.

Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hoá, các doanh nghiệp hai bên còn tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm được tổ chức hàng năm ở Việt Nam và Quảng Tây. Bộ Công Thương Việt Nam và Trung Quốc, Sở Thương mại Quảng Tây rất chú trọng tới công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo về hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung, các đoàn doanh nghiệp đi tìm hiểu thị trường,v.v... . Đây là cách làm có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp hai bên có cơ hội tuyên truyền, giới thiệu và bán sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 43)