III. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa
1. Giải pháp về phía Nhà n−ớc:
1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
Hành lang pháp lý của phía Trung Quốc điều chỉnh hoạt động trao đổi hàng hoá qua biên giới rất rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ. Trong khi đó, phía Việt Nam còn ch−a phân định rõ ph−ơng pháp quản lý và quản lý lỏng lẻo. Hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng hoá sang Vân Nam và Quảng Tây ch−a đ−ợc xây dựng, chúng ta mới chỉ xây dựng hành lang pháp lý cho xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nh−ng đến nay vẫn ch−a đ−ợc hoàn thiện.
Bên cạnh đó, khái niệm về “biên mậu”, tiểu ngạch” của Trung Quốc khác Việt Nam dẫn đến khác nhau về chính sách, chế độ, cơ chế khuyến khích thương mại, cách tổ chức buôn bán. Cuối thập niên 80, Trung Quốc xem biên mậu là nơi đột phá xuất khẩu nên có các chính sách quản lý rõ ràng, thống nhất, nhằm phát triển kinh tế vùng biên, cải thiện đời sống dân cư biên giới. Trung Quốc đã xóa bỏ mọi hạn chế, ràng buộc đối với chính quyền địa phương trong hoạt động biên mậu (không hạn chế kim ngạch, triển khai giao dịch biên mậu một cửa, miễn thuế, miễn giấy phép XNK đối với hàng hóa thông thường…); giao địa phương quyền quy định các mức miễn thuế theo nguyên tắc mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh phải thấp hơn Trung ương, ở huyện, thị thấp hơn cấp tỉnh…
Đặc biệt Trung Quốc vừa ban hành nhiều biện pháp khuyến khích tăng thương mại mậu dịch như tăng mức miễn thuế hàng hóa cho người nước ngoài ở lĩnh vực biên mậu lên 8 ngàn NDT/ngày thay vì 3 ngàn NDT/ngày như trước đây; trong khi đó Việt Nam nay tăng lên 2 triệu đồng/người/ngày, thua cả chục lần so với phía Trung Quốc. Do vậy hiện nay, nhiều địa phương
giáp biên với Trung Quốc đang đề nghị Chính phủ nâng mức hàng miễn thuế lên chí ít cũng 10 triệu đồng, bằng 50% so với cư dân Trung Quốc và nếu nhà nước lo ngại nhập siêu thì có thể ban hành danh mục hàng hóa riêng cho chính sách miễn thuế. Trung Quốc còn lập văn phòng đại diện thương mại tại biên giới để đẩy nhanh hàng hóa qua biên giới; lập đại lý bán hàng trả chậm tại các nước để khuyến khích tiêu thụ hàng hóa… Như thế cho thấy, Trung Quốc có một chiến lược lâu dài, bài bản nhằm hỗ trợ tối đa cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia XNK, đặc biệt ưu tiên cho mậu dịch biên giới.
Với một đối thủ mạnh và có chiến lược bài bản như thế, phía Việt Nam lại chưa có đối sách, chưa có tầm nhìn chiến lược xem biên mậu là một bộ phận của chiến lược quốc gia, mà vẫn xem hoạt động biên mậu là một hoạt động tự phát hay buôn bán thông thường. Vì thế dẫn đến cơ chế kiểm soát hàng biên mậu bị thả lỏng. Biên giới giáp với Trung Quốc lại trải dài, hiểm trở tạo thuận tiện cho hàng lậu tràn vào qua các ngõ ngách biên giới. Trong 6 tháng đầu năm 2009, hàng Trung Quốc chiếm 70% trong tổng số hàng hóa từ các vụ nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng … bị khám phá.
Một vấn đề đặc biệt lưu tâm hơn là với Hiệp định Tự do thương mại ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), các mặt hàng xuất nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng các điều kiện ưu đãi, xuất nhập khẩu chính ngạch, đáp ứng các điều kiện ưu đãi, xuất xứ theo quy định sẽ được hưởng lợi. Song với Việt Nam, mua bán tiểu ngạch với Trung Quốc, không thuộc phạm vi điều chỉnh của ACFTA, cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, hình thức buôn bán biên mậu (chưa tính đến đến buôn lậu và gian lận thương mại) rất phổ biến.
Do đó, trong nhiều năm qua và cả những năm sắp tới, sức hút của việc thay đổi các chính sách thương mại, miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu do
ACFTA mang lại, với Việt Nam nói riêng có thể chưa tác động lớn bằng việc thay đổi các chính sách buôn bán biên mậu, mà vừa qua phía Trung Quốc đã chủ động thay đổi liên tục.
Trong các báo cáo về tình hình thương mại Việt – Trung, Bộ Công Thương luôn cho rằng biên mậu có vai trò quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu nhiều mặt hàng, tháo gỡ khó khăn cho những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu nhưng chất lượng chưa cao. Và qua con đường biên mậu, việc nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất cũng diễn ra sôi động.
Sở dĩ kênh mua bán này phát triển với tốc độ nhanh như vậy chủ yếu do thói quen, tập quán buôn bán của doanh nghiệp hai nước nhiều năm qua. Hơn nữa, hình thức giao thương nơi cửa khẩu có những cách làm dễ dàng hơn xuất qua đường chính ngạch vì thủ tục đơn giản, chỉ cần khai báo hảI quan. Đồng thời, cách mua bán này ít chịu các hình thức kiểm dịch khắt khe nên chi phí thấp, hoặc chỉ chịu các loại phí biên mậu.
Đó là những lý do mà khi cân nhắc lựa chọn giữa hình thức mua bán biên mậu và ACFTA, phần lớn các doanh nghiệp của hai nước sẽ vẫn chọn con đường biên mậu dù biết rằng không ít rủi ro đang chực chờ họ.
Trong nhiều năm tới, buôn bán tiểu ngạch vẫn còn tồn tại cùng với những rủi ro vốn có của hình thức giao thương này. Thế nhưng, nhiệm vụ lâu dài của ACFTA là phải giảm bớt tỷ trọng thương mại biên mậu vốn đang thắng thế. Điều đó hoàn toàn có thể làm được, nếu việc tuyên truyền và phổ biến ACFTA cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp rất cần được hướng dẫn thực thi ACFTA một cách đầy đủ và chi tiết.
Sự phối hợp hỗ trợ DN từ phía Nhà nước trong việc tổ chức cạnh tranh với hàng biên mậu, hàng nhập lậu vẫn còn yếu. Nhiều chính sách của Việt Nam chưa tính đến năng lực DN khiến khi ban hành thì lợi thế lại chuyển
sang cho DN Trung Quốc, hoặc “khuyến khích” hàng nhập lậu (minh chứng là khi Chính phủ đưa ra Luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì doanh nghiệp Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt mũ để dưa vào Việt Nam với giá rất rẻ. Vì vậy, thị trường mũ bảo hiểm với giá trị 4-5 triệu USD mỗi năm đã bị doanh nghiệp Trung Quốc chiếm gần hết thị phần). Bên cạnh đó, hệ thống rào cản kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu chất lượng kém còn thiếu và thấp tiêu chí, hệ thống quản lý chất lượng không chặt chẽ, kém hiệu quả, việc chống buôn lậu vẫn theo kiểu phong trào, chiến dịch. Do động cơ lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp trong nước còn chấp nhận nhập hàng chất lượng kém, đôi khi còn đặt hàng chất lượng kém về kinh doanh trong khi DN Trung Quốc có năng lực sản xuất hàng theo mọi giá(xe máy chỉ 5 triệu đồng, mũ xe máy chỉ 20 ngàn đồng…).
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây, chúng ta cần phải tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh này:
- Việt Nam cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các hiệp định như: Hiệp định vận tải đường bộ Việt- Trung, Hiệp định vận chuyển hàng hóa… Nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển có trọng điểm đối với các khu kinh tế cửa khẩu- đầu mối của các hành lang kinh tế liên vùng.
- Chú trọng công tác đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và thỏa thuận ở các cấp, các ngành, nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng để xây dựng cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quôc phát triển ổn định, lâu dài.
- Ban hành chính sách đối với Trung Quốc phù hợp hơn với thực tiễn, mang tính chủ động hơn nữa:
Nhà n−ớc cần giao quyền chủ động hơn nữa trong hoạt động thương mại hàng hóa cho các tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với Vân Nam và
Quảng Tây. Đây cũng có thể hiểu là sự phân cấp, nếu “phân quyền” hợp lý, các địa ph−ơng sẽ năng động hơn, linh hoạt hơn trong quan hệ buôn bán qua biên giới với Trung Quốc. Bởi lẽ, mục đích của chúng ta không có gì khác là mở rộng quy mô th−ơng mại giữa hai n−ớc, trong đó chủ yếu là tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo địa ph−ơng, hơn ai hết họ là ng−ời hiểu rõ đối tác, nắm bắt nhanh nhậy thị tr−ờng, thông hiểu ngôn ngữ,v.v... và nh− thế họ sẽ có phản ứng nhanh hơn so với Trung −ơng.
- Chính phủ, Bộ Công Thương đàm phán với Chính phủ Trung Quốc và chính quyền hai tỉnh để phía bạn có chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung với lý do ta đang bị nhập siêu lớn trong quan hệ th−ơng mại song ph−ơng.
- Việt Nam cần có chính sách biên mậu áp dụng đối với từng loại cửa khẩu để có chính sách thích ứng linh hoạt đối với những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc và của hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; cơ chế biên mậu cần mềm dẻo linh hoạt và mở cửa để hợp tác và phát triển; có bộ phận chuyên trách chỉ đạo về quản lý biên mậu đối với các địa ph−ơng có chung biên giới với Trung Quốc; tăng c−ờng thiết lập môi tr−ờng thông thoáng nh−: mở thêm các điểm chợ biên giới, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả n−ớc tham gia trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
- Một số vấn đề như thanh toán, hải quan, kiểm soát biên giới, v.v… cần được xem xét để ban hành các quy định hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thương mại với hai tỉnh nói riêng, giữa Việt Nam với Trung Quốc nói chung.
1.2 Đẩy mạnh chính sách phối hợp và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chính sách phối hợp với phía Trung Quốc để cùng phát triển, tận dụng những cơ hội thuận lợi do việc phát triển kinh tế và hội nhập của Trung Quốc mang lại: Chúng ta có thể ký với Trung Quốc Hiệp định th−ơng mại tự do song ph−ơng về một nhóm mặt hàng mà họ có nhu cầu nhập khẩu lớn và ta có thế mạnh xuất khẩu, giống nh− Thái Lan. Thái Lan bất lợi hơn chúng ta ở khâu vận chuyển và chi phí vận chuyển cao, nh−ng hàng nông sản Thái Lan vẫn chiếm lĩnh đ−ợc thị tr−ờng Trung Quốc nhờ có chính sách và đối sách hợp lý đối với Trung Quốc (chính sách của Thái Lan là phối hợp và hợp tác với Trung Quốc để cùng phát triển) và có chiến l−ợc phát triển ngành hàng xuất khẩu tốt. Từ tr−ớc tới nay, các chính sách của Việt Nam nhìn chung không theo kịp Trung Quốc, luôn ở thế bị động đối phó. Chúng ta vẫn ch−a hiểu hết đ−ợc tầm quan trọng của sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, các n−ớc khác tìm mọi cơ hội để hợp tác với Trung Quốc, tranh thủ sự phát triển kinh tế của n−ớc này để kiếm lợi, Thái Lan là một điển hình. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, đã một số n−ớc thực hiện chính sách phối hợp và hợp tác với các n−ớc láng giềng đang ở thời kỳ phát triển kinh tế mạnh để đ−ợc h−ởng lợi từ sự phát triển này và họ đã thành công. Nh− vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do chính sách của ta đối với Trung Quốc không phù hợp.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, tr−ớc hết chúng ta cần phải thay đổi về mặt t− duy và nhận thức, bỏ đi sự mặc cảm n−ớc nhỏ tr−ớc Trung Quốc, tiếp đến là thay đổi về mặt chính sách, chuyển từ chính sách bị động đối phó sang chính sách chủ động phối hợp, tận dụng sự phát triển của họ để mình phát triển theo, phải có sự phối và hợp tác chặt chẽ.
- Thứ nhất là chúng ta có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế gắn với Trung
Quốc theo h−ớng phát triển kinh tế biển, phát triển mạnh dịch vụ th−ơng mại gắn với biển.
- Thứ hai là đầu t− sản xuất xăm lốp để xuất khẩu sang Trung Quốc,
vừa tăng đ−ợc giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu lại vừa hạn chế đ−ợc xuất khẩu nguyên liệu thô (cao su thiên nhiên).
- Thứ ba là thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiến
sâu vào thị tr−ờng nội địa của Trung Quốc, chứ không chỉ dừng lại ở thị tr−ờng biên giới là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, sử dụng hai tỉnh này với mục đích là “bàn đạp” để tiến sâu vào thị tr−ờng nội địa Trung Quốc.
- Thứ tư là đẩy nhanh tiến trình xây dựng “hai hành lang và một vành
đai kinh tế”.
1.3. Đẩy mạnh hợp tác đầu t− gắn với th−ơng mại.
Những năm qua, hình thức th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây chủ yếu là th−ơng mại đơn thuần, chứ ch−a gắn kết đ−ợc với hợp tác đầu t− và kỹ thuật. Chính vì vậy, mà trị giá trao đổi hàng hoá rất bấp bênh. Khi đầu t− gắn với th−ơng mại thì kết quả là quy mô và kim ngạch th−ơng mại sẽ phát triển ổn định và vững chắc hơn. Cụ thể, quả t−ơi của Việt Nam xuất khẩu sang hai tỉnh này đã bị thối rất nhiều do không có ph−ơng tiện bảo quản tốt trong tình trạng vận chuyển dài ngày bằng đ−ờng bộ lại bị ách tắc tại cửa khẩu; hàng thủy sản đông lạnh cũng cần đ−ợc bảo quản tốt.
Hàng nông, thủy sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh kém hơn so với hàng của Thái Lan, ngoài nguyên nhân thuế nhập khẩu thấp mà Trung Quốc dành cho Thái Lan, doanh nghiệp của n−ớc này mang hàng đến tận tay ng−ời tiêu dùng Vân Nam và Quảng Tây bằng cách xây dựng các kho lạnh chứa hàng, các trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm Thái Lan, các nhà máy chế biến thủy hải sản,v.v..tại hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Họ đã tăng c−ờng hợp tác đầu t− gắn với quan hệ th−ơng mại.
Để thúc đẩy phát triển th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây, hai bên cần phải đẩy mạnh hợp tác đầu t− và kỹ
thuật gắn với th−ơng mại, coi đây là điều kiện tiên quyết để phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại lâu dài và hiệu quả. Căn cứ vào tiềm lực của hai bên, cần lấy khoáng sản, nông nghiệp làm trọng tâm hợp tác đầu t− và kinh tế kỹ thuật. Các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong khi đó hai tỉnh này lại có thế mạnh về luyện kim, kỹ thuật luyện kim t−ơng đối tiên tiến, ngành thủy điện phát triển. Trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi của phía bạn cũng rất tốt. Sự kết hợp giữa kỹ thuật và tài nguyên của hai bên sẽ cùng tạo ra một ngành sản xuất có −u thế mới. Điều kiện tài nguyên nông nghiệp của Vân Nam và Quảng Tây cũng giống nh− của Việt Nam. Hai tỉnh này có thể phát huy −u thế t−ơng đối mạnh về kỹ thuật nông nghiệp để cung cấp cho Việt Nam kỹ thuật trồng trọt và máy móc thiết bị t−ơng ứng.
Phía Vân Nam và Quảng Tây cần khuyến khích và tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp có thực lực đến Việt Nam đầu t− xây dựng các nhà máy khai thác và chế biến quặng (luyện kim), đấu thầu về thủy điện. Nhà n−ớc Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp sang Vân Nam và Quảng Tây đầu t− gắn với th−ơng mại, nh− đầu t− xây dựng các nhà máy chế biến hàng nông, thủy sản nhằm đ−a nông sản, thủy sản thực phẩm của Việt Nam đến tận