IV. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân
1. Phát triển th−ơng mại hai bên phù hợp với chiến l−ợc phát triển th−ơng mạ
mại tổng thể giữa hai n−ớc.
Quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây không chỉ là quan hệ th−ơng mại giữa 7 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam với hai tỉnh mà là phía sau 7 tỉnh là cả Việt Nam, và ng−ợc lại, phía sau hai tỉnh biên giới của Trung Quốc là miền Tây, Tây Nam và đất n−ớc Trung Quốc rộng lớn. Hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ hai tỉnh không chỉ là những hàng hoá đ−ợc sản xuất tại hai tỉnh này mà phần nhiều lại là hàng hoá đ−ợc sản xuất tại các tỉnh và thành phố nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Nh− vậy, vai trò quan trọng hơn cả của hai tỉnh lại là vai trò của thị tr−ờng trung chuyển, chứ không phải là thị tr−ờng cung cấp hay tiêu thụ trực tiếp trong quan hệ với Việt Nam. Do đó, phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phải phù hợp với chiến l−ợc phát triển th−ơng mại tổng thể giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chiến l−ợc phát triển th−ơng mại hàng hóa giữa hai n−ớc là thúc đẩy quan hệ th−ơng mại song ph−ơng phát triển mạnh trên lĩnh vực thương mại hàng hóa và phát triển cân đối; thực hiện bổ sung −u thế cho nhau, hai bên cùng có lợi; mở rộng quy mô th−ơng mại hàng hóa và phát triển quan hệ hợp tác th−ơng mại trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Với chiến l−ợc
chung nh− vậy, quan điểm phát triển th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh nh− sau:
- Đẩy mạnh quan hệ th−ơng mại hàng hóa giữa hai bên phát triển cả về quy mô và kim ngạch.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh của mỗi bên trong phát triển quan hệ th−ơng mại: Việt Nam có lợi thế trong phát triển dịch vụ vận tải quá cảnh cho Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, miền Tây Trung Quốc nói chung. Nhu cầu vận chuyển hàng quá cảnh của phía bạn là rất lớn, còn lớn hơn nữa khi ACFTA đã đ−ợc hình thành. Trong khi đó, hai tỉnh này lại có thế mạnh phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện,... . Sản phẩm của các ngành công nghiệp này lại là những mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn. Hợp tác th−ơng mại theo h−ớng nêu trên sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ th−ơng mại với Việt Nam vì cần thị tr−ờng hơn 80 triệu dân và đ−ờng khai thông th−ơng mại với bên ngoài cho các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc. Vì vậy, với vị trí địa kinh tế, Việt Nam cần phải khai thác có hiệu quả lợi thế của mình trong phát triển quan hệ th−ơng mại với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, Trung Quốc nói chung. Điều đó có nghĩa là cần phải phát triển th−ơng mại dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ vận tải quá cảnh cho các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc, dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch.
- Phát triển quan hệ th−ơng mại giữa hai bên trên cơ sở tận dụng tối đa cơ hội của hội nhập: Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia vào GMS, WTO và ACFTA. Hai bên phải tận dụng tối đa những lợi ích, cơ hội mà các tổ chức này mang lại (thuế giảm theo EHP,...) để tăng c−ờng các hoạt động th−ơng mại hàng hoá. Chỉ có tận dụng đ−ợc cơ hội này thì cả Việt Nam và hai tỉnh biên giới kém phát triển của Trung Quốc mới khai thác đ−ợc lợi thế cạnh
tranh để mở rộng quy mô th−ơng mại. Nếu chỉ thấy lợi ích từ những lợi thế sẵn có thì khả năng phát triển sẽ rất hạn chế.