Phát triển th−ơng mại hai bên trên cơ sở khai thác lợi thế và những −u đãi trong

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 61)

IV. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân

2.Phát triển th−ơng mại hai bên trên cơ sở khai thác lợi thế và những −u đãi trong

đãi trong hợp tác.

Hợp tác th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phát triển nhanh là do môi tr−ờng kinh doanh, th−ơng mại, môi tr−ờng đầu t− và cơ chế chính sách quản lý của hai n−ớc ngày càng thông thoáng và hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên. Để tận dụng những thuận lợi này, cần phải đề ra các quan điểm phát triển th−ơng mại nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế và những −u đãi trong hợp tác giữa hai bên. Các quan điểm về phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây theo h−ớng khai thác lợi thế và những −u đãi trong hợp tác nh− sau:

- Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà ta đang có tiềm năng nh− cao su, thủy sản, rau quả, đồ gỗ, giày dép, hạt điều và than đá sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây. Đây cũng là những mặt hàng mà ta có lợi thế so sánh. Chúng ta cần thị tr−ờng cho hàng xuất khẩu, mà Vân Nam và Quảng Tây lại là một thị tr−ờng gần, không quá hẹp và t−ơng đối dễ tính. Mục đích chính của Việt Nam trong phát triển quan hệ th−ơng mại với hai tỉnh này không phải là tìm thị tr−ờng nhập khẩu, mà tìm đầu ra cho hàng xuất khẩu. N−ớc ta đang tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất n−ớc, vì vậy nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị và các dây truyền công nghệ hiện đại là rất lớn, các khu vực phát triển công nghiệp của Trung Quốc cũng không đáp ứng đ−ợc nhu cầu này mà chỉ một phần nào đó, chưa kể đến Vân Nam và Quảng Tây là hai tỉnh nghèo của Trung Quốc ch−a phát triển đ−ợc công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của các tỉnh nghèo, tỉnh biên giới miền núi của Việt Nam, chúng ta cần nhập khẩu

một số nguyên vật liệu (phân bón, hóa chất công nghiệp, than cốc, điện,v.v...) và máy cơ khí nông nghiệp.

- Việt Nam cần tăng c−ờng xuất khẩu các mặt hàng chế biến và giảm xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Có nh− vậy, chúng ta mới nâng đ−ợc hiệu quả xuất khẩu. Tiến tới, ta cần phải đẩy mạnh xuất khẩu nông thủy sản chế biến, hạn chế xuất khẩu khoáng sản và cao su nguyên liệu sang thị tr−ờng hai tỉnh nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung.

- Khai thác một cách hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong hợp tác phát triển nông nghiệp, công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, và dịch vụ vận tải với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Việt Nam có đất đai phì nhiêu, nguồn lao động dồi dào, khoáng sản phong phú và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Chúng ta có thể hợp tác với hai tỉnh trong trồng trọt và chế biến nông sản, nuôi trồng và chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất, khai thác khoáng sản và luyện kim. Các tỉnh miền Tây Trung Quốc nh− Vân Nam, Quảng Châu, Tứ Xuyên,v.v... m−ợn đ−ờng ra biển qua Việt Nam gần hơn nhiều so với đi trong nội địa Trung Quốc. Chính vì vậy, chúng ta phải khai thác lợi thế này thông qua việc phát triển dịch vụ vận tải theo tuyến đ−ờng sắt và đ−ờng bộ từ Lào Cai tới cảng Hải Phòng. Hiện tại, ta ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các tỉnh miền Tây Trung Quốc, khi ACFTA hình thành, nhu cầu vẫn chuyển hàng hoá quá cảnh của họ qua cảng Hải Phòng sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, Do đó chúng ta cần phải khai thác triệt để lợi thế này.

- Hợp tác nông nghiệp với hai tỉnh: Việt Nam nên học hỏi kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi từ phía bạn vì Trung Quốc rất giỏi kỹ năng này. Hợp tác với hai tỉnh trong nông nghiệp và thủy sản chủ yếu để tận dụng kỹ thuật trồng trọt và nuôi trồng tốt của họ, chứ không nhập khẩu hạt giống của bạn. Chúng ta không nên nhập khẩu hạt giống cây trồng từ hai tỉnh vì Trung Quốc

nổi tiếng với sản xuất hạt giống lậu. Hạt giống không đ−ợc đăng ký bản quyền, nên sản phẩm của nó chỉ có thể xuất khẩu sang hai tỉnh hoặc Trung Quốc, chứ không thể xuất khẩu sang các n−ớc khác. Các quốc gia phát triển khi nhập khẩu nông sản thực phẩm từ các n−ớc đang phát triển yêu cầu nhà xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ và đăng ký bản quyền của hạt giống. Thực tế đã chứng minh, những năm qua Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hạt giống từ Trung Quốc, nên hiện nay rau quả t−ơi của ta không thể xuất khẩu sang Châu Âu và Nhật Bản, mà chỉ xuất khẩu đ−ợc sang Trung Quốc.

- Hợp tác khai thác và chế biến khoáng sản: Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trong khi đó hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây lại có thế mạnh trong khai thác và chế biến khoáng sản. Nh− vậy, một bên có nguyên liệu, một bên có công nghệ, nếu hợp tác trong khai thác khoáng sản (các loại quặng) và luyện kim sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả hai bên. Đối với than đá, trong thời gian ngắn (3-5 năm), chúng ta nên đẩy mạnh xuất khẩu sang Quảng Tây vì một số nhà máy nhiệt điện ở tỉnh này đang đ−ợc xây dựng và trong quá trình hoàn thiện, nên có nhu cầu lớn về than đá (khoảng 1,5-2 triệu tấn). Về lâu dài, chúng ta cần hợp tác với phía Quảng Tây để xây dựng nhà máy cốc hóa than gầy tại Việt Nam để vừa phục vụ cho thị tr−ờng trong n−ớc vừa tăng giá trị xuất khẩu của sản phẩm này.

- Việt Nam cần phải đẩy mạnh hợp tác với hai tỉnh trong lĩnh vực gia công hàng xuất khẩu để cung ứng cho thị tr−ờng hai tỉnh nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung, cũng nh− xuất khẩu sang n−ớc thứ ba.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 61)