Phát triển th−ơng mại hai bên theo h−ớng tiếp tục hoạt động buôn bán qua biên

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 64)

IV. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân

4.Phát triển th−ơng mại hai bên theo h−ớng tiếp tục hoạt động buôn bán qua biên

qua biên giới và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch.

Kể từ khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban bố nhiều chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu mới cho phù hợp với quy định của WTO. Trung Quốc điều chỉnh chính sách th−ơng mại, đặc biệt giảm mạnh −u đãi biên mậu, thắt chặt các tiêu chuẩn về chất l−ợng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy chính sách mới của Trung Quốc là không khuyến khích các hoạt động buôn bán qua biên giới và chúng ta khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang xuất nhập khẩu chính ngạch, nh−ng buôn bán biên giới vẫn đóng vai trò nhất định trong trao đổi th−ơng mại giữa hai bên. Chính

vì vậy, quan điểm về phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nh− sau:

- Hai bên có chung đ−ờng biên giới, nên không thể không có buôn bán biên giới. Dù cho quan hệ giữa hai bên nói chung, quan hệ th−ơng mại giữa hai bên nói riêng phát triển ở mức độ nào thì vẫn cần phải có buôn bán biên giới. Buôn bán qua biên giới có vị trí nhất định trong quan hệ th−ơng mại song ph−ơng, đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất và đời sống của c− dân các tỉnh biên giới hai n−ớc. Những mặt hàng xuất khẩu có khối l−ợng nhỏ, ch−a đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP không thể xuất khẩu chính ngạch đ−ợc, nh−ng vẫn xuất khẩu đ−ợc tiểu ngạch. Do đó, tập trung xuất khẩu qua biên giới những hàng hoá của quá trình sản xuất nhỏ, lẻ, phân tán, ch−a đạt tiêu chuẩn chất l−ợng và VSATTP, những hàng hoá không thể xuất khẩu đ−ợc chính ngạch; tiếp tục buôn bán tiểu ngạch để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của c− dân biên giới. Tận dụng những thuận lợi của biên mậu đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng buôn bán qua đ−ờng biên mậu có lợi hơn.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ giảm bất lợi và thiệt hại cho doanh nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Xuất khẩu chính ngạch sẽ bảo đảm đ−ợc lợi ích cho doanh nghiệp n−ớc ta, hơn nữa doanh nghiệp còn đ−ợc h−ởng −u đãi về thuế từ việc thực hiện EHP. Tăng c−ờng xuất nhập khẩu chính ngạch, quy mô th−ơng mại giữa hai bên sẽ đ−ợc mở rộng nhanh chóng. Kiên quyết chuyển sang ph−ơng thức chính ngạch những mặt hàng kim ngạch lớn và cần thâm nhập ổn định, bền vững thị tr−ờng hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nh− thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ,v.v... .

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 64)