Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc.
Dựa vào xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây – Trung Quốc, chúng ta có một số căn cứ để dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu trong quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai bên như sau:
Trước tiên là ý tưởng hợp tác “ Hai hành lang, một vành đai kinh tế’ nhằm thúc đẩy sự hợp tác mọi mặt giữa các tỉnh biên giới trên đất liền và các tỉnh nằm trong khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước trên các lĩnh vực mậu dịch, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và GTVT. Đó là hai hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”, hành lang “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng” và một “Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ”. Nếu nhìn trên bản đồ thì mô hình “hai hành lang” sẽ có bố cục hình chữ Y với Côn Minh, Nam Ninh, Quảng Ninh là ba đầu. Hà Nội là điểm giao thoa còn “vành đai” kinh tế sẽ bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam và miền Bắc Việt Nam.
Hiện hai bên đã lập Nhóm công tác triển khai Hiệp định về phát triển sâu rộng quan hệ kinh tế thương mại và đang trao đổi để thành lập các Nhóm công tác để triển khai thỏa thuận về sự hợp tác này. Các lĩnh vực hợp tác sẽ bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, khai thác tài nguyên, chế biến, điện lưc. Lộ trình hợp tác từ 2005 đến 2010 sẽ bắt đầu từ giao thông vận tảI, chế biến, điện lực, tiện lợi hóa đầu tư thương mại; từ 2010 đến 2020 sẽ triển khai toàn diện, thu hút sự tham gia của nhiều nước ASEAN, đẩy mạnh hợp tác kinh tế Trung Quốc-ASEAN.
Tiếp đến là nhiều công trình cơ sở hạ tầng quan trọng từ sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuyến hành lang kinh tế Vân Nam - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được khởi công như: Đường cao tốc, đường sắt Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội- Cái Lân
(Quảng Ninh); xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện – Hải Phòng; hình thành các khu kinh tế tại cửa khẩu Lào Cai, Hải Phòng và Quảng Ninh. Dự kiến, đến hết năm 2011 sẽ đưa những công trình trên vào khai thác. Khi các công trình này đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Và căn cứ thứ ba là chính sách th−ơng mại của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng hoàn thiện và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Những năm vừa qua, Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển mậu dịch biên giới, mở cửa một số thành phố, huyện, thị biên giới, xây dựng khu mậu dịch tự do biên giới,v.v... . Trung Quốc cũng áp dụng chính sách th−ơng mại −u đãi đối với các địa ph−ơng vùng biên giới nh−: trao quyền tự chủ về mậu dịch biên giới và hợp tác kinh tế đối ngoại cho địa ph−ơng; Khuyến khích phát triển gia công, mậu dịch và nông nghiệp; Cho phép thành lập các khu hợp tác kinh tế biên giới; Ưu tiên đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng,v.v... . Phía Việt Nam, Chính phủ n−ớc ta đã ban hành nhiều chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động buôn bán với Trung Quốc, cho phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu và không ngừng hoàn thiện việc quản lý buôn bán tiểu ngạch.
Nhiều bạn hàng Vân Nam và Quảng Tây nhận thức rằng, Việt Nam là thị tr−ờng lớn, lại là thành viên của ASEAN, với vị trí địa lý là cửa ngõ của Trung Quốc vào ASEAN, nên vào đ−ợc thị tr−ờng Việt Nam là đã vào đ−ợc thị tr−ờng các n−ớc ASEAN. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu cầu về máy móc thiết bị, vật t− nguyên liệu và hàng tiêu dùng ngày càng tăng. Thêm vào đó, tại Việt Nam tình hình an ninh tốt, có nhiều cơ hội và không gian phát triển, vì vậy các doanh nghiệp hai tỉnh rất muốn đẩy mạnh hoạt động trao đổi th−ơng mại hàng hoá và dịch vụ với Việt Nam, muốn vào n−ớc ta đầu t− hợp tác sản xuất, kinh doanh mở rộng ngành
nghề,v.v... . Nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết tận dụng −u thế này để tăng c−ờng quan hệ hợp tác kinh tế th−ơng mại với hai tỉnh nói riêng, Trung Quốc nói chung thì quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây sẽ phát triển mạnh trong những năm tới.
Dựa vào những căn cứ trên ta có những dự báo như sau:
Từ năm 2010, cơ hội sẽ mở ra rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây khi hầu hết các mặt hàng sẽ đ−ợc giảm thuế xuống 0% (do thực hiện EHP). Việc vận chuyển hàng hóa, nhất là vận chuyển lên các tỉnh miền Tây và Tây Nam Trung Quốc thuận tiện hơn nhờ hai tuyến đ−ờng cao tốc Lạng Sơn - Bằng T−ờng - Nam Ninh và Lào Cai - Côn Minh đã hoàn thành. Vấn đề còn lại là sự chuẩn bị của Việt Nam, từ phía các doanh nghiệp là cách thức bán hàng, xây dựng hệ thống phân phối, phát triển chế biến, nâng cao chất l−ợng; từ phía các cơ quan quản lý phải nhanh chóng thống nhất hành lang pháp lý để giải tỏa các rào cản kỹ thuật cho hàng hoá Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt, triển vọng hàng Việt Nam có thể cạnh tranh đ−ợc với đối thủ Thái Lan trên thị tr−ờng Vân Nam và Quảng Tây nói riêng, thị tr−ờng miền Tây, Tây Nam và Trung Quốc nói chung.
Mặc dù có thuận lợi đáng kể, nh−ng chúng ta cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong xuất khẩu hàng hoá sang Vân Nam và Quảng Tây. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hai bên, th−ơng mại hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây sẽ có các b−ớc phát triển mới trong những năm tới, đặc biệt là khi đã hình thành ACFTA. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2010 - 2015 có thể tăng 12,68%/năm, đạt 20.775,79 triệu USD vào năm 2015. Xuất khẩu hàng hóa tăng 10,08%/năm, nhập khẩu hàng hóa tăng 12, 49%/năm.