Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 52)

IV. Đánh giá chung về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Trong những năm vừa qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tuy phát triển nhanh, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của hai bên, vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau:

- Thứ nhất là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây tăng nhanh trong thời kỳ 2001 - 2009, nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Việt - Trung chưa cao, mới chỉ chiếm 19,30% (số liệu thống kê của hải quan Việt Nam là 19,80% thời kỳ 2006 - 2009). Mặc dù tiềm năng hai bên rất lớn nhưng kim ngạch hai chiều chưa phản ánh đúng thực tế. Ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài nhận xét: “Kết quả thương mại đầu tư vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng hai nước”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do hạ tầng của ta vừa thiếu, vừa yếu và chính sách không theo kịp nhu cầu. Nguyên nhân về phía cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu của tỉnh Lạng Sơn được coi là tốt nhất trong các các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc, song theo ông Nguyễn Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn thì cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động thương mại. Ông Lý Hải Hầu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: hệ thống cơ sở hạ tầng nội địa của Trung Quốc để phục vụ xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam rất tốt. Nếu phải chuyển cửa khẩu thì doanh nghiệp Trung Quốc chỉ mất 15 phút là đến cửa khẩu khác, còn ở Việt Nam các doanh nghiệp phải đi theo hình chữ “V” để đến được cửa khẩu khác. Hơn nữa, hàng hóa chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là rau quả, thủy sản thì hiện Việt Nam chưa hề có kho bãi đông lạnh. Hậu quả là có khi hàng trăm xe chở hàng phải để giữa nắng, giữa mưa nhiều ngày chờ thông quan, chi phí trội lên và chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Ông Lý Hải Hầu cho biết thêm, Cao Bằng có 7 cửa khẩu , mỗi năm được đầu tư 20 tỷ đồng (khoảng 3 tỷ đồng/cửa khẩu) nên

việc trang bị cơ sở vật chất rất dang dở và thiếu thốn. “Vì sự đầu tư dang dở nên Cao Bằng vẫn còn tình trạng barie truyền thống là cây tre”-ông Lý Hải Hầu cho biết. Ngay cả những tỉnh có cửa khẩu quốc tế và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn như Lào Cai nhưng cơ sở vật chất vẫn ở tình trạng “rất báo động”. Ông Nguyễn Văn Vịnh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Tuyến quốc lộ 70 mặc dù đã được nâng cấp nhưng mới rộng 5,5 mét và đáp ứng được 50% nhu cầu vận chuyển. Thời gian qua đã có lúc vì một trận bão mà tuyến đường này bị tắc hoàn toàn và không có tuyến tránh. Tuyến đường sắt duy nhất vận chuyển lượng hàng hóa rất lớn Hà Nội-Lào Cai từ 100 năm nay hầu như vẫn giữ nguyên, hiện chỉ phục vụ được 1/3 nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách”. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Xuân Phu: “Vì hệ thống giao thông còn yếu kém nên chi phí vận chuyển ở Lai Châu gấp 3 lần ở các tỉnh đồng bằng. Xe phải vượt hàng chục, hàng trăm khúc cua mới đến được cửa khẩu. Các huyện tiếp giáp với Trung Quốc lại là những huyện rất khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém khiến chi phí xuất khẩu hàng hóa bị đẩy lên rất cao…”.

Nguyên nhân về phía chính sách: Trung Quốc là thị trường lớn, tiêu chuẩn về hàng hóa không quá khắt khe nhưng trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Trung Quốc tăng không đáng kể trong khi mức nhập siêu của Việt Nam lại không ngừng tăng. Theo ông Đào Trần Nhân-Vụ trưởng Vụ Thị trường châu A-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) thì: các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được tối đa ưu thế của thị trường Trung Quốc là địa lý gần và cơ hội mà các Hiệp định thương mại (ACFTA) mang lại như sử dụng Form E khi xuất khẩu. Do đó, một số mặt hàng như trái cây nhiệt đới mà Việt Nam vốn có ưu thế thì nay đã khó cạnh tranh, còn trái cây của các thị trường Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) lại tăng cường xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Thanh thì Trung Quốc lại có chính sách thương mại rất rõ ràng và mạnh mẽ để đẩy hàng hóa ra nước ngoài. Đặc biệt những tỉnh có quan hệ thương mại trực tiếp với nước ta thì chính sách rất đặc thù, sự vận dụng linh động để xuất được hàng hóa qua biên giới. Thông qua việc giảm thuế, Trung Quốc trao quyền cho các địa phương vùng biên được đặc quyền quyết định các ưu đãi về biên mậu. Doanh nghiệp Trung Quốc ở các địa phương, nhất là cấp xã, được khuyến khích phát triển sản xuất và bán ra bên ngoài bằng hình thức ưu đãi thuế, doanh nghiệp càng ở cấp dưới thì thuế càng rẻ, có khi 0%. Các văn bản đ−ợc ký kết giữa hai bên thì thường Việt Nam triển khai chậm hơn. Cơ chế điều hành ch−a hình thành đầu mối tập trung thông tin và điều hành chỉ đạo cụ thể, trong đó các bộ ngành đều tham gia nghiên cứu, quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới một cách riêng rẽ theo chức năng của mình (ở Trung Quốc có Cục Quản lý biên mậu). Chính vì vậy, khi Trung Quốc thay đổi chính sách buôn bán biên mậu, các doanh nghiệp Việt Nam đã thiệt hại đáng kể trong trao đổi th−ơng mại với thị tr−ờng này do không nắm bắt kịp thời đ−ợc thông tin về thị tr−ờng từ các cơ quan chức năng của Chính phủ. Theo các chuyên gia kinh tế, trước những chính sách linh hoạt của thị trường đối tác, hơn bao giờ hết, doanh nghiệp cần nhạy bén trong kinh doanh, nâng cao tính chủ động tìm hiểu thông tin và hiểu thật chính xác những quy định mới. ở đây, Hiệp hội có vai trò rất quan trọng, bởi Hiệp hội vừa là đầu mối thông tin vừa là người điều phối để các doanh nghiệp không mạnh ai lấy làm. Bộ Công Thương nhận định, chính sách và quy định của Trung Quốc đối với buôn bán biên mậu và các văn bản về kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm những năm tới đây sẽ vẫn là trở ngại cho chúng ta nếu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa kịp nắm vững và đáp ứng nhu cầu này.

- Tồn tại thứ hai là cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây còn yếu kém và thiếu tính bền vững. Điều

này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất là không có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và các mặt hàng nhập khẩu chủ lực trong một thời kỳ, cho dù thời kỳ đó chỉ là 2 hoặc 3 năm. Đây chính là nét đặc thù của thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh (chủ yếu là buôn bán tiểu ngạch). Thứ hai là hàng hóa trao đổi chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng sơ chế, hàng công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành khai khoáng và luyện kim, máy móc cơ khí (những loại máy móc không chứa đựng hàm lượng kỹ thuật cao), không có máy móc và các dây chuyền thiết bị hiện đại. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu khoáng sản, hàng nông sản, thủy sản và công nghiệp nhẹ. Tuy có phát huy ở mức nhất định tiềm năng của nước ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu một số hàng nông, lâm, thủy sản nguyên liệu thô trong giai đoạn hiện nay, nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng chế biến sử dụng nhiều lao động cho Vân Nam và Quảng Tây. Thực trạng này một phần do chính quyền các tỉnh ch−a tạo đ−ợc sự gắn kết giữa các khu kinh tế cửa khẩu với các doanh nghiệp, các trung tâm kinh tế lớn của đất n−ớc và các địa ph−ơng có thế mạnh ở phía sau để tạo nguồn hàng chủ lực đủ sức cạnh tranh và cuốn hút mạnh. Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường này còn yếu. Nhược điểm căn bản của hàng Việt Nam là khả năng xâm nhập sâu vào thị trường Vân Nam và Quảng Tây chưa cao, chủ yếu ở biên mậu. Chủng loại hàng hoá đơn điệu, chất lượng thiếu ổn định, hầu như các doanh nghiệp không có kinh nghiệm để đưa hàng vào hệ thống phân phối lớn trong thị trường nội địa.

Việt Nam có nhiều mặt hàng tương đồng với các nước khác, mà hàng của ta lại có chất lượng kém hơn và chưa đạt tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm, có những mặt hàng giá thành cao, khi xuất khẩu phải cộng thêm các chi phí khác dẫn tới khả năng cạnh tranh kém so với hàng của các đối thủ cạnh tranh khác (Thái Lan, Mianma,v.v... ), do vậy đang gặp khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường Vân Nam và Quảng Tây. Thái Lan là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam trên thị trường hai tỉnh vì Thái Lan có sự tương

đồng về mặt hàng và tương đương về chất lượng, có mặt hàng Thái Lan nhỉnh hơn ta, nhưng cũng có mặt hàng của ta nhỉnh hơn họ về chất lượng. Xét mặt bằng chung, hàng Thái Lan có nguồn cung lớn, ổn định và đạt tới tiêu chuẩn chất lượng, VSATTP của Trung Quốc. Về tổng thể, hàng Thái Lan có ưu thế cạnh tranh hơn hàng của Việt Nam. Hơn nữa, họ còn có được lợi thế là thuế nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức thấp từ việc thực hiện Hiệp định thương mại tự do hàng nông sản Thái - Trung.

- Thứ ba là hoạt động xúc tiến th−ơng mại chủ yếu vẫn tập trung vào tổ chức các hội chợ, triển lãm mà không chú trọng vào đẩy mạnh việc tiếp cận trực tiếp với các đầu mối tiêu thụ, các nhà sản xuất và chế biến lớn, các hệ thống siêu thị,v.v... . Cho đến nay, Việt Nam vẫn ch−a có một ch−ơng trình quảng bá, quảng cáo mang tính hệ thống và liên tục cho một số mặt hàng hoặc nhóm hàng tại thị tr−ờng hai tỉnh và miền Tây nói riêng, thị tr−ờng Trung Quốc nói chung. Nhìn chung, biện pháp xúc tiến th−ơng mại, hỗ trợ doanh nghiệp và hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, do vậy chúng ta vẫn ở trong tình trạng ch−a nắm bắt đ−ợc thị tr−ờng, th−ơng nhân, mạng l−ới tiêu thụ để có thể chuyển sang xuất khẩu chính ngạch một cách ổn định, lâu dài và tạo điều kiện vững chắc cho việc tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Thứ tư là việc thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách biên mậu với Trung Quốc còn làm ch−a tốt. Các Báo cáo, thông tin thu thập của sở th−ơng mại các tỉnh biên giới có chất l−ợng ch−a tốt và thiếu tính linh hoạt, ch−a thống nhất ph−ơng pháp tính. Ngay khái niệm về biên mậu, mỗi tỉnh hiểu một khác nên dẫn tới kết quả thống kê không phản ánh đúng thực trạng của hoạt động buôn bán giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Số liệu thống kê nh− vậy sẽ rất khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách th−ơng mại của Việt Nam với Trung Quốc trong soạn thảo đ−ợc chính sách thích hợp, có thể điều chỉnh linh

hoạt hoạt động buôn bán biên mậu nói riêng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nói chung.

- Thứ năm là hình thức thanh toán biên mậu trong kinh doanh xuất nhập khẩu giữa hai bên vẫn là phổ biến, vì vậy mức độ rủi ro cao. Mặt khác đây không phải là hình thức thanh toán chính thống trong quan hệ th−ơng mại nên không đ−ợc h−ởng những −u đãi về thuế quan nh− những hình thức thanh toán quốc tế. Đồng tiền thanh toán trong buôn bán giữa doanh nghiệp hai bên chủ yếu vẫn bằng đồng NDT. Việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt trao tay, ngân hàng không quản lý đ−ợc, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không yên tâm vì độ rủi ro lớn. Rủi ro trong thanh toán tiền mặt vẫn là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Thứ sáu là bên cạnh một số doanh nghiệp chủ động và thành công trong thâm nhập thị tr−ờng hai tỉnh nh− Biti’s, Tổng công ty Cao su Việt Nam thì vẫn còn quá nhiều các doanh nghiệp luôn trong trạng thái thụ động, ỷ lại vào s− hỗ trợ của Nhà n−ớc, không tích cực chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thị tr−ờng để xây dựng các chiến l−ợc xuất khẩu dài hạn và có hiệu quả sang thị tr−ờng này. Đồng thời vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ quen làm ăn kiểu “mùa vụ”, xuất khẩu theo ph−ơng thức nhỏ lẻ qua đ−ờng biên mậu mà không chú trọng đến việc tìm cách làm ăn lâu dài với phía bạn. Điển hình nh− tr−ờng hợp xuất khẩu rau quả t−ơi. Hàng đ−ợc giao đến các doanh nghiệp nhập khẩu của Vân Nam và Quảng Tây tại biên giới, nhà xuất khẩu n−ớc ta vội lo cho chuyến hàng khác, thiếu hẳn một tầm nhìn dài hạn, v−ơn sâu vào thị tr−ờng nội địa cho sản phẩm của mình. Nh− vậy, tính chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu với thị tr−ờng hai tỉnh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang tính tự phát, tranh mua, tranh bán gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong n−ớc và bị đối tác lợi dụng ép cấp, ép giá.

- Thứ bẩy là hoạt động buôn lậu, lậu thuế, trốn thuế, gian lận th−ơng mại, nhập khẩu hàng kém phẩm chất và các dạng tiêu cực khác diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp ch−a thể hạn chế đ−ợc theo ý muốn của các cơ quan quản lý Nhà n−ớc. Một l−ợng lớn hàng hoá đ−ơc nhập khẩu phi pháp theo kênh này không theo định h−ớng của chính sách quản lý xuất nhập khẩu, thậm chí là hàng cấm nhập khẩu đã ảnh h−ởng tiêu cực, gây rối thị tr−ờng nội địa. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là những mặt hàng có thuế suất cao nh−: hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, phụ tùng xe máy, xe đạp, vải, quần áo may sẵn, r−ợu, thuốc lá, giày dép và một số hàng tiêu dùng khác, trong đó có cả hàng cấm (pháo, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy,v.v...), hàng giả, gia cầm và trứng gia cầm. Một số đối t−ợng có hành vi gian lận trong việc kê khai số l−ợng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu (vải gia công, hoa quả t−ơi). Nhiều doanh nghiệp và th−ơng nhân của hai bên tham gia vào hoạt động buôn lậu và gian lận th−ơng mại gây nên thiệt hại lớn cho tổng thể nền kinh tế nói chung và cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trong n−ớc nói riêng. Đây cũng là vấn đề lớn nhất và khó giải quyết nhất trong quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay. Do đó đã gây ảnh h−ởng không nhỏ tới phát triển và làm lành mạnh hóa quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VỚI HAI TỈNH VÂN

NAM VÀ QUẢNG TÂY- TRUNG QUỐC.

I. Quan điểm phát triển quan hệ th−ơng mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ Phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây - Trung Quốc (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w