Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 60)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CỐC LẾU

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

NHNN với chức năng là cơ quan quản lý các NHTM và là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN thực sự có tầm quan trọng trong chiến lược huy động vốn của NHTM cũng như định hướng phát triển của các ngân hàng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước như hiện nay cho nên chính sách của NHNN hợp lý kết hợp với cách điều hành đúng đắn sẽ là tiền đề

* NHNN cần rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật.

Quá trình quản lý hoạt động của các NHTM đòi hỏi NHNN phải có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để điều hành các NHTM do đó hệ thống văn bản pháp luật NHNN ban hành không phải là ít song còn rất nhiều bất cập: sự không đồng bộ, đôi khi chồng chéo nhau gây cản trở đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, một số điểm, điều trong luật không hợp lý với đặc điểm NHTM ở nước ta, chẳng dụ như: sau khi thông tư 13 ra đời thì có rất nhiều tranh cãi, vướng mắc xoay quanh nó buộc NHNN phải xem xét và điều chỉnh lại bằng công văn để giải quyết những thắc mắc đó.

Bởi vậy: muốn hệ thống ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà NHNN cần có những văn bản pháp luật mới được xây dựng trên cơ sở các văn bản hiện hành phù hợp với sự thay đổi trong nền kinh tế quốc gia.

*Ngân hàng nhà nước cần thực hiện tốt hơn công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.

Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng đặc biệt nhạy cảm đối với nền kinh tế nên đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN rất sát sao để phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót và thấy được những điểm chưa hợp lý trong hệ thống văn bản pháp luật của mình. Từ đó có sự thay đổi hợp lý không gây ảnh hưởng, cản trở hoạt động của các NHTM.

* Bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho hệ thống ngân hàng hoạt động.

Trong kinh tế thị trường thiếu thông tin là chết, có thông tin giúp cá nhân, tổ chức nắm bắt được cơ hội kinh doanh nhưng thông tin đó gồm những gì?

Đối với Ngân hàng thông tin ở đây gồm hai loại: thông tin có tính chất định hướng cho hoạt động của NHTM và thông tin về doanh nghiệp.

Ở đó: thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước như: thông tin về khả năng tài chính, hệ số an toàn vốn, hiệu quả kinh doanh, quan hệ tín dụng của khách hàng với các NHTM hay với các doanh nghiệp khác. Và đây cũng là những căn cứ đáng tin cậy

để các NHTM sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước còn phải nắm vững những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, tư vấn cho các NHTM về những lĩnh vực, những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng, những quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ nhất đinh nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các NHTM.

* NHNN cần tăng quyền tự chủ cho các NHTM, các chi nhánh NHTM.

NHTM có đặc điểm hình thành, tình hình kinh doanh riêng, nội bộ ngân hàng cũng có sự phân chia khác nhau cho nên sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên dừng lại ở những vấn đề vĩ mô hay những vấn đề chung nhất mang tính định hướng chứ không nên can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của NHTM, đưa ra những quy định quá cụ thể, chi tiết liên quan đến những vấn đề mang tính đặc thù riêng của mỗi ngân hàng bởi nếu đưa ra những quy định cụ thể áp dụng chung cho mọi ngân hàng thì sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh cụ thể của mình.

Tuy vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết, không thể thiếu song ở một mức độ nhất định và cần bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh cho các NHTM để họ phát huy hết sự sáng tạo, linh hoạt nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh.

*NHNN cần có biện pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động thanh toán của các NHTM

Ngân hàng mới xuất hiện và phát triển ở nước ta, so với nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển trong khu vực và thế giới thì nền công nghiệp ngân hàng của chúng ta còn kém xa tuy nhiên chúng ta có lợi thế của những nước đi sau: tiếp thu được những công nghệ mới hiện đại, học hỏi và rút ra bài học từ những thất bại của ngành ngân hàng ở các nước khác…để từ đó hoàn thiện hệ thống thanh toán và cơ chế tín dụng một cách nhanh nhất để hội nhập, phát triển.

Nhà Nước đang khuyến khích việc giảm bớt lượng tiền mặt trong luu thông bằng cách thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, chính lẽ đó, Ngân hàng Việt Nam

cần tập trung khắc phục những hạn chế vốn làm suy yếu hệ thống nhằm đẩy nhanh tiến độ cải tổ, đổi mới để đuổi kịp hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực và thế giới. Ở nước ta hiện nay, mặc dù khả năng này đã được các Ngân hàng Việt Nam cải tiến rất nhiều nhất là việc đưa công nghệ tin học trong lĩnh vực thanh toán trong những năm gần đây nhưng chúng ta phải công nhận một điều là khả năng này quá yếu, chất lượng thấp và lạc hậu của hệ thống thanh toán khiến cho tâm lý ưa thích sử dụng và lưu giữ tiền của công chúng và doanh nghiệp ngày càng có dấu hiệu tăng lên. Thêm vào đó, hệ thống tài khoản cứng nhắc, thiếu các tài khoản lưỡng tính khiến cho các NHTM gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các kỹ thuật thanh toán linh hoạt và hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Muốn tăng nhanh số lượng tiền gửi thanh toán, tăng tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng thương mại cũng nên cung ứng nhiều hơn nữa các dịch vụ trọn gói hoàn hảo, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán phát triển, hệ thống tài khoản kế toán phải được cải tiến để tác NHTM có thể ứng dụng rộng rãi các kỹ thuật như thấu chi thì NHNN nên kiểm soát chặt chẽ lượng tiền và thu nhập của nhân viên qua hình thức trả lương qua thẻ. Nếu làm được điều này, kết quả sẽ giúp cho ngân sách nhà nước có thêm một nguồn thu không nhỏ là thuế thu nhập cá nhân mà lâu nay vốn rất khó quản lý do việc chi trả bằng tiền mặt không thể kiểm soát nổi.

Ngoài việc khuyến khích khách hàng sử dụng hoạt động thanh toán cho các NHTM thì một thực trạng nan giải đặt ra cho các NHTM là việc bị lỗ từ hoạt động thanh toán quá lớn cụ thể: khi bỏ tiền ra mua 1 chiếc máy rút tiền ngân hàng cần đầu tư khoảng gần 500 triệu với lượng tiền trong mỗi máy là 1tỷ đồng theo quy định của NHNN thì lượng tiền chết và không sinh lãi này đang cần lời giải đáp của NHNN.

*Nâng cao công cụ hoạt động thị trường mở

NHNN là nơi hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia nhằm ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, kiềm chế lạm phát, nâng cao đời sống người dân nên NHNN cần phải sử dụng các công cụ của chính sách một cách hiệu quả bám sát tín hiệu thị trường. Trong đó có việc nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trường mở.

Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt của ngân hàng trung ương thực hiện trên thị trường thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá với các mức lãi suất khác nhau và điều

này ảnh hưởng tới lượng tiền của NHTW trong từng thời kỳ. Nếu NHNN muốn thực thi việc nới lỏng chính sách tiền tệ thì NHNN sẽ tiến hành việc mua các chứng khoán khi đó một lượng tiền được đổ vào lưu thông tức NHNN đang tăng lượng tiền cung ứng. Ngược lại NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giảm lượng tiền cung ứng bằng cách bán các chứng khoán trên thị trường cũng như cho các NHTM. Và một trong các điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các thành viên phải có giấy tờ có giá để bán và chủ động được vốn khả dụng của mình. Tuy nhiên các TCTD chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân và thực tế họ vẫn chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh:

Đối với các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định nên sẽ có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở hơn nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá với lãi suất thấp. Các ngân hàng liên doanh, NHTMCP, quĩ tín dụng thường không có lợi thế này. Chính điều này đã không kích cầu tín dụng và tạo ra sự phân biệt đáng kể trên thị trường cho nên các TCTD ngoài quốc doanh muốn tham gia nghiệp vụ thị trường mở thì NHNN phải tạo cho sân chơi bình đẳng tức là giảm cho vay theo chỉ định và phân biệt rõ rang giữa tín dụng chính sách và tín dụng thương mại để góp phần hoàn thiện thị trường liên ngân hàng: tạo hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở, tạo phương thức giao dịch phù hợp. Song song với nó, NHNN cần phải tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng trong các TCTD về nghiệp vụ này.

-Về lãi suất : không nên để các NHTM tự hạ lãi suất cho vay theo kiểu phá giá như hiện nay, mỗi ngân hàng một mức lãi suất mà NHNN nên chỉ đạo các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố chủ trì tổ chức hội nghị giữa các NHTM trên địa bàn nhằm thoả thuận một cam kết về mức lãi suất phù hợp khi cho vay đối với từng khu vực vẫn đảm bảo theo quy định lãi suất của NHNN

-Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đô la hoá: đô la hóa là hiện tượng người dân thích dùng USD hơn trong việc đầu tư, kinh doanh giống như việc sánh hàng ngoại, điều này rất nguy hiểm cho việc ổn định đồng bản tệ cho nên việc đầu tiên để kiểm soát hiện tượng này NHNN phải giữ vững, ổn định giá trị của đồng Việt Nam ở mức lạm phát thấp với thời gian dài, gây lòng tin của dân chúng và của các doanh nghiệp vào tiền VND, áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VND cao hơn lãi suất tiền gửi USD để hướng mọi

người tích luỹ và gửi vào NHTM bằng VND.

-Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát bằng việc kiện toàn lại hệ thống thanh tra của NHTƯ, có cơ chế và chỉ đạo theo chiều dọc thống nhất. Lập các tiêu chí thanh tra, giám sát đúng với vai trò của NHTW đáp ứng mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w