Phát hành giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 40)

NÔNG THÔN CHI NHÁNH CỐC LẾU

2.2.3. Phát hành giấy tờ có giá

Hình thức này được thực hiện thông qua thị trường vốn nhất là khi thị trường chứng khoán trong nước phát triển thì chính hình thức này đã cứu cánh cho rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình, giúp khơi thông nguồn vốn để các tổ chức làm ăn tốt hơn.

Bảng 2.6: Sự biến động của GTCG năm 2009-2011

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011 phát hành giấy tờ có giá 3,764 2,554 2,413

mức tăng tuyệt đối 0 -1,210 -141

mức tăng tương đối % 100 -32.15 -5.52

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )

Kinh tế đất nước phát triển ổn định với tốc độ cao thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ ngày càng tăng trong khi nguồn vốn huy động qua loại tiền gửi tiết kiệm có hạn, không đủ cung cấp vốn cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh ở địa bàn. Do đó, PGD đã linh hoạt thực hiện huy động vốn thông qua nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi với nhiều thời hạn khác nhau cùng mức lãi suất đầy ưu đãi nên đã thu hút được lượng tiền mặt lớn trong lưu thông góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền .

Năm 2009 lượng GTCG được phát hành đạt giá trị là 3.76 tỷ đồng sang năm 2010 giảm nhanh nhưng đến năm 2011 giảm nhẹ nhưng nhìn chung so với tổng nguồn huy động chúng thay đổi không đáng kể. Điều này rất hợp lý khi mà kinh tế thị trường có nhiều thay đổi bất thường thì hoạt động này của ngân hàng cũng phải phù hợp với tình hình đó.

Việc phát hành CD là cách giúp ngân hàng chủ động trong huy động vốn nhằm những mục đích đã định của ngân hàng tuy nhiên các loại GTCG thường có lãi suất lớn hơn và không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm cho nên nó thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên.

Do là chi nhánh nên thẩm quyền trong việc phát hành GTCG chỉ bao gồm việc phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất trả trước hoặc trả sau. Tuy bị giới hạn về thẩm quyền nhưng PGD đã biết khai thác triệt để, hiệu quả nguồn huy động của mình thông qua CD trong nhiều năm qua: mức lãi suất hấp dẫn, áp dụng các hình thức khuyến mại cùng việc đổi mới phong cách giao dịch và trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên và thu được một lượng vốn lớn trong dân cư hoàn thành chỉ

tiêu cấp trên giao và không những đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn mà còn hỗ trợ một phần cho sự phát triển của hệ thống

*Quy mô và cơ cấu của các hình thức huy động là vậy còn chi phí huy động tiền gửi thì sao? Nó có tương xứng với nguồn tiền gửi hay không?

Xét về chi phí huy động chúng ta cần đi vào ba loại chi phí: chi phí trả lãi tiền gửi; chi phí tiếp thị, quảng cáo và chi phí đào tạo, nghiên cứu.

-Chi phí trả lãi: do hình thức huy động của Ngân hàng chủ yếu bằng hình thức nhận tiền gửi nên hàng năm Ngân hàng phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

Bảng 2.7: Tình hình chi phí qua từng năm

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011

Tổng TG 289, 358 256, 847 342, 848

Chi lãi 16,490 18,120 21,320

Chi tiếp thị 8,300 12,501 16,272

Chi đào tạo, nghiên cứu 610 1,780 2,435

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )

Như kết luận ở các phần trên: nhìn chung tổng tiền gửi tăng dần qua các năm tương ứng với nó là sự tăng nên về chi phí trả lãi: năm 2010 là 18,120 triệu đồng tương ứng với mức tăng 1,630 triệu đồng ( tăng 9.88%) so với năm 2009, năm 2011 so với năm 2010 tăng gấp đôi mức tăng của năm 2010 so với năm 2009 là 3,200 triệu đồng ( tăng 17.66%). Có thể nói năm 2010 với giá trị tiền gửi ít hơn năm 2009 nhưng chi phí cho lãi lại cao hơn bởi chi phí lãi suất huy động nhất là lãi suất của tiền gửi tiết kiệm các năm về sau cao hơn năm trước (mức lạm phát ngày một gia tăng) kết hợp với hình thức khuyến mại bằng lãi suất thưởng tương ứng với từng mức tiền gửi và kỳ hạn gửi nên đã dẫn tới tình trạng trên.

- Chi phí tiếp thị, quảng cáo: để sản phẩm được khách hàng biết tới thì khâu tiếp thị, quảng cáo không thể thiếu, tuy nhiên, chi phí đầu tư vào nó cũng không phải nhỏ: năm 2009 chi 8,300 triệu đồng, năm 2010 chi 12,501 triệu đồng, tới năm 2011chi 16,272 triệu đồng. Năm 2010 là năm nền kinh tế bắt đầu hồi phục sau khủng hoảng do vậy công tác tiếp thị sản phẩm đã được Ngân hàng chú trọng đầu tư

hơn. Chi phí này cũng phần nào phản ánh được mức độ quan tâm của Ngân hàng trong khâu Marketing sản phẩm.

-Chi phí đào tạo, nghiên cứu: không phải tự nhiên mà Ngân hàng có sản phẩm phục vụ cho khách hàng mà để có được sản phẩm phải trải qua một quá trình làm việc không biết mệt mỏi của các nhân viên để nghiên cứu thị trường tìm ra nhu cầu của khách hàng từ đó dựa vào điều kiện thực tế của ngân hàng để cho ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó một cách kịp thời: năm 2010 chi cho công tác này tăng gần 3 lần so với năm 2009, năm 2011 tăng 650 triệu so với năm 2010. Nhu cầu của người dân về tiền gửi ngân hàng ngày một cao và phức tạp, do đó, chi phí đầu tư cho việc nghiên cứu sản phẩm, đào tạo nhân viên gia tăng là điều không thể tránh khỏi.

Ngân hàng cũng cho chúng ta thấy được mức độ quan tâm đầu tư vào các hoạt động thúc đẩy công tác huy động vốn của Ngân hàng khá cao. Chính điều này đã giúp cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w