Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 59)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CỐC LẾU

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Việt Nam

Với tư cách là cấp quản lý cao nhất trong hệ thống ban lãnh đạo ngân hàng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để làm được điều đó:

Thứ nhất: Ngân hàng cần cập nhật nhanh mọi nguồn thông tin liên quan tới hoạt động ngân hàng từ đó lọc những thông tin cần thiết để có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao với tình hình hoạt động của các chi nhánh. Và việc giao chỉ tiêu hoàn thành cho các chi nhánh như: chỉ tiêu doanh thu, số lượng khách hàng, lượng tiền huy động…cũng cần phải phù hợp với chi nhánh, với địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Thứ hai: Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác hạch toán chứng từ và hoạt động huy động vốn của các quỹ tiết kiệm để định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm có thống kê sai sót cần chỉnh sửa với các nghiệp vụ để kịp thời điều chỉnh.

Thứ ba: cần có những biện pháp kết hợp đồng bộ giữa hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động kế toán. Ở đó: bộ phận tin học tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý, giải quyết những bất cập liên quan tới việc hạch toán của hệ thống ngân hàng, triển khai những ứng dụng phần mềm kế toán mới phù hợp với các hoạt động tác nghiệp. Còn hoạt động kế toán có vướng mắc gì về phần mềm phải phản hồi

nhanh với bộ phận tin học để giải quyết một cách nhanh nhất không ảnh hưởng tới tiến độ công việc. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ giúp cho việc phát huy hiệu quả làm ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh ngân hàng một cách tối đa.

cần phát huy chức năng, vai trò của kiểm toán nội bộ để giám sát việc hạch toán chính xác hơn, tuy nhiên cần tăng tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ để bộ phận này thực sự trở thành cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo Ngân hàng.

Thứ tư: cần chú ý hơn nữa đến cán bộ làm công tác huy động vốn, đây là bộ mặt của ngân hàng, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên thái độ phục vụ cũng như trình độ nghiệp vụ của họ có tính quyết định tới việc thu hút khách hàng. Do vậy: ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện làm việc và đời sống nhân viên, đặc biệt tạo môi trường làm việc cạnh tranh công bằng, các chế độ đãi ngộ hấp dẫn, tạo tâm lý tốt giúp nhân viên làm việc nhiệt tình gắn bó với ngân hàng.

Thứ năm: đồng hành cùng việc kiểm tra giám sát hoạt động của các chi nhánh, cần cho phép các chi nhánh tự quyết định hoạt động kinh doanh của mình ở một chừng mực nào đó do mỗi chi nhánh có địa bàn hoạt động khác nhau thêm vào đó đặc điểm tâm lý, thói quen của dân chúng ở mỗi nơi cũng khác nhau nên ngân hàng cần linh hoạt hơn ở những điểm này.

Thứ sáu: Ngân hàng nên mở rộng các chi nhánh về những miền đất mới: khu vực nông thôn, nơi có tiềm năng phát triển trong tương lai bởi thực tế chi nhánh của ngân hàng khá nhiều nhưng chủ yếu ở các tỉnh thành phố lớn, nơi mà một số ngân hàng khác đã phát triển có nghĩa việc huy động vốn của ngân hàng tại đó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w