Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 45)

NÔNG THÔN CHI NHÁNH CỐC LẾU

2.3.2.Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được , công tác huy động vốn của Agribank và vị trí, vai trò của Chi nhánh cần có biện pháp tháo gỡ:

Thứ nhất: nguồn vốn huy động được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Thành phố Lào cai, phuờng Cố Lếu là địa bàn dân cư tập trung đông đúc, có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với hoạt động buôn bán nhộn nhịp cần rất nhiều vốn để phát triển và lượng vốn đó phần lớn nằm rải rác, tiềm ẩn trong dân chúng, tuy nhiên, nguồn huy động từ đây chưa cao so với tiềm năng của nó, điều này thể hiện ở tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm còn thấp:

- Nguồn vốn tuy đạt mức tăng trưởng khá nhưng cơ cấu vốn chưa hợp lý cả về cấu trúc kỳ hạn và cơ cấu giữa VND và ngoại tệ.

-Tỷ trọng tiền gửi không kì hạn giảm so với năm trước nên khi muốn huy động nguồn này Ngân hàng phải nâng mức lãi suất đầu vào tương xứng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải tiếp tục quan tâm hơn nữa đến doanh nghiệp và dân cư có tiền gửi lớn, để làm cho lượng tiền gửi kỳ hạn ngày càng cao, tăng mức chênh lệch giữa tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn hơn nữa.

nhuận của Ngân hàng.

Thứ ba: về cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng: tuy đã có sự đầu tư đáng kể song vẫn có những hạn chế nhất định: công nghệ ngân hàng chưa hoàn thiện nên khi thực hiện các giao dịch: gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền…trên tài khoản khách hàng đôi khi bị gián đoạn làm ảnh hưởng tới khách hàng.

Thứ tư: Quá trình thực hiện một nghiệp vụ còn rất nhiều thời gian nhiều khi đông khách thì thời gian lại càng lâu gây cảm giác khó chịu cho khách hàng. Bên cạnh đó, thời gian giao dịch của chi nhánh chủ yếu là trong giờ hành chính nên chưa chủ động phục vụ khách hàng ngoài giờ hay trong các ngày nghỉ.

Vì vậy: thời gian tới ngân hàng cần tiến hành dần từng bước thực hiện chương trình hiện đại hóa Ngân hàng trên mọi phương diện: đổi mới cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới trang thiết bị, dịch vụ.

2.3.3.Nguyên nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Các hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng và phong phú. Việc huy động từ dân cư vẫn chủ yếu là các nghiệp vụ truyền thống như tiền gửi tiết kiệm trong khi hoạt động huy động vốn nhiều kênh huy động với lãi suất hấp dẫn như: Trái phiếu Chính phủ, kì phiếu của Công ty Dầu khí… nên việc huy động của các NHTM gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn trung và dài hạn.

- Chính sách Marketing của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn được Ngân hàng chú trọng đầu tư nhưng chưa phát huy hết hiệu quả và hầu như Ngân hàng chỉ mới dừng lại ở mức độ quảng cáo thông qua báo, tạp chí mỗi khi cần huy động, nhân viên Ngân hàng còn thụ động việc trong việc thu thập thông tin liên quan tới nhu cầu khách hàng. Công tác tìm kiếm chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu người dân có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản thì tìm tới ngân hàng, các cán bộ huy động chưa chủ động lôi kéo khách hàng về phía Ngân hàng.

- Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ chưa thực sự hoà nhập, bắt kịp với sự thay đổi của thị trường khu vực và thế giới.

hoàn thành công việc.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

-Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý chưa thật sự ổn định và đồng bộ gây cản trở tới hoạt động huy động vốn nhất là nguy cơ lạm phát thường trực có khả năng đe dọa nền kinh tế nước ta nếu không được kiểm soát chặt chẽ: chỉ số CPI không ngừng tăng qua các tháng, thường trên hai con số, vượt xa mức lạm phát dự kiến của Ngân hàng làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào Ngân hàng để giao số tiền của mình.

Nước ta đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới nên nền kinh tế nước ta sẽ chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới, tuy nhiên, ở mức độ nhiều hay ít còn tùy thuộc vào chính sách điều hành của Nhà Nước.

Đối với thị trường kinh doanh, nhà đất: nhiều người dân thay vì gửi tiền vào Ngân hàng thì họ đã mua bất động sản hoặc đầu tư xây dựng nhà ở thêm vào đó số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong vài năm gần đây tăng lên đáng kể do những thay đổi tích cực trong Luật doanh nghiệp đã làm cho một lượng lớn vốn nhàn rỗi của dân cư trước đây kể cả tiền gửi ở Ngân hàng cũng được rút ra để tiến hành đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất kinh doanh.

-Môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn: xung quanh ngân hàng có rất nhiều ngân hàng lớn nhỏ, tồn tại lâu đời, có uy tín trên thương trường với tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ cán bộ công nhân viên là rất lớn. Ngoài ra, sự cạnh tranh của các tổ chức phi Ngân hàng trong việc thu hút vốn trong dân bằng nhiều hình thức mới có tính hấp dẫn cao như loại hình tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá… đã làm mất đi sự độc quyền của Ngân hàng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán một mặt đã tạo ra cho Ngân hàng tham gia vào một nghiệp vụ mới qua đó có điều kiện mở rộng thêm mạng lưới khách hàng, có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới với tiềm năng khái thác rất lớn, đồng thời có thêm nguồn thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán. Nhưng trong thời gian qua do sự kém sôi động của thị trường nên đã làm hạn chế khả năng chuyển đổi của trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và trên thực tế

doanh số mua bán trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng rất thấp, từ đó làm hạn chế tới khả năng huy động vốn trung và dài hạn của Ngân hàng. Mặt khác, sự ra đời của thị trường chứng khoản đã ảnh hưởng phần nào tới khả năng huy động vốn của Ngân hàng vì khi thị trường chứng khoán ra đời thì người dân có thêm cơ hội đầu tư mới, họ sẵn sàng đầu tư vốn của mình vào những nơi có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Do vậy mà sẽ hạn chế lượng vốn gửi vào Ngân hàng thậm chí sẽ có một lượng vốn đáng kể rút ra để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

-Tâm lý người dân nói chung là muốn gửi tiền vào Ngân hàng với kỳ hạn ngắn, loại có tính lỏng cao hơn. Khi cần có thể rút ra để chi tiêu mà vẫn thu được lãi suất mong muốn, do vậy mà tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng gây khó khăn cho việc tạo lập nguồn vốn để cho vay các dự án lớn. Ngoài ra do thói quen của người dân là thích chi tiêu tiền mặt, không muốn hoặc chưa hiểu biết hết công dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng cho nên số lượng tài khoản cá nhân còn ít, Ngân hàng cần khai thác nghiệp vụ này trong thời gian tới để khai thác một lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 45)