GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CỐC LẾU
3.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược Marketing ngân hàng
Do đặc tính kinh doanh về loại hình nên mỗi ngân hàng tùy từng thời kỳ, tình hình của ngân hàng mình mà xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp trên cơ sở chiến lược phát triển chung của Đảng và Nhà nước, của hệ thống ngân hàng thương mại. Các chiến lược thì chiến lược nào cũng quan trọng trong đó chiến lược sản phẩm lại càng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngân hàng. Sản phẩm đó trước khi ra đời phải trải qua một quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng để đo nhu cầu của người dân về nó. Ngân hàng nào có sản phẩm mới kịp thời đáp ứng nhu cầu dân chúng thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ được người dân nhiệt tình đón chào.
Sản phẩm đã có còn việc tới được cá nhân, tổ chức cũng là cả một vấn đề cần bàn. Do đặc tính vô hình của sản phẩm dịch vụ nên rất khó để người dân cảm nhận, hình dung và đòi hỏi quan trọng đối với ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác Marketing Ngân hàng, thu hút đông nhất lượng khách hàng. Việc quảng bá sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp thường là sản phẩm hữu hình nên công việc này đơn giản hơn mà không làm người xem cảm thấy nhàm chán còn đối với ngân hàng để cho ra một clip quảng cáo nhiều khi không chỉ về mặt chi phí mà hình ảnh, nội dung phải làm sao lột tả được hết giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng, đồng thời khách hàng không hiểu sai bản chất.
Hiện nay các sản phẩm Ngân hàng chưa được quảng bà rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng như các sản phẩm khác, nếu có thì chủ yếu là tiết kiệm, cho vay còn các sản phẩm dịch vụ mới thì hầu như chưa được giới thiệu, quảng cáo cho nên nó không cung cấp một cách đầy đủ thông tin cần thiết tới dân chúng khiến họ có tâm lý ngại tìm đến Ngân hàng khi có nhu cầu giao dịch. Vì vậy, Ngân hàng cần phối hơp với các phương tiện đại chúng để không ngừng xây dựng
hình ảnh của mình trong mắt khách hàng.