NÔNG THÔN CHI NHÁNH CỐC LẾU
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của Agribank Cốc Lếu
đưa ra nhận xét sơ bộ là ngân hàng đang trên đà phát triển và rất ổn định. Với sự thuận lợi về mặt địa hình tọa lạc tại một trong những khu vực trung tâm kinh tế - xã hội sầm uất của thành phố Lào Cai ,sự dày dặn kinh nghiệm cũng như trong nhiều năm hoạt động ngân hàng đã tạo ra thu nhập lớn góp phần tăng trưởng kinh tế.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn của AgribankCốc Lếu Cốc Lếu
Hoạt động kinh doanh muốn phát triển phải có vốn, nguồn vốn càng dồi dào thì cơ hội đầu tư càng cao và lợi nhuận thu được cũng tương xứng với mức độ đầu tư nhất là lĩnh vực tài chính liên quan tới việc kinh doanh tiền tệ của ngành ngân hàng thì nguồn vốn lại càng không thể thiếu. Mặc dù để có được nguồn vốn ngân hàng phải bỏ chi phí nhưng khi có vốn ngân hàng sẽ thực hiện công việc kinh doanh, đầu tư của mình không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà còn tạo ra lợi nhuận cao góp phần vào việc làm tăng GDP cho đất nước.
Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn nhất là vấn đề huy động vốn (chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn) cho nên từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Agribank Cốc Lếu đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn thông qua các hình thức và biện pháp tích cực chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn
vốn tương đối cao và đều đặn
Hình 2.2: Biểu đồ tình hình huy động vốn qua hình thức nhận tiền gửi năm 2009-2011
Có rất nhiều hình thức huy động vốn tuy nhiên đối với Chi nhánh thì hình thức huy động chủ yếu là nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế, phát hành giấy tờ có giá. Để thấy rõ hơn về các cách huy động này của Chi nhánh chúng ta sẽ đi phân tích chúng:
2.2.1.Tiền gửi của cá nhân
Là loại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động của Ngân hàng. Nó chính là lượng tiền nhàn rỗi trong dân mà theo đánh giá ở trên đây hiện đang là nguồn vốn tiềm năng mà ngân hàng đang tìm cách khai thác.
Những số liệu sau sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn:
Bảng 2.4 : Cơ cấu nguồn tiền gửi năm 2009 - 2011
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 năm 2010 Năm 2011
Sốtiền tỷ trọng (%) Sốtiền tỷ trọng (%) Sôtiền tỷ trọng (%) Tổng tiền gửi 289,090 100 256,590 100 342,850 100 TG của TCKT 3,630 1.26 22,380 8.72 3,560 1.04 TG của cá nhân 285,460 98.74 234,210 91.28 339,290 98.96
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )
Nhìn vào bảng trên ta thấy: tỷ trọng tiền gửi của cá nhân nhìn chung đang tăng dần cụ thể: năm 2009 chiếm 98.74% thì đến năm 2010mặc dù giảm nhưng sang năm 2011 đã tăng trở lại lên đến 98.96% so với tổng tiền gửi. Tình hình biến động của tiền gửi cá nhân khá phù hợp với biến động của nền tài chính nước ta trong từng giai đoạn.
Bảng 2.5: Cơ cấu tiền gửi cá nhân
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
năm 2009 năm 2010 năm 2011
Sốtiền Tỷ trọng ( %) Sốtiền Tỷ trọng ( %) ST Tỷ trọng ( %)
Tiền gửi cá nhân 285,463 100 234,211 100 339,291 100 Tiền gửi thanh
toán 1,573 0.55 4,889 2.09 2,821 0.83
Tiền gửi có kỳ hạn 1,579 0.55 9,389 4.01 76,210 22.46 Tiền gửi tiết kiệm 282,311 98.90 219,933 93.90 260,260 76.71
Trong đó lượng tiền gửi tiết kiệm vẫn là chủ yếu và thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn và khá ổn định trong tổng nguồn vốn bởi từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các Ngân hàng thương mại.
Vì tiền gửi tiết kiệm chính là lượng tiền nhàn rỗi của người dân nên sự biến động của nó phụ thuộc chặt chẽ vào thu nhập của dân cư, biến động lãi suất huy động, tỉ lệ lạm phát và lãi suất tín phiếu kho bạc cùng các yếu tố tâm lý xã hội. Khi chuyển sang cơ chế hạch toán mới, chi nhánh đã chủ động sử dụng nhiều biện pháp tích cực như: áp dụng lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, do đó nguồn tiền gửi tiết kiệm đã tăng lên đáng kể qua các năm: năm 2011 tăng 40.32 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 14.13% so với năm 2010. Điều này rất có lợi cho Ngân hàng bởi nguồn tiền truyền thống này chính là cơ sở vốn để Ngân hàng cho vay trong thời gian tương đối dài với lãi suất cao hơn, đồng thời nó cũng thể hiện được sự tin tưởng của người dân vào Chi nhánh và phản ánh được những chính sách khách hàng đúng đắn của Ngân hàng.
Xu hướng tăng của tiền gửi tiết kiệm nhanh hơn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tuy nhiên cũng phải thấy rằng để đạt được kết quả đó Ngân hàng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi mức sống của người dân tăng, thu nhập cao hơn thì nhu cầu tích lũy cũng tăng, tuy nhiên song hành cùng với nó là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh mang đến cơ hội đầu tư mới cho người dân, thêm vào đó là sự xuất hiện nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường làm cho môi trường cạnh tranh trở nên quyết liệt, căng go hơn khiến công tác huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa và tìm mọi cách để tăng nguồn vốn này giúp cũng cố sức mạnh, giữ thế chủ động của Chi nhánh trong mọi hoạt động.
Xét đến cơ cấu tiền gửi cá nhân:
Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu tiền gửi của cá nhân năm 2009-2011
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: Mặc dù tăng về số tiền song tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm trong thời gian qua đang có xu hướng giảm dần thêm vào đó lượng tiền gửi có kỳ hạn gia tăng liên tục nhất là năm 2011, tỷ trọng của nó lên tới 22.46% tổng lượng tiền gửi cá nhân. Điều này cũng dễ hiểu bởi sau cuộc khủng hoảng thế giới năm 2007-2009 thì mọi hoạt động của người dân trở lại bình thường và lúc đó nhu cầu chi tiêu, đầu tư tăng dần khiến cho lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của dân cư giảm đi đáng kể nhất là khi lạm phát cứ trên đà gia tăng, tiền nội tệ mất giá, giá cả leo thang nên dù lãi suất tiền gửi có cao nhưng cũng không bù đắp nổi mức lạm phát của thị trường làm người dân không mấy mặn mà với việc gửi tiết kiệm mà họ gửi vào ngân hàng với mục đích an toàn, thuận tiện trong chi tiêu có thể rút ra bất cứ lúc nào. Cho nên trong việc huy động tiền gửi cá nhân tăng lên chủ yếu do lượng tiền gửi có kỳ hạn tăng.
* Xét tới các loại sản phẩm tiền gửi cá nhân: ngân hàng cung cấp đầy đủ các sản phẩm huy động tiền gửi đa dạng về kỳ hạn,về loại tiền, linh hoạt về lãi suất, cụ thể:
-Sản phẩm tiết kiệm thường: có thể rút một phần gốc mà vẫn đảm bảo lãi suất như ban đầu cho khoản tiền gửi còn lại rất phù hợp cho những người hay có việc cần tiền mà không biết trước. Họ không những hưởng tiện ích từ sản phẩm mà còn hưởng được lãi suất cao.
+Sản phẩm này thường thu hút khách hàng bởi những phần quà tặng kèm theo giá trị sổ tiết kiệm của khách hàng nhất là trong những dịp đặc biệt: lễ, tết…
Tuy nhiên, sản phẩm tiết kiệm thông thường đối với khách hàng gửi với mục đích lấy lãi thì không được ưa chuộng bằng sản phẩm tiết kiệm lũy tiến.
-Sản phẩm tiết kiệm lũy tiến: khách hàng được hưởng lãi suất bậc thang với những lợi ích:
+Mức lãi suất tăng thêm theo từng mức tiền gửi và kỳ hạn gửi.
+Kỳ hạn gửi tiền: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, từ 1- 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. +Loại tiền gửi đa dạng: VND, USD, EUR
+Lãi suất ưu đãi cho các mức tiền gửi từ 20 triệu.
+ Đặc biệt được tất toán toàn bộ sổ tiết kiệm trước hạn theo quy định của Agribank Cốc Lếu và hưởng mức lãi suất hấp dẫn.
-Sản phẩm tiết kiệm linh hoạt: Là sản phẩm có lãi suất cao nhất trong tất cả các sản phẩm tiết kiệm của Agribank Cốc Lếu.
+Lãi suất hấp dẫn được điều chỉnh theo mỗi định kỳ trả lãi phù hợp với sự biến động của thị trường, hưởng lãi theo ngày.
+Lãi trả linh hoạt theo định kỳ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng một lần.
+Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn: có thể cầm cố, bảo lãnh, thế chấp sổ tiết kiệm
+Tiền gửi: VND, USD -Sản phẩm tiết kiệm gửi góp
-Tài khoản E- Saving: khi số tiền >= 2 triệu VND thì tài khoản thẻ thanh toán của khách hàng do Agribank Cốc Lếu cung cấp sẽ tự động nhảy lên tài khoản E- saving với mức lãi suất cao hơn mức tiền gửi thanh toán, và mức lãi suất đó cao thế nào là tùy thuộc vào lượng tiền gửi trong tài khoản (mức tối đa là 12%/năm). Sản phẩm này rất hữu ích cho những khách hàng gửi tiền với mục đích giao dịch. Tài khoản này được mở miễn phí nên vừa qua số lượng tài khoản khách hàng đăng ký mở E-saving tăng lên rất nhiều.
Các sản phẩm trên giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với nhu cầu, điều kiện của mình nên đã giúp cho lượng tiền gửi tăng lên nhanh chóng.
2.2.2.Tiền gửi của các tổ chức
Ngoài việc nhận tiền gửi của cá nhân, Chi nhánh còn nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế- tổ chức chuyên kinh doanh, sản xuất, cung cấp các dịch vụ khác nhau mà trong hoạt động của họ dòng vốn luân chuyển liên tục, do đó, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để hưởng các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản, thu và chi khi mua bán hàng hóa, dịch vụ với các tổ chức kinh tế khác. Bởi vậy, khoản tiền này thường có kì hạn ổn định và cũng bao gồm: tiền gửi không kì hạn,tài khoản của các tổ chức kinh tế,tiền gửi có kì hạn.
Đặc điểm của loại tiền gửi này là có chi phí đầu vào tương đối rẻ và ổn định vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích để thuận tiện hơn trong giao dịch chứ không phải với mục đích hưởng lãi như tiền gửi dân cư. Do vậy, có thể nói: loại tiền gửi này rất có xu hướng phát triển trong tương lai tương lai cho nên các ngân hàng phải chú trọng hơn trong công tác nâng cao loại tiền gửi này.
Trong thời gian vừa qua, Chi nhánh đã rất chú trọng tới các biện pháp tăng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng những biện pháp thiết thực để giữ và phát triển khách hàng, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay dẫn tới rút ngắn thời gian xét duyệt và thường xuyên tổ chức những buổi tiếp xúc với khách hàng lớn để tiếp thu ý kiến đóng góp và nhanh chóng nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới của khách hàng.
Không phải khách hàng doanh nghiệp nào Ngân hàng cũng tìm tới mà Chi nhánh chủ yếu thu hút các khách hàng có tiềm năng tài chính tốt nên cùng với nguồn tiền gửi thì số lượng khách hàng của chi nhánh bước đầu có chuyển biến khả quan hơn.
Tính đến ngày 31/12/2010 số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 22.4 tỷ đồng tăng 18.7 tỷ đồng so với năm 2008 (tương đương với mức tăng tương đối là 516.42%), với tốc độ tăng này càng thể hiện vị thế của nguồn tiền này đang nên và nó đã trở thành nguồn huy động quan trọng của Chi nhánh trong những năm qua giúp chi nhánh duy trì được tỷ lệ đảm bảo luồng tiền vào ra ổn định và đều đặn. Tuy
nhiên, nguồn tiền gửi này tăng chậm hơn so với tiền gửi dân cư, điều này chúng ta phải nói tới nguyên nhân chính là số lượng các doanh nghiệp, TCKT trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh còn hạn chế thêm vào đó các tổ chức này hoạt động chưa thực sự hiệu quả cho nên số dư tiền trên tài khoản hầu như không có hoặc có nhưng không đáng kể. Bởi vậy mà lượng tiền gửi của TCKT còn chiểm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là tiền gửi thanh toán.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: năm 2009 tiền gửi của TCKT là 3.6 tỷ đồng, sang năm 2010 cao gấp 6.2 lần năm 2009, năm 2010 là 3,57 tỷ đồng trong đó tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất giao động trong khoảng 87% đến 95% nguồn huy động từ TCKT.
Mặc dù tiền gửi của các tổ chức kinh tế của chi nhánh còn thấp so với tổng nguồn, so với tiền gửi của cá nhân nhưng ta không thể phủ nhận một điều rằng: số tiền gửi này có chiều hướng gia tăng trong các năm. Chúng ta có thể thấy đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng nguồn tiền gửi này trong những năm tiếp theo nhất là khi nền kinh tế sản xuất ngày càng phát triển và nhu cầu mở tài khoản tiền gửi phục vụ cho mục đích giao dịch sẽ ngày càng tăng cao và các tổ chức kinh tế nhận thấy tầm quan trọng của trung gian tài chính ngân hàng trong việc phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đẩy nhanh tốc độ kinh doanh và quay vòng vốn cho các doanh nghiệp thì tôi tin chắc rằng tỷ trọng của nguồn này sẽ ngày một nâng lên trong nguồn huy động của NHTM.