Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Cốc Lếu những năm gần đây

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 27)

NÔNG THÔN CHI NHÁNH CỐC LẾU

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Cốc Lếu những năm gần đây

gần đây

Tuy hoạt động trên địa bàn khó khăn của vùng Tây Bắc nhưng với mục tiêu mang dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đặc biết là nhiệm vụ phục vụ cho mậu dịch vùng biên Việt Nam – Trung Quốc. Agribank Cốc Lếu đã xây dựng hệ thống quản trị trên các yếu tố nền tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, mô hình tổ chức hợp lý và kiểm soát lẫn nhau, sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo kết hợp với hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Đối với các quy trình và các công cụ quản trị rủi ro cùng các hình thức tiên tiến như: xây dựng

các chính sách, các quy trình, sổ tay tín dụng, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, các hệ thống cảnh báo và theo dõi nợ xấu.

Điều đó được thể hiện qua kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của Agribank Cốc Lếu.

2.1.3.1. Tình hình nguồn vốn qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Vì vậy để thực hiện tốt hoạt động cho vay, đầu tư ngân hàng cần phải có nguồn vào, đó là các khoản như đi vay từ các tổ chức kinh tế, dân cư, hoạt động này có tác động sâu sắc tới chất lượng hoạt động cũng như sự tồn tại của ngân hàng. Và sự phù hợp giữa đầu vào và đầu ra sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Bảng số liệu sau sẽ cho cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn cũng như hoạt động Agribank Cốc Lếu

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Cốc Lếu

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 10/09 So sánh 11/10 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)

Tiền gửi của TCKT 3,630 22,376 3,556 18,746 516.42 -18,820 -84.11 TG của cá nhân 285,463 234,211 339,291 -51,252 -17.95 105,080 44.86 Tổng 289,093 256,587 342,847

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )

- Lượng tiền huy động từ khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao với số tiền tăng lên từng năm, lượng tiền huy động năm 2009 là 285,463 tỷ đồng chiếm 98,65% so với tổng số tiền gửi. Việc tận dụng lợi thế về hình ảnh ngân hàng, vị trí trung tâm kinh tế, cũng như các chiêu thức quảng cáo khuyến mại: tặng quà hấp dẫn cho những khoản tiền gửi lớn, thẻ mua hàng siêu thị, các poster… để thu hút khách hàng gửi tiền đã mang lại lượng tiền lớn cho ngân hàng để kinh doanh và đầu tư.

Trong năm 2010 Ngân hàng đã có chính sách huy động vốn khả thi: thay đổi lãi suất cho vay thu hút khách hàng đến vay, thay đổi lãi suất tiền gửi tạo sự hấp dẫn cho dân cư,... làm cho tỷ trọng nó tăng lên.

đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn. Nhìn chung việc huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cần được ngân hàng phát huy hơn nữa khả năng phát hành CD vì đây là hoạt động đem lại vốn ngắn hạn cho ngân hàng.

Agribank Cốc Lếu đã và đang trở thành một trong những đầu mối tài chính quan trọng tại Việt Nam, vì thế ngân hàng luôn đòi hỏi phải có số vốn lớn kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn trên thì trường. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng lên theo từng năm do ngân hàng có ưu thế là ngân hàng nhà nước đã tạo sự tin tưởng vững chắc của khách hàng.

Để đạt được kết quả huy động như trên: nguồn vốn tăng trưởng qua các năm, Agribank Cốc Lếu đã thực hiện thành công chính sách lãi suất linh hoạt, chủ động kết hợp với việc thực hiện lãi suất hợp lý cho từng đối tượng khách hàng gửi tiền hoặc vay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng với thái độ làm việc nhiệt tình, thân thiện của đội ngũ nhân viên để đưa ngân hàng trở thành ngân hàng tiện ích.

-Công tác điều hành nguồn vốn: đảm bảo cân đối, sử dụng vốn hàng ngày một cách phù hợp, sử dụng hạn mức thấu chi hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng chi trả theo đúng quy định với mức chi phí hợp lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh qua các năm 2009, 2010, 2011

Bảng 2.2: Tình hình tín dụng của Agribank Cốc Lếu

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 so sánh 10/09 so sánh 11/10 số tiền TT (%) số tiền TT (%) Tổng tài sản 300,775 260,362 349,855 -40,413 -13.44 89,493 34.37 Dư nợ tín dụng 12,230 43,278 89,921 31,048 253.87 46,643 107.78

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )

Qua các năm thì quy mô của Chi nhánh đang dần được mở rộng.Tính đến ngày 31/12/2010 tổng tài sản là 260 tỷ đồng: giảm với năm 2008. Nhưng năm 2011lại tăng tương đối lớn so năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 34.37% bằng

89.5 tỷ đồng.

Xét tới các khoản dư nợ: Nhận thức được vai trò của hoạt động tín dụng: hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng nên Ngân hàng đã tìm cách hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng tín dụng và phải phù hợp với cơ chế quản lý giám sát của ngân hàng, đảm bảo theo một quy trình lành mạnh, nâng cao tính độc lập, khách quan trong việc thẩm định, phân tích tín dụng: trích lập đúng và đủ DPRR theo điều 7- 493, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn kế hoạch giao, Chi nhánh đã chủ động trong công tác cho vay linh hoạt với từng đối tượng khách hàng thuộc các thành phần kinh tế. Kết quả đạt được trong những năm gần đây về tín dụng của Chi nhánh đã có những bước tăng vọt chưa từng thấy mặc dù nền kinh tế diễn biến phức tạp: thị trường tiền tệ biến động thất thường, khó đoán, vàng và đô la liên tục tăng giá. Tuy nhiên Chi nhánh đã có những giải pháp riêng cho sự phát triển của mình: Tỷ lệ cho vay những năm gần đây đang tăng dần nhất là sau cuộc hậu khủng hoảng tài chính 2007-2008, năm 2010số tiền này tăng tương đối lớn gấp 3.5 lần năm 2009 tương đương với tăng 31 tỷ đồng với mức tăng trưởng là 253.87%. Năm 2011cũng không kém: dư nợ tín dụng tăng gấp 2 lần năm 2010 tương đương với mức tăng 107.78% ( 46.6 tỷ đồng). Đạt được kết quả đó chúng ta phải kể tới việc Ngân hàng nới lỏng chính sách cho vay theo chủ trương của NHNN đặc biệt ngân hàng đã chú trọng tới tiềm năng mang lại của hoạt động cho vay tiêu dùng, đa dạng hóa khách hàng vay và cho vay ưu đãi đối với khách hàng truyền thống.

Hoạt động cho vay là hoạt động xuyên suốt trong quá trình hoạt động của ngân hàng và đã mang lại doanh thu từ lãi tương đối lớn đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản chi phí như: chi phí thẩm định dự án, chi phí nhân viênnhưng cũng tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, tuy nhiên, Ngân hàng cũng phần nào khắc phục được thông qua việc thành lập tổ định giá tài sản thế chấp và ban hành qui chế làm việc của tổ định chế để định giá tìi sản theo đúng chế độ, thông qua nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, cán bộ tín dụng đã đi sâu phân tích để nắm tình hình năng lực tài chính của từng đơn vị, thường xuyên nắm chắc tình hình thanh toán, thu hồi vốn thông qua khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, dự đoán khả năng trả nợ để hạn chế

rủi ro. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi phát tiền vay để ngăn chặn các khoản tiền vay bị sử dụng sai mục đích, nhất là cho vay bằng ngân phiếu và tiền mặt, tổ chức các đợt kiểm tra, phân tích các doanh nghiệp có nợ quá hạn, xác định nguyên nhân chậm trả nợ và đề ra các biện pháp để thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đã làm cho các khoản nợ xấu giảm đáng kể.

Bảng 2.3 Cơ cấu tổng dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

Đvt: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền kỳ hạn/ dư nợ ( %) Số tiền Kỳ hạn/ dư nợ ( %) Số tiền kỳ hạn/ dư nợ ( %) Tổng dư nợ 12,230 100 43,278 100 89,921 100 Ngắn hạn 8,322 68.05 23,854 55.12 27,728 30.84 Trung hạn 3,612 29.53 11,110 25.67 34,820 38.72 Dài hạn 295 2.41 8,314 19.21 27,373 30.44

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2009, 2010, 20011 )

Tỷ trọng của thời hạn cấp tín dụng cũng không ngừng thay đổi phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính trong nước và đặc điểm ngành cũng như sự biến động của kinh tế thế giới góp phần giữ vững hoạt động và phát triển của Chi nhánh. Nhìn vào bảng trên ta thấy các khoản cho vay trung hạn và dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm: tỷ trọng khoản tín dụng dài hạn năm 2009 chiếm 2.41% trong tổng dư nợ, sang năm 2010 nhảy lên cao là 19.21% còn năm 2011là 30.44% .

Qua tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trên, ta thấy từ khi Chi nhánh được thành lập mặc dù địa bàn còn mới mẻ, chưa có khách hàng lớn nhưng cán bộ công nhân viên Chi nhánh đã nỗ lực hết sức mình để nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng cả về số lượng và chất lượng tín dụng. Lượng vốn cung cấp cho khu vực kinh tế trên địa bàn không ngừng tăng lên. Và việc cung ứng tín dụng của Ngân hàng đã đóng góp vào quá trình đầu tư tái sản xuất của nền kinh tế. Nó giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội có nơi để đầu tư và tạo ra thu nhập, làm cho quá trình sản xuất của xã hội hoạt động mạnh hơn.

Hình 2.1: Biểu đồ biến động kỳ hạn tín dụng năm 2009-2011

2.1.2.3. Hoạt động dịch vụ ngân hàng

Không chỉ làm tốt công tác huy động và sử dụng vốn, Ngân hàng còn phát triển mạnh các dịch vụ thông qua hệ thống dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và khách hàng được tạo mọi điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó thu hút khách hàng tạo động lực cho sự phát triển kinh tế:

Một số hoạt động tiêu biểu bên lĩnh vực cung cấp dịch vụ của Ngân hàng là dịch vụ bảo lãnh chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo đảm tiền ứng trước. Nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh cũng tăng dần qua các năm, mặc dù khối lượng phục vụ còn khiêm tốn song ngân hàng đã rất cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Dịch vụ thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính, thanh toán bừ trừ đã đem lại nhiều tiện ích cho con người: nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian thanh toán làm hài lòng khách hàng. Và dịch vụ này cũng đem lại cho chi nhánh nguồn thu nhập đáng kể.

Dịch vụ chuyển tiền mặt: chi nhánh đã dùng các phương tiện chuyên dùng và hiện đại để vận chuyển tiền từ chi nhánh đến tận khách hàng theo yêu cầu của họ,

đảm bảo an toàn trong vận chuyển tiền và được khách hàng tín nhiệm.

Với các biện pháp tích cực, linh hoạt cùng với việc vận dụng công cụ lãi suất một cách mềm dẻo, trong những năm qua ngân hàng đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Doanh thu tăng lên theo thời gian:

Tổng thu nhập năm 2009 là 50.78 tỷ đồng Tổng thu nhập năm 2010 là 57.96 tỷ đồng Tổng thu nhập năm 2011 là 64.99 tỷ đồng.

Đặc biệt là thu trong hoạt động dịch vụ đang ngày càng tăng cả về giá trị lẫn mức tăng trưởng.

Các chỉ tiêu đặt ra Chi nhánh đều hoàn thành một cách xuất sắc. Chúng ta sẽ đi chi tiết các chỉ tiêu này ở phần sau.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 27)