Chính sách lãi suất linh hoạt

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 53)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CỐC LẾU

3.2.4. Chính sách lãi suất linh hoạt

một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới việc thu hút vốn tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, do đó: một chính sách lãi suất vừa có sức cạnh tranh vừa mang lại hiệu quả kinh doanh là rất cần thiết trong các chiến lược phát triển của Ngân hàng. Việc thực hiện mức lãi suất hợp lý để thu hút dân cư cần được chú trọng hơn bởi mục đích chủ yếu của việc gửi tiết kiệm của người dân là sinh lời tuy nhiên khi kinh tế lạm phát thì nhu cầu về sản phẩm này giảm xuống do đồng tiền trượt giá. Trong tình hình này, để thu hút nguồn tiền trong dân ngân hàng sẽ có những điều chỉnh lãi suất như thế nào?

Thấy được điều đó, ngân hàng đã rất chú trọng tới việc thay đổi lãi suất từng thời kỳ sao cho phù hợp với lãi suất thị trường, tình hình kinh tế trong nước một cách nhanh và mạnh. Tuy nhiên, đây là biện pháp có giới hạn bởi việc lãi suất là phần chi phí của ngân hàng, việc tăng lãi suất huy động đồng nghĩa với tăng chi phí đầu vào nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng đồng thời tác động tới lãi suất cho vay, lãi suất của thị trường.

Để tác động được vào sự linh hoạt của lãi suất thì chúng ta cần y nắm được mức độ nhạy cảm của các loại tiền gửi: các nguồn vốn có kỳ hạn đều phản ứng nhạy cảm với lãi suất ngoại trừ tiền gửi giao dịch. Ngân hàng có thể vận dụng mức lãi suất tối đa cho loại tiền gửi có kỳ hạn, cần tăng tỷ trọng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc kỳ hạn dài thì lãi suất sẽ cao hơn. Thông qua việc áp dụng lãi suất hợp lý cho từng loại tiền gửi giúp ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp với danh mục tài sản nhằm tạo cơ hội tăng lợi nhuận.

Tuy nhiên, muốn làm được điều này và hạn chế rủi ro thì trước tiên ngân hàng phải tiến hành phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn và dự báo xu hướng biến động của lãi suất để chủ động điều chỉnh độ nhạy cảm giữa tài sản nhạy cảm và nguồn nhạy cảm ở một khoảng cách thích hợp. Việc dự báo xu thế biến động của lãi suất cũng không phải dễ dàng nhưng có thể dựa vào một số nhân tố: tỷ lệ lạm phát dự kiến, các chính sách của Chính phủ về tài chính tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng, tốc độ tăng GDP…. Để đưa ra những chính sách huy động thích hợp nhất. Bên cạnh việc dự báo thì động thái tiếp theo, ngân hàng cần tăng tỷ trọng nguồn có kỳ hạn dài hơn để một mặt đáp ứng nhu cầu cho vay trung, dài hạn mặt khác ngăn ngừa rủi ro

lãi suất trong trường hợp lãi suất thay đổi theo xu hướng tăng. Và một công cụ quan trọng, hữu hiệu giúp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn trung và dài hạn, đó là: phải quy định mức phí điều chuyển vốn nội bộ và tỷ lệ được sử dụng để cho vay.

Mặc dù thực hiện các chính sách lãi suất mềm dẻo để thu hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội nhưng vẫn phải đảm bảo việc xử lý lãi suất theo kinh tế thị trường, theo mối quan hệ cung cầu về vốn, bám sát mặt bằng lãi suất của NHNN, của các ngân hàng khác cùng địa bàn và lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất cho vay là căn cứ quyết định lãi suất huy động, lãi suất cho vay trung bình phải cao hơn lãi suất huy động vốn trung bình tạo ra sự chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào giúp ngân hàng kinh doanh có lời, lãi suất huy động danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến để tránh tình trạng tích lũy vàng và ngoại tệ trong dân.

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, lãi suất biến động theo tín hiệu thị trường thì càng đòi hỏi sự linh hoạt của Ngân hàng trong chiến lược lãi suất khi tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Cốc lếu – Lào Cai (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w