Tiến trình thí nghiệm theo kỹ thuật chiết pha rắn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định Cadmi trong một số mẫu môi trường bằng phương pháp Von-ampe hòa tan hấp phụ (Trang 45)

2.2.2.1. Chuẩn bị cột chiết pha rắn

Cân chính xác 1 g nhựa vòng càng Chelex-100 (dạng Na+) cho vào bình tam giác 125 ml có nút mài, thêm 20 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Lắc bình tam giác trên máy lắc trong 24 giờ. Sau đó rửa sạch nhựa để loại NaOH cho đến môi trường gần trung tính bằng nước cất hai lần. Tiếp theo, cho vào 20 ml dung dịch HNO3 2,0 M và ngâm trong 2 giờ để chuyển nhựa về dạng H+. Sau 2 giờ, rửa sạch nhựa để loại HNO3 dư bằng nước cất hai lần và nhồi nhựa lên cột chiết pha rắn (SPE) có đường

kính 0,9 cm và dài 6,5 cm được cố định hai đầu bằng miếng frit (nhựa polyetylen

xốp). Cuối cùng, chuyển dạng nhựa (hay hoạt hóa nhựa) từ dạng H+ sang dạng NH4+

bằng cách cho qua cột 10,0 ml dung dịch đệm NH4CH3COO 1,0 M có pH = 5,5 ± 0,2 và mở khóa để giảm thể tích pha lỏng trong cột đến miếng frit phía trên. Cột SPE chứa nhựa Chelex-100 (dạng NH4+) đã sẵn sàng để sử dụng.

2.2.2.2. Quy trình làm giàu Cd bằng kỹ thuật chiết pha rắn

Lấy chính xác 250 ml dung dịch mẫu phân tích vào cốc Teflon và điều chỉnh

pH về 4,0 ÷ 5,0 bằng NaOH 2,0 M; tiếp theo thêm vào 12,5 ml dung dịch đệm

44

NH4+) với tốc độ từ 4,0 ÷ 5,0 ml/phút. Khi đó ion Cd(II) tạo phức vòng càng với

nhóm IDA trên nhựa Chelex-100 và do vậy được giữ trên cột SPE;

Sau đó, tiền rửa giải cột SPE bằng 20 ml NH4CH3COO 0,1 M với tốc độ qua

cột là 5,0 ml/phút để loại bỏ các cation (Ca(II), Mg(II),...) và môi trường (matrix)

mẫu ra khỏi cột;

Tiếp theo, rửa giải ion Cd(II) khỏi cột bằng 6,0 ml HNO3 2,0 M với tốc độ từ

1,5 ÷ 2,5 ml/phút và thu dung dịch rửa giải. Như vậy, nồng độ của Cd trong dung dịch rửa giải tăng lên 41,67 lần so với trong dung dịch mẫu ban đầu hay nói cách khác, hệ số làm giàu đạt được 41,67 lần.

Nồng độ của Cd trong dung dịch rửa giải được đem xác định bằng phương

pháp von-ampe hòa tan như mô tảở mục 2.2.1. Từđó, xác định được nồng độ của

Cd trong dung dịch mẫu ban đầu.

Kết thúc quá trình tách và làm giàu, tiến hành tái sinh cột SPE như sau: i) cho nước cất 2 lần đi qua cột với tốc độ 4,0 ÷ 5,0 ml/phút trong 15 phút loại axit HNO3 khỏi cột; ii) cho qua cột 10,0 ml dung dịch NH4CH3COO 2,0 M để chuyển dạng nhựa từ dạng H+ thành dạng NH4+.

2.2.2.3. Quy trình tách loi ion Fe(III) ra khi dung dch phân tích

Các mẫu rắn môi trường (đất và trầm tích,…) thường chứa nhiều ion Fe(III) và

các kim loại cản trở đến phương pháp AdSV. Do vậy, cần tách loại chúng ra khỏi dung dịch mẫu trước khi phân tích. Sau quá trình phân hủy mẫu, việc tách loại ion Fe(III) được tiến hành như sau:

Lấy ra một thể tích chính xác dung dịch mẫu vào cốc Teflon 100 ml, thêm

nước cất 2 lần và điều chỉnh pH đến khoảng 2,4 ± 0,2 bằng NaOH 0,1 M. Sau đó

cho dung dịch mẫu đi qua cột SPE chứa nhựa Chelex-100 dạng H+ (chuyển dạng

Na+ hoặc NH4+ thành dạng H+ bằng HNO3 2,0 M như trên). Khi đó, Cd không bị

giữ lại trên cột, nhưng ion Fe(III) bị giữ trên cột. Dung dịch sau khi qua cột được

định mức đến một thể tích xác định và đây là dung dịch mẫu dùng để xác định Cd.

Mẫu trắng và mẫu vật liệu so sánh được cấp chứng chỉ (CRMs) được tiến hành hoàn

45

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định Cadmi trong một số mẫu môi trường bằng phương pháp Von-ampe hòa tan hấp phụ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)